Thông tin trên được đăng tải trên tờ Times of India ngày 21/8. Theo nguồn tin này, việc gia hạn này được tiến hành ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Ngoại trưởng Ấn Độ, bà Sushma Swaraj, vào tuần tới.
Lô dầu khí 128 tại Biển Đông được cho là không có nhiều giá trị thương mại sau khi tập đoàn OVL Ấn Độ kết luận có rất ít tiềm năng dầu khí tại lô này.
Một giàn khoan dầu trên biển của công ty OVL |
Dù "rất ít tiềm năng dầu khí" tại lô 128 cho nên việc Ấn Độ tiếp tục dự án thăm dò lô dầu khí 128 được dự đoán mang ý nghĩa sâu xa hơn. Theo nhiều nhà phân tích, Ấn Độ muốn bảo vệ lợi ích chiến lược của nước này ở Biển Đông trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Điều mà nước này muốn là trì tự do hàng hải và tự do tiếp cận với các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Các tàu hải quân Ấn Độ cũng đã có những chuyến thăm thiện chí tới tất cả các nước đang phải chịu chính sách ngoại giao bành trướng của Trung Quốc.
Liên quan đến lô dầu khí 128, Ấn Độ đã nhiều lần “phớt lờ” cảnh báo của Bắc Kinh, tiếp tục cam kết hợp tác với đối tác là Tổng Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhằm triển khai tiếp hợp đồng thăm dò khai thác thêm một vài năm nữa.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc ở New Delhi (Ấn Độ) Alka Acharya từng nhận định Ấn Độ gia hạn thăm dò ở lô 128 là quyết định mang tính chiến lược vì nếu rút khỏi lô 128 sẽ tạo cảm giác Ấn Độ đang đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc tạo ra ở Biển Đông.
Tháng 11 năm ngoái, tờ Business Today của Ấn Độ đưa tin, Việt Nam cũng đã chủ động đề xuất trao 5 khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi cho công ty Videsh Ltd thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ mà không cần thông qua đấu thầu.
Các lô thăm dò nà là các lô 17, 41, 43, 10&11-1, và 102&106/10. Cũng trong tháng 11/2013, Videsh Ltd đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác thăm dò dầu khí cùng với PetroVietnam. Biên bản ghi nhớ này cho phép Videsh Ltd và PetroVietnam cùng tổ chức các hoạt động thăm dò dầu khí ở Việt Nam, Ấn Độ, cũng như ở một nước thứ ba.
Khi còn tại vị, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tuyên bố coi Việt Nam là một đối tác chiến lược “đáng tin cậy” và là một trụ cột quan trọng trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
Vào năm 2013, truyền thông Ấn Độ đưa tin, theo chiều hướng tăng cường hợp tác về quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng Manmohan Singh thông báo Ấn Độ sẽ cho Việt Nam vay 100 triệu đô la để mua các tàu tuần tra được sử dụng trên Biển Đông.
Ấn Độ cũng đã huấn luyện cho hơn 500 thủy thủ Việt Nam về khả năng vận hành tàu ngầm và tác chiến dưới nước. Theo giới quan sát, hải quân Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất từ giữa thập niên 1980 nên sẽ có thể hỗ trợ hữu hiệu thủy thủ Việt Nam nâng cao khả năng vận hành các tàu Kilo mới mua.
Mới đây, Tổng giám đốc hãng BrahMos Aerospace tiết lộ với báo chí, một số hợp đồng xuất khẩu tên lửa BrahMos sẽ được Ấn Độ ký kết với các nước bạn bè ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh trong tương lai gần.
Lãnh đạo hãng BrahMos Aerospace từ chối nêu tên những nước bày tỏ quan tâm đến tên lửa BrahMos, nhưng các nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng Việt Nam, Indonesia và Venezuela sẵn sàng mua loại tên lửa này.
Ấn Độ đề nghị ông Tập hoãn chuyến thăm vì Việt Nam |
Minh Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét