Hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam” được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh ngày 26-7 đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Biển Đông.
Ước tính có 50 học giả là những chuyên gia có uy tín lớn về luật quốc tế nói chung, luật biển quốc tế nói riêng đến từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Italia, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hungari… tới tham dự Hội thảo.
Khác với các Hội thảo về biển Đông trước đây có phạm vi rộng, hội thảo này tập trung đánh giá, phân tích sai trái của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dưới góc độ pháp lý.
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo
Với 14 tham luận được trình bày tại 3 phiên làm việc, hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam” tập trung vào 3 chủ đề chính là: Luật quốc tế và sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981; Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp chính trị ngoại giao trong pháp luật quốc tế; Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý trong luật quốc tế.
Trong đó, các học giả đến từ các quốc gia đã sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp trước các cơ quan tài phán quốc tế như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc… cũng chia sẻ kinh nghiệm, qua đó giúp Việt Nam có thêm thông tin để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến chủ quyền biển đảo sau này.
Trong 2 phiên thảo luận sáng 26-7, các đại biểu đều nhận định: việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Các ý kiến tại hội thảo cũng nhấn mạnh: Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch và có vị trí địa lý, chính trị đặc biệt quan trọng. Do vậy, duy trì môi trường ổn định, hợp tác phát triển ở Biển Đông là nghĩa vụ của các quốc gia và là yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh, tự do hàng hải, hàng không quốc tế.
Tàu hải cảnh và giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Tàu hải cảnh và giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Việt Nam khẳng định có chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mong muốn giải quyết các bất đồng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Mặc dù từ ngày 15-7-2014, giàn khoan Hải Dương - 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế. Vì thế, để chủ động ứng phó với những tình huống tương tự có thể xảy ra, sau các biện pháp đấu tranh ngoại giao, Việt Nam cần đánh giá đầy đủ các chứng cứ pháp lý của cả 2 bên để thấy được điểm mạnh và điểm yếu trước khi đưa vụ việc ra Toà án quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cần phải tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của Việt Nam.
Về phương diện khoa học, các ý kiến và giải pháp được nêu và phân tích tại các phiên thảo luận có ý nghĩa chính trị, pháp lý rất quan trọng. Các kiến nghị của các học giả và đại biểu tham gia hội thảo sẽ được gửi cho các cơ quan hữu quan Việt Nam và các tổ chức quốc tế
Bản tin tiếp tục với một số tin tức quốc tế đáng chú ý khác.
Một phi cơ chở khách của hãng Sunwing Airlines (Canada) bị hành khách dọa cho nổ tung. (Ảnh: Planespotter)
Một phi cơ chở khách của hãng Sunwing Airlines (Canada) bị hành khách dọa cho nổ tung. (Ảnh: Planespotter)
Ngày 25-7, Mỹ đã điều động hai chiến đấu cơ F-16 để hộ tống một máy bay dân sự Canada quay trở về thành phố Toronto (Canada) sau khi một hành khách đe dọa cho nổ tung máy bay này.
Cùng ngày, Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói, nước này có chứng cứ cho thấy lính Nga đã nã pháo từ phía lãnh thổ Nga nhắm vào lực lượng quân đội Ukraine, ở dọc biên giới Nga - Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga ngay lập tức lên tiếng bác bỏ những phát ngôn của bà Harf, cho rằng đây là “một chiến dịch bôi nhọ vô căn cứ”.
Moscow còn tố cáo Washington ủng hộ vụ “đảo chính” lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor, cho rằng “Mỹ không được đổ lỗi cho người khác” mà phải chịu trách nhiệm cho sự đổ máu ở Ukraine.
Cũng trong ngày 25-7, Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute đưa ra thông tin, Nga hiện triển khai gần 15.000 binh sĩ dọc theo biên giới giữa nước này với Ukraine.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét