Brahmos có thể được phóng từ Su 30 |
Vừa qua, báo chí Ấn Độ loan tin nước này chuẩn bị cung cấp tàu tuần tra và tên lửa BrahMos cho Việt Nam tuần tra và tự vệ trên Biển Đông. Báo chí Trung Quốc phản ứng rất mạnh mẽ và xem đây là hành động khiêu khích của Ấn Độ. Rõ ràng, Trung Quốc rất ngại khi Việt Nam sở hữu tên lửa Brahmos.
BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Tên của loại tên lửa này viết tắt của tên hai con sông là: Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga.
BrahMos có khả năng đánh trúng cả các mục tiêu trên mặt nước ở độ cao thấp hơn 10 m. Nó có thể đạt tốc độ Mach 3 (khoảng 3.400 km/h) và có tầm bắn 290 km. Tên lửa Brahmos phóng từ tàu nổi hoặc trên bờ sẽ được gắn đầu đạn 200 kg trong khi mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn nặng 300 kg.
BrahMos có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quãng đường dài. Hệ thống dẫn khí của tên lửa sẽ giúp đốt cháy nhiên liệu lỏng của động cơ hiệu quả hơn khiến cho BrahMos có thể bay xa hơn các tên lửa khác có cùng kích cỡ.
Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ khác như Tomahawk của Mỹ. Với trọng lượng gấp đôi (3.000 kg) và tốc độ nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu.
Tuy nhiên BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều. Dù vậy, nó là quá đủ trong việc tác chiến nhanh và gần (trong tầm hoạt động của tên lửa), đặc biệt trong điều kiện phòng ngự ở biển Đông, nơi các mục tiêu cách đất liền của Việt Nam không xa, tức là nằm trọn trong tầm bắn của BrahMos
Trong 10 năm qua, Ấn Độ liên tục cải tiến nâng cấp các thế hệ tên lửa BrahMos và đến giờ họ tự hào rằng đã phát triển tên lửa này ở mức hoàn hảo. Năm 2007, Ấn Độ thử nghiệm thành công Brahmos Block-I và đưa vào sử dụng trong quân đội luôn. Sau đó, Ấn Độ nghiên cứu Brahmos Block-II và thử nghiệm thành công vào 2009. Sau khi thành công với thế hệ 2, họ bắt tay vào thử nghiệm Brahmos Block thế hệ thứ 3 và giờ đã thành công.
Đặc điểm của tên lửa thế hệ thứ 3 là nó có hiệu quả với các mục tiêu trên mặt đất khi bay với độ cao thấp hơn 10 m, dùng để tấn công thọc sâu vào các căn cứ để tiêu diệt mục tiêu chính mà không phá hủy nhầm những thứ xung quanh. BrahMos Block-III có khả năng bay bám sát mặt đất với địa hình gồ ghề để đến được mục tiêu với khả năng bị phát hiện ở mức thấp nhất.
BrahMos ban đầu được phát triển cho các bệ phóng trên bộ. Sau đó, Ấn Độ chế tạo ra loại có thể bắn từ bệ phóng trên tàu gọi là BrahMos N1 và đã thử nghiệm thành công vào năm 2012. Chúng được trang bị trên các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu tuần tra ngoài khơi và các loại tàu tấn công biển và các mục tiêu trên đất liền. Với hệ thống dẫn đường cho tên lửa đặt trên tàu thì khả năng bắn chính xác của BrahMos được đánh giá rất cao.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn phát triển các dòng BrahMos phục vụ cho máy bay và tàu ngầm. BrahMos A (A là viết tắt của Aerospace) là BrahMos được chế tạo để tích hợp với hệ thống tên lửa trên máy bay Su-30 do Nga sản xuất và việc thử nghiệm đã thành công vào cuối năm ngoái.
Đặc biệt, Ấn Độ độc lập chế tạo ra được tên lửa gắn trong tàu ngầm và đã thử nghiệm thành công tại Vishakhapatnam vào tháng 3 năm ngoái. Ấn Độ tuyên bố họ là nước duy nhất trên thế giới sở hữu công nghệ tàu ngầm phóng tên lửa đạt tốc độ siêu âm.
Tên lửa có thể được lắp đặt trên một bệ phóng thẳng đứng được cài đặt trong thân của tàu ngầm. Nó có thể được phóng từ tàu ngầm dưới độ sâu 40m-50m. Tên lửa có tầm bắn 290km và có thể di chuyển với tốc độ Mach 3 .
Như vậy, BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard hay máy bay Su-30 và dĩ nhiên là bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài đó quân đội Việt Nam đều có và tức là với BrahMos thì Việt Nam có thể bảo vệ Biển Đông bằng chiến tranh bấm nút một cách hiệu quả.
.Anh Tú (theo Economic Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét