Nga muốn Nhật bắt tay với mình bất chấp phương Tây |
Nhật Bản đang trải qua thời kỳ khó khăn khi chi phí sản xuất điện tăng cao sau nổi ám ảnh của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Nhiên liệu giá rẻ có lẽ là giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng khan hiếm năng lượng ở quốc gia có nền công nghiệp đứng thứ ba thế giới.
Tuy nhiên, với đảo quốc có rất ít tài nguyên thiên nhiên, các khoáng sản và tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đá đều phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Nhật Bản đang đứng trước 2 sự lựa chọn khó tránh khỏi: theo phương Tây và thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga, hoặc chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu từ Moscow.
Khí đốt tự nhiên phục vụ hơn 40% sản lượng điện của Nhật Bản. Tất cả nguồn khí này đến Nhật Bản dưới các hình thức khí đốt tự nhiên hóa lỏng được vận chuyển trên các tàu vận tải, khiến giá cả của chúng tăng lên do quá trình hóa lỏng. Một đường ống dẫn khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga đến Nhật có thể giảm từ 30-40% chi phí điện tại quốc gia này.
Tuy nhiên, cùng với 6 quốc gia khác trong nhóm G7, Nhật Bản đã áp đặt cái biện pháp trừng phạt Moscow, sau sự kiện ở miền Đông Ukraine. Điều này khiến Tokyo trở nên khó xử, khi phải làm vừa lòng đồng minh Phương Tây vừa bảo vệ lợi ích cho đất nước.
Ngược lại, chính phủ Nga muốn sử dụng nguồn khí đốt chi phí thấp như một miếng mồi nhằm thu hút Nhật Bản gỡ bỏ những biện pháp trừng phạt.
Hôm thứ Hai, Alexey Miller, người đứng đầu công ty khí đốt Gazprom, gợi ý rằng sẽ vận chuyển khí đốt từ đảo Sakhalin cho Nhật Bản thông qua các đường ống dẫn ngầm dưới biển.
Dự án này sẽ mang lại cho Nhật Bản nguồn năng lượng đủ để thay thế các nhà máy điện hạt nhân hiện vẫn là mối nguy của người dân nước này.
“Nga đang cố gắng sử dụng các đường ống dẫn khí như một công cụ nhằm giành chiến thắng trước Nhật Bản”, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga gần đây trở nên căng thẳng. Do đó một thỏa thuận hợp tác năng lượng giữa Moscow và Tokyo có thể khiến đồng minh thân cận nhất này của Nhật phật lòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét