Mỹ “né” Nga cấp vũ khí cho Ukraine, NATO tính khả năng không kích Donbass hỗ trợ Kiev. Những động thái này có thể khiến Nga can thiệp quân sự vào Ukraine.
Mỹ sẽ tuồn vũ khí vào Ukraine qua con đường UAE?
Những tin tức gần đây về hợp đồng bán vũ khí cho Ukraine từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và kế hoạch của Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev được thảo luận lâu nay tại Washington là loạt yếu tố đe dọa phá vỡ tiến trình giải quyết hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhằm gia tăng thêm các lệnh trừng phạt Nga.
Nguy cơ dẫn đến những hoạt động chiến sự toàn diện ở trong và ngoài châu Âu là điều rất có lợi cho Mỹ. Hoa Kỳ sẽ sản xuất và cung cấp vũ khí thông qua UAE, Châu Âu chi tiền cho Ukraine, còn Kiev chỉ có mỗi việc là chiến đấu với đối thủ địa chính trị của Mỹ - quan sát viên Alexander Khrolenko của MIA "Rossiya Segodnya" viết.
Không phải tất cả các nước châu Âu đều ủng hộ kế hoạch trang bị vũ khí cho Ukraine và sự leo thang tình hình chiến sự. Nhưng bầu không khí “sôi sục” ở châu lục này vẫn đang được tạo nên từ bên kia bờ Đại Tây Dương. Các quan chức và những “ông nghị” Hoa Kỳ rầm rộ hưởng ứng kế hoạch vũ trang cho Kiev.
Ứng viên tiềm năng của Đảng Dân chủ trong cuộc đua tranh cử tổng thống Mỹ 2016 là bà Hillary Clinton đã thẳng thừng khuyên Hội đồng Châu Âu phải cứng rắn hơn. Một Lithuania (Litva) “nhỏ bé nhưng gan dạ” lập tức bắt đầu chuyển vũ khí cho Ukraine. Còn Ba Lan chưa làm điều này chỉ vì Ukraine không đủ tiền để mua vũ khí.
Với những “người em nhỏ tuổi” của châu Âu và NATO thì đã rõ: Họ đang chăm chú nghe từng lời từ miệng "anh cả Washington". Thế nhưng nhưng quốc gia cựu trào của châu Âu “già nua” cũng chẳng hề khác.
Tờ báo lớn Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức lên án Thủ tướng Angela Merkel vì sự mềm mỏng và né tránh đối đầu, kêu gọi phương Tây không từ bỏ giải pháp quân sự để ngăn chặn sự "xâm lăng của Nga" kể cả với vũ khí hạt nhân. Ngăn chặn “bàn tay đẫm máu của Nga” phải như vậy chứ không thể nào khác được!
Ukraine đang “săn lùng vũ khí” để nâng cao sức mạnh quân đội |
Cũng vào lúc này, Kiev tiếp tục các cuộc đàm phán với phía Mỹ để xin xe bọc thép và vũ khí sát thương. Một số đại biểu Verkhovna Rada thẳng thừng tuyên bố là trong những ngày tới vũ khí sẽ đến Ukraine. Điều quan trọng mà nước này cần đạt được là số lượng vũ khí tối đa và số lượng huấn luyên viên quân sự càng nhiều càng tốt.
Về việc quân đội Ukraine bị dân quân Donbass đánh bại ở “nồi hơi Debaltsevo” và sự đổ vỡ của toàn bộ học thuyết Ukraine về "chống khủng bố" - bình luận viên Alexander Khrolenko của MIA "Rossiya Segodnya" cho biết là, không hiểu tại sao một số nhân vật của Kiev lại tìm thấy nguyên nhân do vũ khí yếu kém chứ không phải chúng tôi bất tài.
Kiev lên tiếng xin những người hàng xóm thanh gươm thần để dẹp loạn ở Donbass. Bất chấp thực tế rằng Ukraine không phải là một quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng lạc hậu, nhiều tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kiev sẽ biến thành các tên lửa chống tăng, máy bay không người lái, xe quân sự chạy mọi địa hình, các thiết bị radar.
Sự cuồng tín vào vũ khí kỳ diệu của nước ngoài trong giới chính trị gia Kiev vốn nhiễm căn bệnh bài Nga trầm trọng chỉ càng chứng tỏ trình độ kiến thức thấp và sự quên lãng bài học lịch sử. Họ nên nhớ rằng, vũ khí chỉ phát huy tác dụng đối với những người biết sử dụng nó và sử dụng cho mục đích chính đáng.
Chỉ những ai hoàn toàn ngây thơ hay mù quáng mới có thể không nhận ra những mục tiêu rõ rành rành của Washington. Mỹ đang muốn biến Ukraine thành một căn cứ quân sự nằm sát biên giới với Nga. Ở đây, mong muốn của Kiev về thống nhất dân tộc hay sự hy sinh của người dân Ukraine chỉ là những điều thứ yếu.
Người Mỹ cần sự leo thang xung đột và dựa trên logic này các vũ khí sẽ được chuyển cho Ukraine. Nhà báo Mỹ Patrick Smith đã từng viết: "Washington thực hiện rất nhiều cuộc chiến, mà đều là những cuộc chiến không tuyên bố. Họ cũng không đưa tin tức về cuộc chiến tranh đang diễn ra và những hậu quả tàn phá”.
Lầu Năm Góc đang tính cung cấp vũ khí cho Ukraine qua UAE |
Hoa Kỳ gây ra những cuộc chiến trên khắp hành tinh chỉ nhằm mục đích giành uy quyền tối cao của tân tự do. Ở đây Kiev chỉ là một trong những “điểm nóng” mà Washington đã châm lửa. Hoa Kỳ không hành động vì một nước Ukraine hòa bình mà nhằm mục đích duy nhất - bảo tồn quyền bá chủ đã lung lay của họ.
Hiện các quan chức lãnh đạo của NATO đang đưa ra “liều đô-ping tinh thần” cho Ukraine với những tuyên bố “xem xét cung cấp vũ khí sát thương” hay “cân nhắc không kích Donbass” nhưng có thể khẳng định rằng họ không bao giờ dám đối đầu quân sự với Nga, một khi Moscow nổi giận đưa quân sang miền đông Ukraine.
NATO không kích Donbass, Nga sẽ can thiệp quân sự?
Vào thời điểm thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, Tư lệnh NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove đã đề cập đến khả năng ném bom các vị trí của quân ly khai ở miền đông Ukraine, để trợ giúp cho các hoạt động chiến đấu của Kiev, theo yêu cầu chính thức của Ukraine đưa ra trước ngày thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ở Minsk có hiệu lực.
Nguồn tin cho biết, điều này đã được ông Philip Breedlove đề cập tới tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) hồi giữa tháng này. Hiện nay, trong bối cảnh quân ly khai đang tập trung binh lực, lăm le đánh chiếm thành phố cảng Mariupol để nối liền Nga với Crimea, ý tưởng này lại được khơi dậy.
Hiện chưa rõ thực hư liệu NATO có can thiệp vào tình hình Ukraine hay không, song khối này cũng đang tiến hành triển khai thêm lực lượng phản ứng nhanh của mình tại châu Âu. Các nhà quan sát chính trị quốc tế nhận định, động thái này chỉ khiến cho tình hình Ukraine trở nên phức tạp hơn.
Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg thừa nhận: "Chúng tôi đã quyết định tăng cường lực lượng phản ứng của NATO tại châu Âu, có thể lên đến 30.000 quân. Tại khu vực trung tâm sẽ duy trì một lữ đoàn khoảng 5.000 quân, được hỗ trợ bằng đường hàng không, đường biển và thêm một lực lượng đặc biệt, sẵn sàng để di chuyển trong vòng ít nhất là 48 giờ”.
Phe ly khai rút pháo hạng nặng ra khỏi chiến tuyến |
Vừa qua, Hoa Kỳ còn có hành động “”biểu dương lực lượng” dọa Nga khi tổ chức duyệt binh chúng với quân đội Estonia ở địa điểm cách biên giới Nga vẻn vẹn 300 mét. Cuộc duyệt binh các thiết bị quân sự và lính thủy đánh bộ Mỹ đã diễn ra ở thị trấn Narva (Estonia) nhân ngày Độc lập Estonia 25-2.
Đây là sự phô trương lực lượng đầu tiên của Mỹ trong tình hình quan hệ phức tạp hiện nay giữa Nga và phương Tây. Tham gia cuộc biểu dương lực lượng là binh lính Mỹ thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2, được điều động từ Đức sang các nước vùng Baltic hồi tháng 1 năm nay, trong khuôn khổ chiến dịch Atlantic Resolve.
Lầu Năm Góc cũng đã thẳng thừng tuyên bố là đã gửi một nhóm quân nhân thứ 2, gồm 5-10 binh sĩ, từ châu Âu đến Ukraine để đào tạo y tế và quân sự cho lực lượng an ninh nước này. Hiện nhóm đầu tiên đến Kiev từ cuối năm ngoái cũng đang thực hiện nhiệm vụ tương tự.
Đồng thời, “Voice of America đăng tải thông tin rằng, Bộ quốc phòng Mỹ cũng rầm rộ công khai thông báo tuyển người biết tiếng Ukraine. Hoạt động này được bắt đầu từ ngày 24-2 với tất cả mọi ứng viên, từ học giả tôn giáo cho đến các chuyên gia y tế...
Đồng thời, các ứng cử viên được yêu cầu biết nhiều hơn một thứ ngôn ngữ và ít nhất có một ngôn ngữ trong danh sách ưu tiên cho quân đội Mỹ. Điều đáng chú ý là tiếng Ukraine đã được đưa vào danh sách các ngôn ngữ ưu tiên cho quân đội Mỹ từ cuối năm 2014.
Đại diện LPR và DPR đã lên tiếng cảnh báo như sau: “Bất kỳ động thái nào của Kiev đối với NATO hay một liên minh quân sự nào khác chống Nga là không thể chấp nhận đối với chúng tôi. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ ngay lập tức đình chỉ hợp tác với Kiev và sẽ xem xét thỏa thuận Minsk là vô giá trị”.
Xe bọc thép Mỹ diễu binh ở Estonia, cách biên giới Nga 300m |
Một số nhà phân tích nhận định, hành động của NATO đang cho thấy sự ủng hộ lớn cho Ukraine trong cuộc chiến với phe ly khai. Tuy nhiên, khả năng không kích Donbass là hầu như không bao giờ xảy ra bởi đó sẽ là sự công khai đối đầu quân sự với Nga, Brussels không bao giờ vì Kiev mà dám chọc giận Moscow.
Trước đây, trong các văn bản tối quan trọng như Thông điệp Liên bang hay tuyên ngôn báo chí hàng năm, Tổng thống Nga Putin đã từng tuyên bố “bảo vệ người Nga ở bất cứ nơi đâu trên thế giới”, đồng thời ông đã hơn 1 lần khẳng định: “Sẽ không để Kiev tiêu diệt những người đòi Liên bang hóa ở Donbass”.
Các hoạt động quân sự giữa chính quyền Kiev và lực lượng ly khai Donbass dù sao cũng là một cuộc nội chiến, Moscow không dám công khai tham chiến nhưng nếu NATO đã can thiệp quân sự vào Ukraine thì dĩ nhiên Nga cũng có quyền sử dụng hành động quân sự để đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của “người dân Nga ở đông Ukraine”.
Trước đây, các nhà lãnh đạo ly khai đã từng cầu viện sự giúp đỡ của ông Putin nhưng Tổng thống Nga đã từ chối mang quân sang Donbass. “Mâu thuẫn ở Ukraine chỉ có thể do người dân nước này quyết định” - ông Putin đã từ chối quyền áp dụng các hành động quân sự do Hội đồng Liên bang (Thượng Viện Nga) phê chuẩn với lí do như vậy.
Nhưng nếu NATO dám không kích Donbass theo tiếng gọi của Kiev, đó là sự can thiệp của một bên thứ 3 vào Ukraine, là nguyên nhân chính đáng nhất để ông Putin sử dụng lại cái quyền này. Chắc chắn Nga sẽ can thiệp quân sự chớp nhoáng vào miền đông Ukraine, với sự hiện diện của quân đội Nga, NATO có dám “ngậm kẹo” để không kích Donbass nữa không?
- Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét