Mặc dù đã cũ nhưng phiên bản trinh sát Su-24MR của Nga đã 2 lần dọa các chiến hạm Mỹ chết khiếp và có thể tiêu diệt chúng bất cứ lúc nào!
Su-24MR Nga giễu cợt khu trục hạm Mỹ và tàu hộ vệ Canada
Máy bay chiến đấu Su-24MR (Fencer-E) của Nga đã gây ra một sự kiện chấn động vào ngày 12-4-2014, khi trong vòng một tiếng rưỡi nó đã có hành động khiêu khích, với 12 lần bay sát sạt tàu khu trục DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ trên biển Đen.
USS Donald Cook được Mỹ điều tới vùng biển này vào ngày 10/4, sau sự kiện Crimea của Ukraine sáp nhập vào Nga, có nghĩa là nó bị máy bay Nga “dằn mặt” khi vừa mới vào biển Đen chưa đầy 48 tiếng. Sau đó, tàu USS Donald Cook phải cập vào cảng Costana ở Romania tạm trú.
Được biết, chiếc Su-24MR của Nga không trang bị vũ khí. Trong 90 phút nghẹt thở này, chiếc Fencer-E này đã 12 lần bay qua chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke này với khoảng cách khoảng 900m, ở độ cao 150m và nhiều lần thực hiện các động tác bay mô phỏng một cuộc tấn công trên đầu chiến hạm Mỹ.
Ngày 15-04, tờ báo “Độc lập” của Nga (Nezavisimaya Gazeta), dẫn nguồn từ "Reuters" cho biết, sự kiện chiếc Su-24 của Nga nhiều lần bay qua, bay lại trên đầu chiếc khu trục hạm Aegis mang số hiệu DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ hóa ra còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn người ta tưởng.
Sau sự kiện này, các thành viên thủy thủ đoàn đã phải gặp nhà tâm lý học sau khi bị căng thẳng tâm lý vì những hành động nguy hiểm của chiếc Su-24. Sau đó, 27 thuyền viên của tàu khu trục nộp đơn từ chức và xin thôi việc. Bình luận về hành động này, họ nói rằng không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình.
Sự việc rất khôi hài khi DDG-75 USS Donald Cook là khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa thuộc loại mạnh nhất trên thế giới. Còn Su-24 là chiếc máy bay ném bom tiền tuyến cổ lỗ, được Nga chế tạo trong giai đoạn thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
Không đầy 5 tháng sau, vào ngày 8/9/2014, có tới 3 máy bay quân sự của Nga, gồm 2 chiến đấu cơ Su-24 Fencer và 1 máy bay do thám đã tiến hành theo dõi cuộc tập trận của NATO trên biển Đen. Có lúc chúng đã áp sát tàu hộ vệ HMCS Toronto của Hải quân Canada ở ngoài khơi bờ biển phía Nam của Ukraine.
Su-24MR của Nga quả thực là “hung thần”đối với chiến hạm Mỹ |
Những hành động này của máy bay Nga đã gây phản ứng phẫn nộ cho cả Mỹ và Canada. Các quốc gia này cho rằng đây là hành động khiêu khích vô cớ kiểu “chiến tranh lạnh” và có nguy cơ làm “leo thang xung đột”, trong bối cảnh lúc đó tình hình Ukraine đang hết sức căng thẳng.
Về phản ứng quyết liệt thái quá của các nước thành viên khối NATO, Giám đốc Trung tâm các vấn đề chính sách xã hội Nga Vladimir Yevseyev nhận định: Người Mỹ và Canada “giật lên đùng đùng”, bởi họ sợ rằng không quân Nga áp dụng các phương tiện chiến tranh điện tử.
Bởi vì thực tế là máy bay chiến đấu Nga mặc dù không có hành động đe dọa nào nhưng sự bất ngờ xuất hiện của nó ngay phía trên tàu khu trục Mỹ và tàu hộ vệ Canada, mà ngay cả chiếc tuần dương hạm Aegis tối tân hoàn toàn không phát hiện ra đã làm dấy lên lo ngại là nó có thể bị tiêu diệt bất cứ lúc nào”.
Chuyên gia Nga lý giải, máy bay Nga được trang bị các hệ thống chiến tranh điện tử (Electronic Warfare - EW) tân tiến nhất, đã làm nhiễu các thiết bị điện tử của "Donald Cook". Thủy thủ chỉ có thể nhìn thấy máy bay trên bầu trời bằng mắt thường, còn trên màn hình radar thì không có một chút tín hiệu cảnh báo gì.
Hệ thống phòng thủ không gian và phòng thủ tên lửa siêu đẳng "Aegis" trên tàu khu trục Mỹ, được quảng cáo rùm beng là “lá chắn thần” đã bất lực. Xét theo logic, tàu hộ vệ FFH-333 HMCS Toronto của Canada cũng gặp chuyện tương tự, bởi nó có tính năng yếu kém hơn khu trục hạm Aegis của Mỹ nhiều lần.
Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Nga Alexander Khramchikhin phân tích: “Rất có khả năng chiếc Su-24 Fencer-E đã vô hiệu hóa hệ thống radar mảng pha điện tử 3D siêu hạng AN/SPY-1D(V) của hệ thống ‘Aegis’ trên chiến hạm Mỹ, với sự hỗ trợ của hệ thống chiến tranh điện tử tiên tiến (EW).
Đó chính là điều làm cho Mỹ đau đầu nhất và nổi đóa lên, bởi vì họ từng tin tưởng về sự toàn năng của chiến hạm nước mình, mà hóa ra Nga lại có khả năng quá mạnh trong lĩnh vực chiến tranh điện tử. Khả năng chiến hạm Hoa Kỳ có thể bị máy bay chiến đấu Nga hạ thủ dễ dàng đã khiến một số sĩ quan và thủy thủ trên tàu rơi vào tình trạng “sốc tâm lý”.
Khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke DDG-75 USS Donald Cook đã từng bị Su-24 dọa nạt |
Sau những hành động này, Bộ quốc phòng Nga đều từ chối bình luận về việc máy bay của họ có sử dụng hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến EW hay không. Nhiều chuyên gia phương Tây cũng tỏ vẻ nghi ngờ về việc những chiếc máy bay trinh sát Su-24MR của Nga có khả năng “làm mù” các chiến hạm Mỹ.
Tuy nhiên, ngược dòng quá khứ về những năm đầu của thế kỷ này, khi Nga bắt đầu thử nghiệm các hệ thống đối kháng điện tử thế hệ mới, một sự kiện chấn động khác được phơi bày đã chứng tỏ, những chiến đấu cơ cổ lỗ sĩ của Nga khi được trang bị hệ thống đối kháng điện tử đã trở lên rất lợi hại.
Được biết, phiên bản nâng cấp phát triển được sử dụng rộng rãi Su-24M (tên ký hiệu của NATO là "Fencer-D"), bắt đầu được sản xuất vào năm 1978. Nó được biên chế trong các đơn vị không quân vào năm 1983. Phiên bản chuyên dụng trinh sát điện tử là Su-24MR ("Fencer-E") được phát triển từ nguyên mẫu này.
Su-24MR của Nga khiến hàng không mẫu hạm Mỹ “phát điên”
Cuối năm 2000, các máy bay Su-27 và Su-24MR của Không quân Nga đã qua mặt hệ thống radar tối tân trên tàu sân bay Mỹ và cả những máy bay trinh sát điện tử, chỉ huy-cảnh báo sớm trên đó, thực hiện chuyến “viếng thăm không được mời” tàu sân bay CV-63 USS Kitty Hawk những 2 lần.
Sự kiện này xảy ra ở khu vực eo biển Triều Tiên, trên vùng biển Nhật Bản vào ngày 17/10/2000. Khi đó, 2 máy bay trinh sát Su-24MR và 2 tiêm kích Su-27 bay bảo vệ của Quân đoàn 11 của Không quân Nga đã bất ngờ viếng thăm và lượn vài vòng “thăm hỏi” tàu sân bay Kitty Hawk
Những bức thư điện tử của phi công Mỹ trên tàu sân bay CV-63 được công bố đã tiết lộ thêm những tình tiết ly kỳ, nhất là phản ứng tuyệt vọng của thủy thủ đoàn khi máy bay ném bom tiền tuyến được cho là lỗi thời trên thế giới đã giỡn mặt tàu sân bay Mỹ và có thể hạ sát chiếc tàu sân bay này bất cứ lúc nào.
Trong bức thư điện tử của phi công tàu sân bay USS Kitty Hawk cho biết, trước khi sự kiện này xảy ra, các thủy thủ của tàu đã có có chuyến đi biển khá dễ dàng và thú vị, với 54 ngày trên biển, 4 ngày ở cảng và 45 giờ bay chỉ trong nửa đầu tháng 10, trong khi nhiều phi công của Không quân Nga có số giờ bay một năm gần 45-60 giờ, trong khi thời gian bay trung bình phải từ 200-250 giờ.
Khi đó, tác giả của bức thư điện tử - một chỉ huy phi đội bay cùng với phó chỉ huy phi đội mình gồi tán gẫu vớ vẩn với nhau, bỗng nghe thấy tiếng hô báo động từ Trung tâm thông tin tác chiến - “bộ não” của tàu sân bay: “Báo cáo, chúng tôi phát hiện thấy máy bay Nga”.
Tàu sân bay Mỹ CV-63 USS Kitty Hawk đã từng bị Su-24 “giỡn mặt” |
Thuyền trưởng USS Kitty Hawk ra lệnh: “Báo động, cho máy bay tiêm kích cất cánh”. Tuy nhiên, Trung tâm chỉ huy cho biết, chỉ có thể phát lệnh “Báo động 30”, bởi trên tàu hoàn toàn bị động trong tình huống này. Thuyền trưởng văng tục và nói: “Cho cất cánh mọi thứ có thể cất cánh, và làm nhanh nhanh lên!”.
Được biết, trên tàu sân bay Mỹ có 2 lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu. Lệnh báo động cấp độ thấp là “Báo động 30”, tức máy bay cất cánh sau khi có lệnh 30 phút, phi công còn ngồi trong phòng chờ. Còn lệnh sẵn sàng chiến đấu mức cao là “Báo động 7”, được phát ra khi phi công đã trên đường băng và sẵn sàng cất cánh.
Viên chỉ huy phi đội bay kể trong lá thư điện tử là anh ta chạy đến điện thoại hoa tiêu và liên lạc với sĩ quan trực của phi đội. Hôm đó không phải ngày trực của phi đội đó, nên anh ta lệnh cho sĩ quan trực xem ai trực và làm sao đó để họ đừng có “dán mông vào ghế” và lao ngay lên boong cất cánh.
Khi đó, Tư lệnh cụm tàu sân bay cũng đang hiện diện trên tàu để chủ trì cuộc họp buổi sáng ở phòng chỉ huy, bỗng dưng cuộc họp bị ngắt vì tiếng rú của động cơ máy bay ầm ầm vang lên trên đài chỉ huy tàu sân bay. Sĩ quan trong bộ tham mưu nhìn nhau và ngơ ngác nhìn bảng kế hoạch bay, trên đó thể hiện mấy tiếng nữa mới có kế hoạch luyện tập và không hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra.
Mấy phút sau, máy bay Su-27 và Su-24 Nga bay qua ngay trên đầu khoang chỉ huy của USS Kitty Hawk với tốc độ khoảng 800km/h, hệt như trong phim Top Gun (Trong bức thư điện tử viết: Các sĩ quan có mặt trên khoang chỉ huy hất cà phê của mình đi và văng tục một cách giận dữ, mặt thuyền trưởng tàu sân bay đỏ lựng lên).
Tưởng thời điểm “sinh tử” đó, các máy bay tiêm kích Su-24 và Su-27 Nga đã đủ thời gian lượn hai vòng gấp, ở độ cao thấp, trước khi một chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ cất cánh từ boong tàu, nhưng đó là chiếc máy bay tác chiến điện tử ЕА-6В, được ra lệnh bay lên trong một cố gắng tuyệt vọng của người Mỹ.
Chỉ mình chiếc máy bay tác chiến điện tử ЕА-6В Prowler kịp bay kên ngăn chặn máy bay Nga |
Chiếc Prowler bất hạnh một mình đối đầu với máy bay tiêm kích Nga ngay khoảng không trên đầu con tàu nhưng nó không biết làm gì để ngăn máy bay Nga. Cả biên đội tàu sân bay Mỹ chỉ biết ngẩng cổ quan sát xem người Nga chế nhạo nỗ lực tội nghiệp của người Mỹ định chặn họ lại.
Các phi công của chiếc EA-6B đã yêu cầu giúp đỡ, cuối cùng những chiếc tiêm kích hạm F/A-18 của phi đội chiến đấu cũng cất cánh để thực hiện đánh chặn nhưng đã quá chậm. Khi đó, nếu trong chiến tranh thì những chiếc máy bay chiến đấu Nga đã có thể tiêu diệt tàu sân bay này từ rất lâu rồi.
Chỉ sau vòng bay thứ hai của máy bay trinh sát Nga, người Mỹ mới cho máy bay tiêm kích F/A-18 cất cánh được, song Su-27 ngay lập tức đã kéo chúng ra xa bằng thao tác lôi kéo, điều đó cho phép các máy bay trinh sát bay vòng mấy lần nữa phía trên tàu sân bay hoàn toàn không được bảo vệ từ trên không.
Những chiếc Su-24MR đã bay trên tàu sân bay vài lần, chụp ảnh tất cả những gì diễn ra trên đường băng mặt boong. 4 ngày sau, tình báo Nga đã gửi theo hòm thư điện tử cho thuyền trưởng USS Kitty Hawk những tấm ảnh các phi công Mỹ chạy lăng xăng trên boong, tuyệt vọng tìm cách cho máy bay cất cánh.
Đồng thời, các bức ảnh còn thể hiện rõ sự hoảng loạn trên tàu sân bay khi các thủy thủ vội vã chặt đứt đường ống tiếp liệu nối tàu sân bay với tàu chở dầu lúc đó đang tiếp nhiên liệu cho Kitty Hawk, vì sợ một quả bom ném xuống gây ra phản ứng dây chuyền.
Tư lệnh Không quân Nga khi đó là ông Anatoli Karnukov tuyên bố, “đây là chuyến trinh sát theo kế hoạch, tuy nhiên, trong chuyến trinh sát này, các máy bay Nga đã thực hiện những nhiệm vụ không bình thường”. Các cuộc diễn tập của Hải quân Mỹ đã diễn ra chỉ cách bờ biển Nga 300km, nên hành động của Không quân Nga là hoàn toàn có cơ sở và đúng luật.
Theo tin của báo chí Nga, các máy bay chiến đấu của không quân nước này còn lặp lại việc bay quanh USS Kitty Hawk ngày 9/11 và cũng thành công.
Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét