CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Quân đội Ukraine ‘nếm trái đắng’ từ chiến tranh du kích

Trong lịch sử quân sự thế giới, có nhiều đạo quân hùng hậu “chưa đánh đã được xem là người chiến thắng” cuối cùng đã phải nhận kết cục thảm bại. Thất bại của Kiev trong chiến dịch quân sự mùa hè vừa qua ở Đông-Nam Ukraine có thể được mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng có một sự thực là quân ly khai đã sử dụng thuần thục hình thái chiến tranh du kích để đẩy lui quân đội chính quy Ukraine.


Cuộc chiến mùa đông 1939

Một đội quân nhỏ có thể gây tổn thất, thậm chí chiến thắng cả đạo quân lớn. Đó là thất bại của Mỹ trước Việt Nam, hay chiến thắng của quân Israel trước khối Arập (1948). Thế nhưng, cuộc chiến mùa đông năm 1939 có lẽ sẽ là minh chứng sát thực nhất giúp làm sáng tỏ cục diện trên chiến trường ở miền Đông-Nam Ukraine vừa qua và có thể là cả thời gian tới. 


Binh lính Phần Lan trong cuộc chiến mùa đông năm 1939. Ảnh: Historywarweapons

Xuất phát từ các yếu tố lịch sử, gắn với bối cảnh Thế chiến thứ 2 bùng nổ, cuối tháng 11/1939, Liên Xô đưa quân tới Phần Lan. Trước một đạo quân hùng mạnh được cơ giới hóa, phía Phần Lan đã lựa chọn hình thức không dàn quân đối đầu trực tiếp. Thay vào đó, họ lựa chọn “chiến thuật Motti” - tức là bao vây, chia cắt, quấy nhiễu trên cơ sở nắm chắc và làm chủ địa hình. Người Phần Lan lý giải nó bằng hình tượng “chặt khúc gỗ ra làm nhiều mảnh”. 

Ba Lan để quân Liên Xô tiến sâu vào bên trong và mặc kẹt trong một địa hình bao quanh bởi rừng rậm và các hồ đóng tuyết; sau đó họ cho đốn hạ nhiều khu rừng để chặn đường chuyển quân, vũ khí của đối phương. Họ cũng cho mở các “con đường băng tuyết” chạy song song các trục đường mà quân Liên Xô mắc kẹt. Các đội quân bắn tỉa được đưa vào chiến đấu, với nhiệm vụ quấy nhiễu, tiêu hao sinh lực. Quân Liên Xô lâm vào thế bất lợi, tiến thoái lưỡng nan, với lượng lương thực, nhiên liệu, vũ khí đạn dược thiếu hụt, vì hậu cần tiếp tế gặp khó. Dù mục tiêu vẫn đạt được, nhưng quân Liên Xô phải chịu tổn thất lớn, tiêu hao 5 - 6 sư đoàn, sau hơn 3 tháng giao tranh. 

Một kịch bản tương tự ở miền Đông-Nam Ukraine

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, quân đội Ukraine sẽ nhanh chóng đánh bại quân ly khai ở miền Đông-Nam, vì nắm ưu thế về vũ khí và lực lượng, vượt trội về xe tăng, máy bay, pháo… Thế nhưng một chiều hướng khác lại hiện ra. Lực lượng dân phòng miền Đông lựa chọn chiến thuật phi đối xứng. Họ tiến hành bao vây, chia cắt đội hình tiến quân của Kiev, chỉ có khác là nếu vòng vây của trận chiến mùa đông 1939 được triển khai ở trong những khu rừng, thì lần này nó diễn ra trên các vùng thảo nguyên. 

Các đơn vị bộ binh cơ giới của Ukraine thường ở trong tình trạng yếu kém về chỉ huy, phải cơ động một quãng đường quá xa, làm cho việc tiếp tế hậu cần khó theo kịp. Thông tin tình báo của Kiev về tình hình miền Đông hầu như là con số không: Không biết chính xác số lượng, chủng loại vũ khí, quân số cũng như ý định chiến đấu của quân ly khai; không rõ về địa hình tác chiến trên thực địa. Ngược lại, do nắm chắc địa hình, quân ly khai có điều kiện triển khai các chốt chặn, phòng tuyến phòng ngự mang tính chiến lược, sẵn sàng phá cầu, cản đường để phân tán lực lượng của đối phương. 

Xe tăng của quân đội Ukraine bị dân phòng Luhansk bắn hạ. Ảnh: AP

Theo thời gian, uy thế hỏa lực mạnh ban đầu của quân đội Ukraine đã không còn duy trì được; ý định khép chặt vòng vây quanh Donetsk và Luhansk cũng dần phá sản, vì dân phòng cơ động nhanh, trong khi Kiev không thể có đủ nguồn lực để kiểm soát cả vùng Donbass. Mỗi ngày qua đi, quân chính phủ càng thêm cạn kiệt lương thực, nước uống, vũ khí, đạn dược. Các đơn vị vốn bị chia cắt nay lại bị quân ly khai bao vây từ nhiều phía. Mỗi đợt bố ráp, dân phòng thường huy động binh lực, hỏa lực áp đảo, buộc quân chính phủ phải hạ vũ khí, nếu không sẽ bị tấn công. Chịu nhiều tổn thất, chính quyền Ukraine buộc phải tạm ngưng chiến dịch, thừa nhận tổn thất nhiều về vũ khí, trang bị.

Hồi tháng 6, ngay sau khi nhậm chức, ông Poroshenko từng nói rằng Kiev (sẽ) làm chủ tình hình miền Đông chỉ sau ít ngày. Bộ trưởng Quốc phòng thời điểm đó, ông Valeriy Heletey, thậm chí còn lạc quan hơn khi tuyên bố quyết giành lại Crimea và duyệt binh mừng chiến thắng ở Sevastopol. Những dự định đó cho đến nay đều chưa thành hiện thực. 

Muhammed Ai, nhà nghiên cứu chiến lược quân sự lớn của thế giới, từng nói rằng: Nếu không có đủ sức mạnh cơ bắp để đọ sức trực tiếp, thì hãy cứ “lượn lờ” như con bướm và “châm đốt” như con ong. Đó cũng là chiến thuật mà quân ly khai miền đông Ukraine áp dụng. 


Hoài Thanh (Theo RI, FA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét