Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Đài Loan vì những phát biểu “vô trách nhiêm” về cuộc vận động dân chủ tại Hồng Kông. Điều này khiến quan hệ giữa hai eo bờ Đài Loan thêm căng thẳng.\
Cuộc biểu tình tại Hồng Kông |
Người đứng đầu Đài Loan, Mã Anh Cửu đã bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với những người biểu tình ở thuộc địa cũ của Anh. Đồng thời, ông Mã kêu gọi Trung Quốc ủng hộ cải cách theo hướng dân chủ.
Sau Hiệp định khung Hợp tác Kinh tế năm 2008, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện nhanh chóng. Trung Quốc đã ký kết với Đài Loan nhiều thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt về kinh tế, nhưng phía Đài Loan ít mặn mà với những đàm phán chính trị từ lục địa.
Fan liqing, phát ngôn viên cơ quan đặc trách Đài Loan của chính quyền Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh “kiên quyết phản đối” với ý kiến của Đài Loan về Hồng Kông.
“Phía Đài Loan không nên có những nhận xét vô trách nhiệm về việc này”, bà Fan nói trong cuộc họp báo thường trực. “Những thành quả của sự phát triển hòa bình giữa hai bờ đã không đến dễ dàng, vì vậy Đài Loan cần làm nhiều hơn để có lợi cho sự phát triển chung, chứ không phải ngược lại”, bà nói thêm.
“Bắc Kinh không có ý kiến về con đướng phát triển riêng của Đài Bắc và những bất ổn trong khu vực”, hàm ý về những vụ biểu tình ở Đài Loan phản đối hiệp ước thương mại với Trung Quốc. “Nhưng chúng tôi hy vọng Đài Loan tôn trọng sự lựa chọn và nguyện vọng của 1.3 tỷ người đại lục.”
Sau cuộc Nội chiến năm 1949, lực lượng của Tưởng Giới Thạch đã chạy trốn ra Đài Loan, giành quyền kiểm soát các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ. Hai bên sau đó đã thành lập hai nhà nước với tư tưởng chính trị và hướng phát triển riêng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời của họ. Sở dĩ Trung Quốc vẫn chưa "thống nhất" Đài Loan là còn ngại sự can thiệp của Mỹ ở Hoa Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét