CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Khám phá những khả năng đặc biệt của người nhái Việt Nam

Khám phá những khả năng đặc biệt của người nhái Việt Nam

Báo Trung Quốc vừa đăng một bài viết đánh giá rất cao lực lượng "người nhái" của Việt Nam. Cùng khám phá những kỹ năng đặc biệt của người Nhái Việt khiến Trung Quốc khiếp đảm

Ngàn người chọn một
Trên, khái niệm người nhái được dùng để chỉ lực lượng đặc nhiệm chuyên trách đánh dưới nước. Nhiệm vụ của họ là tập kích vào các căn cứ hải quân hay tàu bè của địch từ dưới nước.
Ở Việt Nam, Đoàn M26 của Hải quân là đơn vị  nước nổi tiếng và nếu so với khái niệm của thế giới thì đây đích thị là một đơn vị người nhái. Đơn vị thành lập ngày 13/4/1966 và đã lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là những trận đánh ở cảng Cửa Việt năm 1972 và chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975.
Khả năng đạc biệt của người nhái Việt Nam
Chiến sĩ Đoàn M26 trong một lần tập luyện.
Trong quân đội Việt Nam, đã là  nói chung thì đều rất tinh nhuệ. Các tiêu chí về ý thức chính trị, thể lực, võ thuật, kỹ năng sử dụng , mưu mẹo… đều yêu cầu rất cao. Tuy nhiên, trong lực lượng  thì nước lại được xếp vào loại “đặc biệt của đặc biệt” vì chiến đấu trong môi trường nước phức tạp và khó khăn hơn trên bộ rất nhiều.
Để trở thành chiến sỹ  nước hay người nhái người chiến sỹ phải trải qua một quá trình huấn luyện rất khắc nghiệt. Mùa hè thì tập vùi mình trong cát nóng, mùa đông giá lạnh phải ngâm mình dưới nước.
Theo phóng sự “Đặc công nước”của Thanh niên năm 2012 thì những thí sinh muốn vào lực lượng này phải vượt qua một phần thi rất khó là chịu áp suất. Họ sẽ được đưa vào một buồng tăng áp. Ở đó áp suất sẽ được tăng lên và có máy đo để kiểm tra khả năng của người ở trong chịu được nhiêu.
Còn theo bài báo “Lặn biển cùng người nhái” của báo Tuổi trẻ thì thí sinh phải chịu được áp suất tương đương với độ sâu từ 10m trở lên. Phó chủ nhiệm chính trị của Đoàn M26 – Đỗ Quang Khải cho biết: “Người nhái là lực lượng đặc biệt trong quân đội, tác chiến bằng kỹ thuật lặn xa và lặn sâu, được trang bị các loại máy móc đặc chủng hiện đại… Cho nên phải thật vượt trội. Trong những người đạt sức khỏe loại 1, chúng tôi chọn những người sức khỏe tương đương phi công – tức là tiền đình cực tốt để chịu được sức quay, thể lực tốt để chịu được sức ép của nước từ 1 đến 5 atmosphere. Từ mặt nước xuống cứ 10m là 1 atmosphere, 5 atmosphere tương đương độ sâu 50m. Thí sinh được yêu cầu phải xuống sâu được 10 đến 20m. Mỗi năm chúng tôi chỉ tuyển được 20-30 người. Có năm trong hàng ngàn người mới chọn được 10 người”.
Quá trình khổ luyện
Quá trình huấn luyện còn gian nan hơn nữa. Theo đại úy Nguyễn Hải Triều bài tập lặn xa là bài tập khắc nghiệt nhất. Mỗi người phải mang theo một vật nặng 200 đến 500kg cùng thiết bị dẫn đường và đi ngầm dưới nước ở độ sâu 20 đến 50m. Ở dưới nước, tốc độ đi chậm hơn do sức cản của dòng nước nên rất dễ thấm mệt”.
Mỗi năm 3 lần, đội người nhái lại được đưa ra huấn luyện dưới nước ở Trường Sa từ 30 đến 50 ngày. Thời gian bơi huấn luyện dài kỷ lục vừa mới được lập là 48 giờ liên tục.
Trong quá trình huấn luyện dưới biển, sứa và nhím biển là những loài gây ám ảnh nhất với người nhái. Chạm phải hai loài này là rất ngứa. Nếu chạm phải sứa lửa thì chỗ nào chạm vào là bị ngứa rát, bị bỏng lột cả da thậm chí thối thịt. Đạp trúng nhím biển thì da thị đau buốt và sưng mấy ngày mới khỏi.
Một bài tập dưới nước khó khăn nữa là tập trụ giấu mình dưới nước. Ban đầu tập từ mấy giờ đồng hồ rồi nâng lên mức cao hơn. Mùa để tập bài này thường là mùa đông để rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Đã có chiến sỹ ngâm mình liên tục dưới nước được trên 24 giờ.
Mùa hè thì “Người nhái” tập giấu mình trong những vùng cát. Thời gian huấn luyện từ 4 đến 6 giờ nhưng khi diễn tập, thời gian tác chiến phụ thuộc vào các tình huống giả định.
Trung bình huấn luyện một người nhái mất khoảng 2 năm. Sau khi hoàn tất các bài huấn luyện. Một chiến sỹ “Người nhái” Việt Nam sẽ có các khả năng: bơi liên tục 10km không phát ra tiếng động, lặn xa 1000m, chịu sóng cực tốt để có thể lặn sâu, sử dụng thuần thục nhiều  để hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau…
Về trang bị, người nhái Việt Nam sử dụng nhiều loại  gồm từ súng ngắn đến B-40 và súng phóng lựu. Trong đó đặc biệt có súng trường tấn công dưới nước APS. Đây là loại súng chuyên dùng cho tác chiến dưới nước.
Súng nặng 3,4 kg khi đầy đạn với chiều dài 82 cm khi kéo báng súng ra. Hộp đạn có 26 viên. Đặc biệt đạn dài tới 12 cm và có hình mũi tên để giảm lực cản của nước.
Dưới đây là một số hình ảnh huấn luyện  nói chung và “Người nhái” nói riêng:
Người nhái Việt Nam và những khả năng đặc biệt
Tập tự giấu mình trong nước.
Người nhái Việt Nam có những khả năng đạc biệt
Giấu mình trong cát.
Người nhái Việt Nam có những khả năng đạc biệt
Bộ trang bị của người nhái.
Người nhái Việt Nam có những khả năng đạc biệt
Súng tấn công dưới nước APS.
Người nhái Việt Nam có những khả năng đạc biệt
Ảnh minh họa xạ kích dưới nước.
Người nhái Việt Nam có những khả năng đạc biệt
Người nhái Việt Nam trong một buổi tập luyện.

Theo Người đưa tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét