CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Báo Mỹ: Đã đến lúc bán vũ khí cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ

Tin Nóng) Báo Wall Street Journal ngày 15.7 đăng bài viết của hai chuyên gia Mỹ (*) về an ninh châu Á, nêu ý kiến đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ trước Trung Quốc, và cũng là “phản ứng cơ bắp” của Mỹ trước sự hung hăng thái quá của Trung Quốc trong khu vực.


Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion của Mỹ tuy đã cũ nhưng được nhiều nước sử dụng, vì đó là công cụ phòng thủ trên biển hữu hiệu - Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo bài báo, khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5.2014, một lần nữa nước này đã coi thường các quy tắc đã được chấp nhận rộng rãi và tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động xa hơn trên biển Đông. Washington và các đối tác châu Á đang phải vật lộn để điều chỉnh một phản ứng thích hợp với hành vi này.
Mỹ có một lợi ích trong việc chống lại sự áp đặt của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và thúc đẩy một hệ thống mở và dựa trên luật lệ ở khu vực vốn đã cho phép các nền kinh tế châu Á phát triển. Nhưng với việc Trung Quốc bảo vệ giàn khoan dầu cùng các lớp tuần tra của tàu quân sự, tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá, mối nguy hiểm của sự leo thang đã rõ ràng.
Việc đâm tàu của đối phương là một chiến thuật thông thường, và một tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Mỹ phản ứng với những hành vi cưỡng bức đó của Trung Quốc bằng cách nào cho hiệu quả ?
Câu trả lời nằm trong mối quan hệ với Việt Nam. Năng lực tự vệ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đang bị đe doạ bởi sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Trong khi Washington và Hà Nội đã có những bước khiêm tốn để bình thường hóa quan hệ quân sự thông qua các cuộc tập luyện chung và đối thoại chiến lược, Mỹ nên thực hiện các bước bổ sung để tăng cường khả năng tự vệ của Việt Nam. Quan trọng nhất, Mỹ nên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Phạm vi và chủng loại hỗ trợ quân sự trực tiếp của Mỹ cho Việt Nam phải được liên kết với những cải tiến có thể ở vài lĩnh vực. Nó cũng nên được giới hạn ở những loại vũ khí phòng thủ hữu ích nhất trong việc đối phó sự tấn công từ bên ngoài, chẳng hạn như hệ thống cảnh báo hàng hải, tàu hộ vệ và các tàu thuyền khác, và vũ khí chống hạm.
Trong buổi điều trần gần đây trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Đại sứ Mỹ đang được đề cử tại Việt Nam, ông Ted Osius đã cho thấy dấu hiệu sẵn sàng của chính quyền Obama xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hiện dự thảo về việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương này đang được lưu hành ở Quốc hội Mỹ. Chính quyền Obama có thể tự dỡ bỏ lệnh cấm này, kể từ khi lệnh cấm hiện tại được gắn với một sắc lệnh và không điều chỉnh theo luật pháp Mỹ. Tuy nhiên, một sự chứng thực mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ đi cùng với hành động của hành pháp sẽ đại diện cho hình thức mạnh nhất của hành động này.

Ông Theodore Osius III (trái), đang được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ giúp tăng cường năng lực răn đe của Việt Nam khi nước này đang chịu áp lực gia tăng từ nước láng giềng. Điều này cũng hoàn toàn tự nhiên nối tiếp quyết định vào năm 2007 của chính quyền Bush cho phép xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng không gây chết người sang Việt Nam.
Việc bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam cũng sẽ củng cố các yếu tố khác của mối quan hệ song phương Việt - Mỹ, trong đó có chuyến viếng thăm cảng của Hải quân Mỹ và sự hợp tác ngoại giao với các nước có tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông như Malaysia và Philippines. Điều này sẽ không chỉ đại diện cho một bước tiếp theo hợp lý trong lộ trình dài hướng tới việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, mà cũng có thể phục vụ như một chất xúc tác tiềm năng cho việc mở cửa hơn nữa của Việt Nam.
Những tiến bộ thực hiện bởi hai nước kể từ khi bắt đầu bình thường hóa quan hệ là rất phi thường. Từ chỗ là kẻ thù, năm ngoái (2013) hai nước đã ký Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Mỹ, nhằm nâng cao năng lực hàng hải và đẩy mạnh quan hệ kinh tế song phương. Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước đàm phán hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hà Nội ủng hộ một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, và duy trì quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Washington.

Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam tối 15.7.2014 sau hơn 2,5 tháng hạ đặt trái phép - Ảnh: Độc Lập
Trong khi đó, những động thái mới nhất của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Việt Nam sẽ khó có thể là cuối cùng. Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đưa các giàn khoan dầu, tàu cá, lực lượng hải quân và không quân đến khu vực này. Trung Quốc sẽ tiếp tục khai thác tài nguyên, áp đặt luật lệ của mình, yêu sách đòi các vùng đất, và cố làm cho tuyên bố trắng trợn sở hữu của Biển Đông thành hiện thực.
Mỹ cần cách tiếp cận ngoại giao cơ bắp hơn đối với hành vi xấu này của Trung Quốc. Và một phần của phương pháp tiếp cận này là phải cộng tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, một trong số ít các quốc gia kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình.
Trong bốn thập niên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, hai kẻ thù thời chiến tranh lạnh đã trở thành đối tác mới, trong một môi trường chiến lược đang biến đổi bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ và Việt Nam đều tìm kiếm các mối quan hệ hiệu quả với Bắc Kinh cũng như cùng chống lại các hành vi thái quá của Trung Quốc, nhưng cũng phải thừa nhận rằng khả năng tự vệ là rất quan trọng khi đối mặt với sự quyết đoán của Trung Quốc. Bây giờ là lúc Mỹ giúp Việt Nam tự vệ.
(*) Tác giả bài báo này là ông Richard Fontaine, Chủ tịch Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS); và ông Patrick M. Cronin, cố vấn cao cấp và Giám đốc cấp cao của Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương (thuộc CNAS).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét