Mỹ sẽ phải “thất kinh” trước “độc chiêu” của Nga nếu nước này dám “cứu” chính quyền Kiev bằng việc cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine. Đây là nhận định được một số nhà phân tích chia sẻ.
Ảnh minh hoạ
|
Cuộc đối đầu Đông-Tây đang có nguy cơ leo lên đến đỉnh điểm và có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào khi Mỹ nhăm nhe ý định đưa vũ khí tối tân vào Ukraine. Được biết, một số nhóm cố vấn hàng đầu của Mỹ mới đây đã lên tiếng đề xuất Mỹ “cứu” chính quyền Kiev bằng việc vũ trang cho quân đội nước này. Cùng với các cố vấn, một số quan chức "diều hâu" trong chính quyền Mỹ cũng đang thúc đẩy Tổng thống Barack Obama thay đổi chính sách và bắt đầu cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev theo gói viện trợ 3 tỉ USD trong vòng 3 năm tới.
Lý do mà giới chức và giới chuyên gia diều hâu của Washington đưa ra là “muốn bắt Tổng thống Putin phải trả giá”. Theo lập luận của những người này, nếu Kiev nhận được những vũ khí tối tân, lực lượng của họ có thể gây ra thương vong nhiều hơn cho quân đội Nga. Lâu nay, Kiev cùng các đồng minh phương Tây vẫn cáo buộc Nga đưa quân và vũ khí vào hậu thuẫn cho lực lượng ly khai miền đôngUkraine trong cuộc chiến chống lại quân đội Kiev . Với ý nghĩ cho rằng tình trạng ngày càng có nhiều binh lính Nga trở về đất nước trong những chiếc túi đựng xác sẽ buộc Tổng thống Putin phải lùi bước, một số thành phần ở Washington đang thúc đẩy việc cung cấp vũ khí cho Kiev để tăng cường sức mạnh cho lực lượng này.
Tuy nhiên, lựa chọn cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev không nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Không chỉ giới phân tích ở Mỹ mà cả các đồng minh phương Tây của siêu cường số 1 thế giới đều tin rằng, nếu Mỹ làm leo thang cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng hành động cung cấp vũ khí thì Tổng thống Putin cũng có thể làm điều tương tự ở Ukraine và đáng sợ hơn là cả ở những nơi khác, đặc biệt là với những kẻ thù của phương Tây. Trước hết và quan trọng nhất, những người ủng hộ cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev được cho là đã đánh giá quá thấp khả năng đi xa hơn nữa của Tổng thống Putin trong vấn đề Ukraine.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở
Đối với Tổng thống Putin, vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hồi đầu năm ngoái có nguy cơ dẫn đến việc Kiev gia nhập vào NATO và hệ thống liên minh phương Tây – đây là điều mà Moscow không thể và sẽ không bao giờ chấp nhận. Tất cả những bước đi của ông Putin trong thời gian qua là đều nhằm để ngăn chặn kịch bản trên xảy ra.
Một khi chúng ta hiểu rằng vị thế của Ukraine là một vấn đề liên quan đến sự tồn tại của Moscow thì có một điều rất rõ là ông chủ điện Kremlin sẽ không bao giờ cho phép lực lượng ly khai miền đông Ukraine bị thất bại. Và trên thực tế, Nga sở hữu sức mạnh quân sự để có thể đảm bảo điều đó không bao giờ xảy ra.
Giới phân tích Mỹ tin rằng, ông Putin gần như chắc chắn có thể đáp trả hành động của Mỹ bằng việc tăng cường sự ủng hộ về mặt quân sự cho lực lượng ly khai. Trong một kịch bản được xem là leo thang ở mức cao nhất, Nga có thể đưa thẳng quân vào Ukraine .
Độc chiêu của Nga khiến Mỹ phát hoảng
Ngoài sự leo thang ở Ukraine , có một độc chiêu khác mà Nga có thể tung ra để làm Mỹ thất kinh, đó là Nga có thể chọn cách làm leo thang tình hình ở những khu vực khác ngoài Ukraine với những đối tác đang đối đầu với Mỹ và phương Tây. Iran sẽ là trường hợp khiến Mỹ lo ngại nhất. Hồi cuối tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm Iran và ký một thoả thuận hợp tác quân sự vớiTehran .
Một trong những động thái trong chuyến thăm trên khiến phương Tây toát mồ hôi là việc giới chức Nga nói đến khả năng cung cấp S-300 hoặc S-400 cho Iran . Tướng nghỉ hưu của Nga – ông Leonid Ivashov tiết lộ, trong các cuộc gặp gỡ ở thủ đô Tehran, giới chức Nga và Iran đã bàn về hướng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ khí và kinh tế, ít nhất là đối với các hệ thống phòng thủ tối tân như S-300 hoặc S-400. “Nga có thể chuyển giao những vũ khí này cho Iran ”, ông Ivashov cho hay.
S-300, còn được gọi là SA-20, được xem là một trong những hệ thống tên lửa đối không hiệu quả nhất thế giới. Nó có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu và các loại tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp. S-300 với tầm bắn hơn 200km có khả năng theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.
Trong khi đó, S-400 là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Phương Tây luôn nơm nớp lo sợ trước việc Nga bán siêu tên lửa S-300 hoặc S-400 cho các nước Trung Đông, trong đó có
Mặc dù ông Ivashov nói rằng việc cung cấp S-300 hay S-400 cho Iran vẫn còn đang là vấn đề gây tranh cãi nhưng rõ ràng diễn biến này là một dấu hiệu rất nguy hiểm. Có được những vũ khí hàng đầu của Nga trong tay, Iran có thể làm thay đổi thế cân bằng sức mạnh ở Trung Đông và sẽ khiến phương Tây thêm “mất ăn mất ngủ” vì lo âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét