CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Tin thế giới 18h30: Trung Quốc mở rộng 100.000 m2 diện tích Gạc Ma

Kiev và quân ly khai miền đông Ukraine ký kết thỏa thuận ngừng giao tranh; IS thả hàng chục công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt làm con tin; Thủ hiến Scotland từ chức sau khi cử tri từ chối tách khỏi Anh; ...
Ukraine:
*Kiev và lực lượng ly khai Ukraine đã ký kết bản ghi nhớ chấm dứt các cuộc giao tranh tại miền đông nước này trong cuộc thảo luận hòa bình tại Minsk hôm 19/9. Nga tiếp tục gửi hàng cứu trợ vào sáng nay (20/9). 
Theo RT, trả lời báo chí tại Belarus, cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma cho biết bản ghi nhớ này gồm 9 điểm. “Đầu tiên, các bên sẽ ngừng sử dụng vũ khí. Thứ hai, hai bên sẽ chấm dứt việc thành lập những đơn vị mới tại các căn cứ quân sự từ ngày 19/9. Thứ ba, các bên không được sử dụng bất cứ loại vũ khí và có hành động phản công”, ông Kuchma nói. 
Ngoài ra, bản thỏa thuận giữa quân đội chính phủ Kiev và lực lượng ly khai miền đông Ukraine đã thống nhất thành lập “vùng đệm” rộng 30 km đồng thời cấm tất cả máy bay quân sự bay qua khu vực này, ngoại trừ các phương tiện hàng không của OSCE. 
Người dân Donetsk sống trong cảnh khốn khó sau những trận giao tranh giữa quân chính phủ Kiev và phe ly khai miền đông Ukraine. 
*Vào sáng sớm nay (20/9)đoàn cứu trợ nhân đạo thứ ba của Nga đã vượt qua khu vực biên giới tiến vào Ukraine, Itar-Tass đưa tin. Khoảng 200 chiếc xe tải chở theo 2 tấn hàng hóa cứu trợ cho người dân miền đông Ukraine bao gồm ngũ cốc, thực phẩm đóng lon, máy phát điện, thuốc men, quần áo ấm và cả nước đóng chai.
Trước khi đoàn xe tiến vào lãnh thổ Ukraine, phía Nga đã mời lực lượng biên phòng Ukraine kiểm tra số hàng hóa trong các xe tải chở hàng cứu trợ. Tuy nhiên, lính biên phòng Ukraine đã từ chối tham gia kiểm tra và không đưa ra lý do cụ thể. 
*Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Aleksandr Zakharchenko tuyên bố “không có bất cứ cuộc bầu cử theo kiểu của Ukraine” tại Donetsk như điều kiện được nêu trong bản hiệp ước trao quyền tự trị cho Donetsk và Lugansk hôm 5/9 tại Minsk. 
*Ukraine, Ba Lan và Lithuania đã đồng thuận thành lập một lữ đoàn chung và tổ chức tập chung vào năm tới. Sự ra đời của khối liên minh này nhằm phòng khả năng tái diễn kịch bản Nga sáp nhập Crimea.
Trả lời hãng tin Reuters, giới chức quốc phòng Ba Lan cho hay LITPOLUKRBRIG (Lữ đoàn Lithuania – Ba Lan – Ukraine) có thể tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Trong trường hợp cần thiết, lữ đoàn này có thể tham gia cùng nhóm tác chiến của NATO trong khu vực. 
Hãng tin Interfax tiết lộ 545 quân nhân Ukraine cùng 3.000 – 3.800 binh sĩ Ba Lan và 150 – 350 quân nhân Lithuania sẽ tham gia lữ đoàn này. 
Sau sự kiện Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea hồi tháng Ba và cuộc chiến chống khủng bố của chính phủ Kiev tại miền đông nam Ukraine hồi tháng Tư, cả 3 nước trên đã gấp rút đàm phá để đi tới thống nhất thành lập một lữ đoàn chung. 
Nga:
*Hôm 19/9, Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố Nga không muốn tách khỏi nền kinh tế toàn cầu đồng thời cảnh báo mọi nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập và phớt lờ Moscow là “không thể”.
Ông Medvedev khẳng định Brussels và Washington cần tính tới những lợi ích của một cường quốc hạt nhân như Nga. Ngoài ra, các quốc gia phương Tây “cần từ bỏ quan điểm cho rằng Nga chỉ quan tâm tới lợi ích của mình”. 
“Chúng tôi sở hữu phần lãnh thổ rộng lớn nhất, chúng tôi có năng lực hạt nhân, gần 150 triệu người sinh sống trên lãnh thổ Nga, chúng tôi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, thị trường cung cấp thực phẩm rộng lớn cùng ngành dịch vụ và đầu tư”, Thủ tướng Medvedev chia sẻ.
Máy bay tiếp liệu IL-78 (trên cùng) là 1 trong số 6 chiếc máy bay bị tiêm kích Mỹ đánh chặn hôm 18/9. 
*Các máy bay chiến đấu của Mỹ và Canada đã liên tiếp ngăn chặn 8 chiếc máy bay quân sự của Nga tại khu vực bờ biển phía tây Alaska và bờ biển Canada trong ngày 18/9.
Các máy bay Nga bị Mỹ đánh chặn cách khu vực bờ biển Alaska khoảng 55 hải lý hôm 18/9, được xác định là 2 máy bay tiếp liệu IL-78, 2 chiến đấu cơ Mig-31và 2 máy bay ném bom tầm xa Bear. Sau khi bị các máy bay Mỹ cản đường, máy bay Nga đã chuyển hướng bay về phía nam và trở về các căn cứ tại Nga. 
Cuối ngày 18/9, 2 chiến đấu cơ của Canada cũng đã tiến hành cản đường bay của 2 oanh tạc cơ tầm xa Bear Nga tại khu vực cách bờ biển Beaufort của Canada 40 hải lý. 
Mỹ - Khủng bố IS:
*Hàng chục con tin Thổ Nhĩ Kỳ bị nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ tại thành phố Mosul ở miền bắc Iraq hơn 3 tháng qua đã được phóng thích, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu vui mừng thông báo.
Theo ông Davutoglu, các con tin được phóng thích vào sáng sớm nay (20/9) và đều trong tình trạng sức khỏe tốt.
Họ đã được cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đưa về thành phố Sanliurfa ở miền nam nước này.Các con tin bao gồm các nhà ngoại giao, gia đình họ, cùng các binh sĩ. Họ bị bắt giữ tại lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Mosul sau khi phiến quân Hồi giáo IS chiếm quyền kiểm soát thành phố hồi tháng 6.
Khủng bố IS đang trở thành mối đe dọa tới an ninh toàn cầu. 
*Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Iran có vai trò trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS).
Mặc dù, không được mời tham gia vào liên minh quân sự chống IS do Mỹ đứng đầu, nhưng ông Kerry cho rằng Iran có thể giúp “loại bỏ” IS.
Tuần trước, Mỹ cho biết việc Iran tham gia cùng liên minh của họ chống IS là không phù hợp bởi sự “liên quan của nước này ở Syria và những nơi khác”. Vào đầu tuần này, thủ lĩnh tinh thần tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho biết cá nhân ông đã từ chối đề nghị hợp tác chống IS của Mỹ.
Còn Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cảnh báo “hiện tượng nguy hiểm” IS không thể “loại bỏ chỉ qua các cuộc không kích”.
Bình luận của ông Kerry được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hé lộ đại diện của Mỹ và Iran đã thảo luận về mối đe dọa của IS bên lề cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran.
*Thượng viện Mỹ hôm 19/9 đã phê chuẩn một đạo luật, cho phép chi tới 10 triệu USD cho ai cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ hoặc kết tội những người có liên quan đến việc hành quyết 2 nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff.
Trước đó hồi tháng 8 và tháng 9, những kẻ Hồi giáo cực đoan thuộc nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) đã công bố những đoạn phim hành quyết hai nhà báo nêu trên.
“Một cách chúng ta có thể vinh danh những ký ức về James Foley và Steven Sotloff đó là đưa những kẻ giết người tàn độc ra công lý, và biện pháp này sẽ giúp làm điều đó”, Thượng nghị sỹ Marco Rubio khẳng định.
*Australia hôm 19/9 đã báo động khả năng các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng tấn công tòa nhà Quốc hội nước này, đe dọa tính mạng của cả Thủ tướng.
Theo Wall Street Journal, Thủ tướng Australia Tony Abbott tuyên bố Cảnh sát Liên bang Australia sẽ tăng cường an ninh tại tòa nhà Quốc hội ở Canberra, sau khi các cơ quan tình báo cảnh báo về nguy cơ tấn công của Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm vào các nghị sĩ.
"Chắc chắn có âm mưu trong mạng lưới ủng hộ những kẻ khủng bố sẽ tấn công chính phủ và người dân, và tòa nhà Quốc hội được đề cập tới một cách cụ thể", ông Abbott nói trên đài phát thanh của Australia.
Cảnh báo này được đưa ra ngay sau khi hơn 800 trăm cảnh sát Australia có vũ trang hạng nặng thực hiện cuộc truy quét ở Sydney và Brisbane để ngăn chặn âm mưu khủng bố của các phần tử cực đoan. Cảnh sát bắt giữ ít nhất 15 người và một người bị buộc tội có hành vi nghiêm trọng liên quan đến chủ nghĩa khủng bố.
Scotland:
*Thủ hiến Scotland Alex Salmond đã tuyên bố sẽ từ chức sau khi cử tri từ chối chấm dứt "mối lương duyên" kéo dài 307 năm với Vương quốc Anh trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 18/9. 
Thủ hiến Scotland Alex Salmond. 
Ông Salmond cũng từ chức lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland (SNP) cầm quyền mà ông đã lãnh đạo trong 20 năm. Ông Salmond, 59 tuổi, là thủ hiến lâu năm nhất của Scotland khi giữ vị trí này kể từ khi SNP lên nắm quyền tại quốc hội Scotland vào tháng 5/2007.
Phát biểu từ nơi ở chính thức tại Bute House ở Edinburgh, ông Salmond nói với báo giới: "Đối với tôi, thời gian lãnh đạo sắp kết thúc rồi, nhưng với Scotland, chiến dịch vẫn tiếp tục và giấc mơ sẽ không bao giờ chết".
"Tôi vô cùng tự hào về chiến dịch kêu gọi độc lập cho Scotland và đặc biệt là về 1,6 triệu cử tri vốn ủng hộ chiến dịch", ông nói.
Ông Salmon cho hay ông sẽ từ chức lãnh đạo SNP tại đại hội của đảng vào tháng 11, trước khi từ chức thủ hiến khi đảng này bầu nhà lãnh đạo mới.
Trung Quốc:
*Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa.
Hình ảnh vệ tinh tố cáo Trung Quốc mở rộng diện tích Gạc Ma so với trước đây.
Cho tới đầu năm 2014, cấu trúc nhân tạo duy nhất trên bãi đá ngầm Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988 là một sàn bê tông nhỏ, trên đó có một cơ sở liên lạc, tòa nhà của đơn vị đồn trú và một cầu cảng. Sàn bê tông này hiện được bao quanh bởi một hòn đảo rộng xấp xỉ 400m (ở hai điểm cách xa nhau nhất) và có diện tích khoảng 100.000m2.

Công nhân đã xây dựng một bức tường kiên cố quanh toàn bộ hòn đảo. Ngoài ra còn có 2 bến tàu lưu động và một cầu cảng ở phía sườn tây bắc của Gạc Ma, các phần móng có thể để xây một tòa nhà lớn ở phía sườn tây nam, trong khi cũng có thể thấy các máy khử muối, khu trộn bê tông và một kho nhiên liệu.

Bãi Gạc Ma không chỉ là địa điểm xây dựng duy nhất của Trung Quốc ở Trường Sa. Hình ảnh đề ngày 13/9 và được các hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc công bố cũng cho thấy hoạt động xây dựng tượng tự ở bãi đá Châu Viên, với các máy khử muối, cần trục, máy khoan cùng với các đống vật liệu xây dựng.
MINH THU (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét