Được lập làm Thiên tử nghĩa nam
Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép “mùa đông, tháng mười năm Nhâm Ngọ (1282) vua ngự ra Bình Than đóng ở vùng Trần Xá, họp các vương hầu và trăm quan, bàn kế sách đánh giữ và chia đi đóng giữ những nơi hiểm yếu. Cho Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm phó đô tướng quân”. Khi quân Nguyên sang cướp, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc.
Thượng hoàng khen là có trí lược, lập làm Thiên tử nghĩa nam. Sau khi đánh thắng người Man được phong Phiêu kỵ Đại tướng quân. Chức Phiêu kỵ tướng quân không phải là Hoàng tử thì không được phong vì Khánh Dư là Thiên tử nghĩa nam nên mới có lệnh ấy. Rồi từ tước hầu tăng lên mãi đến Tử phục thượng vị hầu, quyền chức quán thủ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân giặc Hồ, ai cũng khen nhiều về chiến công trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo, nhưng ít người biết đến trận chiến thắng Vân Đồn của Trần Khánh Dư. Trong Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Sĩ Liên đã có nhận định và khen ngợi công lao của Trần Khánh Dư với trận chiến Vân Đồn. Trận chiến thắng đó rất kỳ diệu và rất căn bản cho trận chiến thắng sau đấy.
Ba đường tiến công bằng thủy bộ của giặc Nguyên đều phụ thuộc vào thuyền lương vận tải đường biển. Đại quân đã tiến sâu vào đất Đại Việt, mà thuyền chở lương thực mãi vẫn không thấy. Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi ra cửa biển Đại Bàng đón thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy, nhưng chờ mãi không gặp phải quay về. Không bao lâu Thoát Hoan sai quân ra Đại Bàng đến Tháp Sơn rồi lại đến An Bang, tất cả chỉ mong chờ để đón thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng chúng có ngờ đâu số lương thực 170.000 thạch đã chìm hết ở Vân Đồn và Trương Văn Hổ cũng bỏ của chạy lấy người từ lâu rồi.
Ảnh minh họa. |
Trận Vân Đồn là chiến thắng căn bản
Đi đón đã năm lần bảy lượt mà rốt cuộc lương thực không đến vì thế mà ba quân tướng sĩ (quân Mông Cổ) đói khát, lương thực đã không có, đồng nội cũng không cướp bóc được gì. Tướng sĩ đều căm phẫn. Ép họ chiến đấu thì họ trả lời: “Ốm đau không chiến đấu được”. Dụ họ ở lại thì họ trả lời: “Lương hết không thể ở lại được”. Họ đã quyết ra về thì không cần ta phải đuổi, tin chiến thắng ở Bạch Đằng chỉ làm tăng thêm quân uy mà thôi.
Trận đón đánh ở Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy là chẹt con hổ mà cướp lấy mồi đã làm cho quân địch yếu thế và là một tiền đề quan trọng cho đại quân ta chiến thắng quân giặc trên các trận tuyến. Ngô Thì Sĩ chép: “Tướng nhà Nguyên là Trương Văn Hổ chở thuyền lương tới, Khánh Dư đón đánh, quân giặc đại bại. Đến biển Lục Thủy lại đánh bại quân giặc. Thuyền lương đều bị chìm xuống biển...”. Đó là chiến công hiển hách nhất của Trần Khánh Dư. Ngô Thì Sĩ cho rằng: “Trận thắng ở Vân Đồn là căn bản của việc đánh giặc Hồ đấy”. Đại Việt sử ký chép rõ trận hải chiến tại Vân Đồn:
Ngày 30/12/1287, thái tử nhà Nguyên là A Đài cùng Ô Mã Nhi đem 30 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp, rồi thuận dòng xuôi về phía Đông, người các hương Ba Điểm, Bàng Hà đều đầu hàng.
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét