CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Nhờ lệnh trừng phạt Nga, các mảnh ghép Liên Xô xích lại gần nhau hơn

lenh trung phat


Một hệ quả nằm ngoài khả năng tính toán của các nước phương Tây từ các lệnh trừng phạt đối với kinh tế Nga đang được nhắc tới liên tục trong những ngày gần đây: các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đang có xu hướng xích lại gần Nga hơn không chỉ trong cuộc chiến về kinh tế mà nước Nga đang phải đối đầu.
Sự cô lập nước Nga mà phương Tây kỳ vọng qua các lệnh trừng phạt bao vây kinh tế giờ lại mở đường cho một kịch bản mà họ không muốn chút nào: các mảnh vỡ của Liên Xô đang xích lại gần nhau hơn.

Sở dĩ như vậy, một phần lớn nguyên nhân nằm ở mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Một lượng lớn người lao động từ các nước cộng hòa này đang sinh sống và làm việc tại Nga, lượng kiều hối mà số lao động này gửi về nước cho gia đình và người thân chiếm một tỷ lệ đáng kể nguồn thu của các nước này. 
Một khi kinh tế Nga bị đình trệ do các lệnh trừng phạt, dẫn đến việc đồng Rup mất giá do một lượng lớn USD rút khỏi thị trường Nga, đồng USD khan hiếm còn đồng Rup mất giá khoảng 30% đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị khoản kiều hối mà lao động nước ngoài ở Nga gửi về nước mình.
Đồng Rup mất giá cũng ảnh hưởng đến khả năng nhập khẩu hàng hóa của Nga từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Nga luôn là đối tác hàng đầu với hàng hóa nhập khẩu từ các nước cộng hòa này, có nơi chiếm tới gần một nửa ngân sách, hàng hóa xuất khẩu từ các nước này như nông nghiệp hay khoáng sản hầu hết đều xuất khẩu sang Nga. 
Trong khi đồng Rup mất giá còn chính phủ Nga đang cần USD hơn bao giờ hết để ghìm giá đồng tiền quốc gia thì việc nhập khẩu hàng hóa bằng đồng USD từ các nước cộng hòa giảm đi đáng kể, nếu chấp nhận thanh toán bằng đồng Rup đang mất giá cũng khiến giá trị hàng xuất khẩu của các nước này giảm đáng kể. 
Tất cả những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới lượng USD luân chuyển trong nền kinh tế và dự trữ của các nước này.
Vì thế, không khó hiểu khi việc đồng tiền quốc gia mất giá đang lan từ Nga sang các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Đồng Lari của Gruzia đã giảm giá 10% so với USD trong tuần qua, đồng Dram của Armenia cũng giảm với tốc độ khoảng 2,8% mỗi tuần, tương tự như thế là đồng Tenge của Kazakhstan. 
Nếu có một cách thức để chứng minh mối ràng buộc chặt chẽ giữa kinh tế Nga với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây thì các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây đang là thuốc thử tốt nhất.
Dễ dàng nhận thấy, cuộc khủng hoảng tiền tệ đang có dấu hiệu lan tràn trong các nước thành viên của Liên Xô trước đây đang là một cơ hội để các nước này xích lại gần nhau hơn, và Nga đang tận dụng cơ hội để gia tăng ảnh hưởng về kinh tế của mình ở các nước này. Các dự án hợp tác về kinh tế vẫn đang được chính phủ của tổng thống Putin triển khai thậm chí với tần suất và tốc độ cao hơn trước đây. 
Kyrgyzstan là đối tác gần nhất ký các thỏa thuận hợp tác về kinh tế trên nhiều lĩnh vực với Nga. Mặt khác việc thúc đẩy hợp tác và ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ ở thời điểm hiện tại khi Nga đang gặp khó khăn về kinh tế cũng đem lại lợi ích không nhỏ về giá cả cho các nước cộng hòa này.
Tăng cường kết nối và hợp tác với các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô là một trong những mũi tên chủ đạo của Tổng thống Putin để giải quyết tình hình hiện nay. Trong thông điệp liên bang mà ông Putin đọc trước quốc hội Nga cũng đã xác nhận những giải pháp cần thiết để đưa kinh tế Nga thoát khỏi khó khăn, trong đó có lệnh ân xá một phần thuế cho dòng vốn hồi hương từ nước ngoài cũng như kiểm soát các nhóm đầu cơ tài chính ở Nga.
Đây được xem là giải pháp kép cho khó khăn của kinh tế Nga, việc ân xá và khuyến khích các dòng vốn hồi hương được xem là biện pháp thúc đẩy cho dòng vốn đầu tư quay trở lại Nga, không chỉ của người Nga đang sống ở nước ngoài với nhiều tài phiệt và triệu phú, mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, việc kiểm soát các nhóm đầu cơ tài chính được xem như biện pháp mạnh ngăn chặn nguồn gốc chủ yếu gây ra hiện tượng đồng Rup mất giá.
Số vốn tháo chạy khỏi Nga do các lệnh trừng phạt ước tính khoảng 100 tỉ USD trong khi quỹ dự trữ ngoại hối của Nga mà một phần lớn được bỏ ra để giữ giá đồng Rup cũng đã gần đạt đến con số đó, vì vậy việc đồng Rup tiếp tục rớt giá được xem như hệ quả do các nhóm đầu cơ gây ra. 
Các nhóm này nắm trong tay một lượng lớn đồng Rup và nhanh chóng quy đổi ra USD khiến giá trị đồng Rup tiếp tục giảm. Việc kiểm soát các nhóm đầu cơ này được xem như sẽ mang lại giải pháp quyết định cho vấn đề tiền tệ của Nga.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét