Nhiều tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea vào nước này và bị cáo buộc can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Châu Âu và Mỹ vẫn đang cố gắng tìm ra gót chân Asin (Achilles) của Tổng thống Vladimir Putin nhằm gây áp lực để buộc ông thay đổi lập trường.
Những lời đe doạ, cảnh báo mạnh mẽ hơn đã được tung ra, những đòn trừng phạt về kinh tế đầu tiên đã được áp dụng, tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thể làm thay đổi lập trường của Nga đối với cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng ở Ukraine. Phương Tây liên tục cáo buộc Moscow tăng cường sự ủng hộ đối với lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine, trong đó có việc bắn phá hàng loạt mục tiêu quân sự của Ukraine từ bên trong lãnh thổ của Nga và cả việc cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai.
Hôm qua, 27/7, Mỹ đã công bố những hình ảnh vệ tinh mà nước này cho rằng có thể chứng minh rằng Nga đã bắn tên lửa từ lãnh thổ của nước này vào khu vực miền đông Ukraine, và rằng các khẩu pháo đang được kéo từ biên giới Nga vào Ukraine. Những hình ảnh vệ tinh đó được cung cấp bởi Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nhưng độ chính xác của chúng chưa được kiểm chứng. Bản thân Nga đã thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc trên.
Mỹ và phương Tây đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga để gây sức ép buộc Moscow thay đổi tiến trình ở Ukraine. Tuy nhiên, tình hình dường như không có thay đổi. Sau vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine, EU tuyên bố sẽ tung ra thêm các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn vào cuối tháng trong khi Mỹ đã bắt đầu áp dụng những biện pháp trừng phạt hà khắc nhất từ trước đến nay nhằm vào Nga.
Tuy vậy, bất chấp diễn biến trên, Nga vẫn kiên quyết giữ lập trường của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Điều này đã khiến Washington và Brussels rơi vào tình thế bối rối, lúng túng khi tìm gót chân Asin của Tổng thống Putin để tận dụng nó cho mục đích của họ.
Những biện pháp trừng phạt không làm Tổng thống Putin dao động và cả những bước đi ngoại giao nhằm cô lập ông cũng không làm thay đổi được tình hình. Nga đã bị loại ra khỏi nhóm G8 và NATO tuyên bố hạn chế quan hệ hợp tác với Nga. Tuy vậy, Nhà lãnh đạo Nga vẫn được mời đến tham dự lễ kỷ niệm ngày D-Day ở Pháp. Pháp tuần này sẽ xúc tiến hợp đồng bán hai siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
Cùng lúc, Nga đã chuyển dần sang hướng bắt tay chặt hơn với nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi của thế giới là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Một phần vì diễn biến trên mà giới chức Mỹ cho biết, hiện không có bất kỳ sự xem xét nghiêm túc nào về việc cấm Nga tham gia các hoạt động ngoại giao khác.
Liên minh Châu Âu (EU) với 28 thành viên nắm trong tay ảnh hưởng lớn hơn đối với Nga. Tuy nhiên, bất chấp sự tức giận của Mỹ, EU vẫn kiềm chế không tung ra những đòn trừng phạt đau đớn nhằm vào nền kinh tế Nga bởi bản thân giữa các nước thành viên EU cũng mâu thuẫn trong vấn đề trừng phạt Nga. Nhiều nước e ngại, việc tung ra những đòn trừng phạt như thế sẽ gây ra hậu quả “gậy ông đập lưng ông”, khiến chính họ bị “đau đớn” không khác gì Nga.
Nga chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU, phê bình vai trò của Mỹ ở Ukraine
Liên quan đến vấn đề trừng phạt, Nga hồi cuối tuần vừa rồi đã phản ứng một cách đầy giận dữ trước việc EU tung thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Moscow cho rằng, bước đi mới của EU sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa liên minh này với Nga trong các vấn đề an ninh cũng như làm phương hại đến cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Bộ Ngoại giao Nga cũng cáo buộc Mỹ về việc góp phần làm leo thang cuộc xung đột ở Ukraine thông qua việc ủng hộ chính phủ thân phương Tây ở Kiev.
Trước đó, EU đã đạt được thoả thuận về việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đầu tiên về kinh tế nhằm vào Nga vì cái mà liên minh này miêu tả là sự can thiệp của Moscow vào tình hình cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, EU vẫn giữa thái độ rón rén, khi hạn chế không dám tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng then chốt của Nga.
EU cũng áp dụng biện pháp phong toả tài sản và cấm đi lại đối với một loạt quan chức tình báo và một số vị quan chức hàng đầu của Nga với lý do những người này giúp lập ra chính sách của chính phủ Nga đối với Ukraine.
"Danh sách trừng phạt thêm nữa của EU là bằng chứng trực tiếp cho thấy các nước EU đã khởi động một tiến trình hạ cấp toàn diện quy mô hợp tác với Nga trong các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế. Những lĩnh vực giảm sự hợp tác bao gồm chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống tội phạm có tổ chức và các thách thức, nguy cơ mới", Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
Trong tuyên bố tiếp theo được đưa ra hồi cuối tuần vừa rồi, Bộ Ngoại giao Nga cũng cho rằng, Washington phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
"Mỹ tiếp tục kích động Kiev trấn áp thô bạo cuộc biểu tình của cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine. Có một kết luận được đưa ra ở đây là, chính quyền Tổng thống Obama phải chịu trách nhiệm về cả cuộc xung đột trong nội bộ đất nước Ukraine lẫn những hậu quả nghiêm trọng từ đó", Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Vân Linh (tổng hợp)
Hôm qua, 27/7, Mỹ đã công bố những hình ảnh vệ tinh mà nước này cho rằng có thể chứng minh rằng Nga đã bắn tên lửa từ lãnh thổ của nước này vào khu vực miền đông Ukraine, và rằng các khẩu pháo đang được kéo từ biên giới Nga vào Ukraine. Những hình ảnh vệ tinh đó được cung cấp bởi Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nhưng độ chính xác của chúng chưa được kiểm chứng. Bản thân Nga đã thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc trên.
Mỹ và phương Tây đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga để gây sức ép buộc Moscow thay đổi tiến trình ở Ukraine. Tuy nhiên, tình hình dường như không có thay đổi. Sau vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine, EU tuyên bố sẽ tung ra thêm các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn vào cuối tháng trong khi Mỹ đã bắt đầu áp dụng những biện pháp trừng phạt hà khắc nhất từ trước đến nay nhằm vào Nga.
Tuy vậy, bất chấp diễn biến trên, Nga vẫn kiên quyết giữ lập trường của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Điều này đã khiến Washington và Brussels rơi vào tình thế bối rối, lúng túng khi tìm gót chân Asin của Tổng thống Putin để tận dụng nó cho mục đích của họ.
Những biện pháp trừng phạt không làm Tổng thống Putin dao động và cả những bước đi ngoại giao nhằm cô lập ông cũng không làm thay đổi được tình hình. Nga đã bị loại ra khỏi nhóm G8 và NATO tuyên bố hạn chế quan hệ hợp tác với Nga. Tuy vậy, Nhà lãnh đạo Nga vẫn được mời đến tham dự lễ kỷ niệm ngày D-Day ở Pháp. Pháp tuần này sẽ xúc tiến hợp đồng bán hai siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
Cùng lúc, Nga đã chuyển dần sang hướng bắt tay chặt hơn với nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi của thế giới là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Một phần vì diễn biến trên mà giới chức Mỹ cho biết, hiện không có bất kỳ sự xem xét nghiêm túc nào về việc cấm Nga tham gia các hoạt động ngoại giao khác.
Liên minh Châu Âu (EU) với 28 thành viên nắm trong tay ảnh hưởng lớn hơn đối với Nga. Tuy nhiên, bất chấp sự tức giận của Mỹ, EU vẫn kiềm chế không tung ra những đòn trừng phạt đau đớn nhằm vào nền kinh tế Nga bởi bản thân giữa các nước thành viên EU cũng mâu thuẫn trong vấn đề trừng phạt Nga. Nhiều nước e ngại, việc tung ra những đòn trừng phạt như thế sẽ gây ra hậu quả “gậy ông đập lưng ông”, khiến chính họ bị “đau đớn” không khác gì Nga.
Nga chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU, phê bình vai trò của Mỹ ở Ukraine
Liên quan đến vấn đề trừng phạt, Nga hồi cuối tuần vừa rồi đã phản ứng một cách đầy giận dữ trước việc EU tung thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Moscow cho rằng, bước đi mới của EU sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa liên minh này với Nga trong các vấn đề an ninh cũng như làm phương hại đến cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Bộ Ngoại giao Nga cũng cáo buộc Mỹ về việc góp phần làm leo thang cuộc xung đột ở Ukraine thông qua việc ủng hộ chính phủ thân phương Tây ở Kiev.
Trước đó, EU đã đạt được thoả thuận về việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đầu tiên về kinh tế nhằm vào Nga vì cái mà liên minh này miêu tả là sự can thiệp của Moscow vào tình hình cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, EU vẫn giữa thái độ rón rén, khi hạn chế không dám tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng then chốt của Nga.
EU cũng áp dụng biện pháp phong toả tài sản và cấm đi lại đối với một loạt quan chức tình báo và một số vị quan chức hàng đầu của Nga với lý do những người này giúp lập ra chính sách của chính phủ Nga đối với Ukraine.
"Danh sách trừng phạt thêm nữa của EU là bằng chứng trực tiếp cho thấy các nước EU đã khởi động một tiến trình hạ cấp toàn diện quy mô hợp tác với Nga trong các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế. Những lĩnh vực giảm sự hợp tác bao gồm chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống tội phạm có tổ chức và các thách thức, nguy cơ mới", Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
Trong tuyên bố tiếp theo được đưa ra hồi cuối tuần vừa rồi, Bộ Ngoại giao Nga cũng cho rằng, Washington phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
"Mỹ tiếp tục kích động Kiev trấn áp thô bạo cuộc biểu tình của cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine. Có một kết luận được đưa ra ở đây là, chính quyền Tổng thống Obama phải chịu trách nhiệm về cả cuộc xung đột trong nội bộ đất nước Ukraine lẫn những hậu quả nghiêm trọng từ đó", Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét