Kienthuc.net.vn) - Nhiều vị vua Việt Nam đã chứng minh mình không chỉ là một nhà cai trị anh minh mà còn là một nhà quân sự tài năng.
Đinh Tiên Hoàng
Sau các biến động chính trị dồn dập, tình hình đất nước trở nên rối loạn và từ năm 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ nhiều vùng, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư, cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình).
Lê Đại Hành
Trần Nhân Tông
Trong cả 2 lần kháng chiến vào các năm 1285 và 1288, vua Trần Nhân Tông đã đóng vai trò của một ngọn cờ đoàn kết dân tộc, lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt nhiều thời khắc khó khăn, đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng. Trong các cuộc chiến này, nhà vua đã nhiều lần trực tiếp cầm quân đánh trận như một vị tướng dũng cảm, vừa đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong vai trò của một nhà chiến lược tài giỏi.
(Còn nữa…)
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình) vào thời kỳ đất nước bị nhà Ngô đô hộ. Ông là con của Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ. Từ bé ông đã mê đánh trận giả và tỏ ra là người có khả năng chỉ huy.
Ảnh minh họa. |
Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác. Chỉ trong vài năm, ông lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Sau khi xóa bỏ tình trạng cát cứ, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, niên hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Đinh Tiên Hoàng ở ngôi đến năm 979 thì mất. Theo chính sử, một viên quan là Đỗ Thích mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
Lê Đại Hành
Lê Hoàn sinh năm 941, quê quán chưa được xác định rõ ràng. Mồ côi từ nhỏ, ông được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi, lớn lên đi theo đội quân của Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn, lập được nhiều chiến công.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 968, Lê Hoàn được giao chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
Năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính cho Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa phe của Lê Hoàn và một số đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng. Lê Hoàn đã giết chết các đối thủ và củng cố sự kiểm soát triều đình.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt, nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng.
Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng các tướng lĩnh và triều thần đã tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi (sử thường gọi là Lê Đại Hành), lấy niên hiệu là Thiên Phúc.
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành đã lãnh đạo quân dân đánh bại quân Tống ở các trận Bạch Đằng, Tây Kết, giết và bắt sống nhiều tướng giặc chủ chốt, khiến quân Tống phải tháo chạy về nước.
Trong vòng 26 năm trị vì, Lê Đại Hành là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía Nam. Ông đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự lớn, đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Đại Hành mất năm 1005, thọ 65 tuổi.
Lý Thánh Tông
Lý Thánh Tông (1023 – 1072) là vị vua thứ ba của nhà Lý. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai Thị. Không chỉ nổi tiếng là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam, ông còn là một nhà quân sự lỗi lạc.
Trong thời kỳ trị vì của vua cha Lý Thái Tông, Lý Nhật Tôn đã nhiều lần cầm quân đi dẹp loạn, bảo vệ biên cương và lập nhiều chiến công, được sử sách ghi nhận như dẹp bạo loạn ở Lâm Tây năm 1037, khi mới 15 tuổi, đánh châu Văn năm 1042, châu Ái năm 1043.
Sau khi Lý Thái Tông băng hà năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi, tiếp tục ổn định tình hình trong nước và chú trọng mở rộng cương thổ. Quân đội dưới thời gian ông trị vì được tổ chức rất chặt chẽ và quy củ, có tiếng thiện chiến, nhiều lần đánh đuổi quân Tống ở biên cương phía Bắc vào các năm 1059-1060, khiến nhà Tống phải nể sợ.
Do nước Chiêm Thành phía Nam hay sang quấy nhiễu, năm 1069 vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh. Đánh lần đầu không thành công, ông đem quân trở về. Đi nửa đường vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi Ỷ Lan (vợ thứ của vua) ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, liền nghĩ bụng: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, mà mình đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm sao?". Vua lại đem quân trở lại đánh và bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ.
Chế Củ đã phải dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (ngày nay thuộc các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt để chuộc tội.
Trần Nhân Tông
Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, được vua cha nhường ngôi vào năm 1278.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và có vai trò lãnh đạo quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và 3.
Hình minh họa. |
Ngoài cuộc đối đầu với người Mông Cổ, vào năm 1290, nhà vua cũng thân chinh đi đánh dẹp quân Ai Lao, những kẻ thường hay quấy nhiễu biên giới, bảo vệ vững chắc bờ cõi phía Tây.
Vua Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh.
(Còn nữa…)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét