Nọc của loài rắn cạp nong thường khiến nạn nhân tử vong sau khi bị cắn. Ảnh:Alarmy |
Ông Rai Singh, đến từ bang Chhattisgarh, nói với một kênh truyền hình địa phương rằng ông quyết định xử lý con rắn độc trước khi nó kịp cắn ông.
"Lúc 9 giờ tối khi đang chuẩn ngủ lên giường ngủ, tôi nhìn thấy con rắn và đã dùng gậy để xua nó đi nhưng nó vẫn lao vào tấn công. Vì thế, tôi đành phải cắn nó", Singh nói.
Một người hàng xóm của ông Singh miêu tả sự việc này là "đáng kinh ngạc" và cho rằng việc ông còn sống là cả một "điều kỳ diệu" bởi nọc của rắn cạp nong rất độc. Đây là một trong bốn loài rắn độc gây ra phần lớn các vụ tấn công ở Ấn Độ, nơi mỗi năm có tới 50.000 người mất mạng vì rắn cắn.
Rắn cạp nong thường bò vào nhà dân vào ban đêm, chủ yếu vào mùa mưa để tìm nơi khô ráo. Những vết cắn của chúng ít khi gây cảm giác đau đớn và nạn nhân thường không biết mình bị cắn khi đang ngủ. Tuy nhiên, 80% những người bị loài rắn này cắn thường tử vong sau khi bị liệt toàn thân.
Những năm gần đây, nhiều vụ tấn công liên quan đến rắn xảy ra ở Ấn Độ. Năm ngoái, một người đàn ông bộ lạc Gond ở Madhya Pradesh cắn đứt đôi một con rắn sau khi bị nó cắn vào tay lúc đang câu cá ở bờ sông.
Tuy nhiên bà Pooja Bhale, thuộc nhóm cứu hộ và bảo vệ rắn Protecterra Ecological Foundation, cho hay hầu hết các vụ tấn công của con người đối với rắn đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về loài vật này.
"Rắn là sinh vật dễ bị hiểu nhầm và trở thành nạn nhân của sự thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức nhất. Mọi người thường hoảng loạn mà không quan tâm xem nó có độc hay không", Telegraph dẫn lời bà Bhale nói. Theo bà, rắn chỉ tấn công nếu chúng bị đe dọa hoặc dồn vào thế bí.
Hướng Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét