Đó là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Liên Xô (cũ) phát triển từ những thập niên 1950 và đưa vào sử dụng từ thập niên 1960. Liên Xô gọi nó là tổ hợp 4K44 còn NATO gọi là SSC-1.
Một hệ thống 4K44 gồm có xe radar điều khiển, xe mang giá phóng (mỗi xe mang 1 quả). Thông thường mỗi tổ hợp có 1 xe radar và 3 xe mang tên lửa. Loại tên lửa sử dụng của hệ thống 4K44 là biến thể của tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật P-5 Pyatyoka mà NATO gọi là SS-N-3 Shaddock (thường được gọi tắt là Shaddock).
Đây là loại tên lửa cỡ lớn, dài gần 10m, đường kính thân đến 1,5m và sải cánh 5m. Trọng lượng phóng của tên lửa là 5 tấn với đầu đạn mang từ 800 đến 1000 kg thuốc nổ thường. Nó được cho là có thể đánh chìm chiến hạm cỡ 7000 tấn thậm chí cả tàu sân bay với chỉ 1 tên lửa.
Ở phiên bản tên lửa hạt nhân chiến thuật, P-35 chỉ có tốc độ cận âm nhưng với phiên bản chống hạm thì tốc độ của nó là 1,4 Mach.
Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ tổ hợp 4K44 từ năm 1980 cùng với tổ hợp 4K51 (tên lửa P-15. Theo Wikipedia, cả hai tổ hợp tên lửa này đều được biên chế về Lữ đoàn 679 của Vùng 1 Hải quân.
Hiện tại, tên lửa P-35 đã được Việt Nam nghiên cứu cải tiến thành công để nâng tầm bắn lên 550 km. Loại tên lửa P-15 cũng đã được Viện tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng chế tạo để trang bị cho tổ hợp 4K51 và các loại tàu tên lửa như lớp Osa, Molniya … của Hải quân Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh của tên lửa P-35 Shaddock ở Lữ đoàn 679. Hình ảnh của báo Quân đội nhân dân:
Cơ động ra vị trí huấn luyện.
Thực hành trên xe nạp đạn tên lửa.
Xe bệ phóng tên lửa vào vị trí thực hành nạp đạn.
Chuẩn bị nạp đạn.
Phân đội trưởng giao nhiệm vụ cho kíp chiến đấu.
Trắc thủ tên lửa cơ động vào vị trí.
Kíp chiến đấu thực hiện kiểm tra tên lửa sau khi nạp đạn.
Sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm tra, bảo dưỡng khí tài sau giờ huấn luyện.
ĐIỂM DANH VŨ KHÍ SIÊU HIỆN ĐẠI CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
Cơ động ra vị trí huấn luyện.
Thực hành trên xe nạp đạn tên lửa.
Xe bệ phóng tên lửa vào vị trí thực hành nạp đạn.
Chuẩn bị nạp đạn.
Phân đội trưởng giao nhiệm vụ cho kíp chiến đấu.
Trắc thủ tên lửa cơ động vào vị trí.
Kíp chiến đấu thực hiện kiểm tra tên lửa sau khi nạp đạn.
Sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm tra, bảo dưỡng khí tài sau giờ huấn luyện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét