CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Tổng thống Putin "thắng cử" ở Pháp

Tổng thống Vladimir Putin đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bầu cử cấp địa phương trên cả nước Pháp khi mà những đảng phái thân Nga ở Pháp đã giành được chiến thắng vào cuối tuần qua.
Theo tờ The Wall Street Journal, cuộc bỏ phiếu vòng hai hôm 29/3 cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các cuộc bầu cử cấp địa phương diễn ra trên toàn nước Pháp. 
Theo đó, các đảng cánh hữu và cực hữu dưới sự dẫn dắt của những nhà lãnh đạo thân thiết và ủng hộ Tổng thống Nga đã giành được 54,6% số phiếu từ cử tri sau 2 vòng bỏ phiếu.

Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ nhất hôm 22/3, đảng Gaullist của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã giành được 29,4% số phiếu từ cử tri. Và tới 2 vòng sau, đảng Gaullist tiếp tục giành được thắng lợi.
Tổng thống Putin (trái) bắt tay ông Sarkozy hồi năm 2012. 
Còn trong cuộc bầu cử vòng một, đảng Mặt trận quốc gia của chính trị gia Marine Le Pen đã giành được 25,2% số phiếu bầu nhưng tới vòng hai, số phiếu hạ xuống chỉ còn 22,2%. Trong khi, đảng Gaullist của ông Sarkozy giành được ưu thế, đảng Xã hội cầm quyền của Tổng thống Francois Hollande lại chịu cảnh nép vế.
Lâu nay, ông Sarkozy được biết tới là người có mối quan hệ khá thân thiết với Tổng thống Putin. Thậm chí, một số tờ báo Pháp còn ví ông Sarkozy là "bạn thân Putin". Do đó, ông Sarkozy từng chia sẻ "sự chia rẽ giữa châu Âu và Nga là một thảm kịch". Và nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin là "đối tác tốt" của Pháp.
Trong khi đó, bà Le Pen lại ca ngợi nhà lãnh đạo Nga là một "người yêu nước". Ngoài ra, bà còn hối thúc Pháp rời khỏi khối NATO và xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nga dựa trên nền tảng là "đối tác quân sự và năng lượng".
Trái lại, hồi đầu tháng Ba, tờ Le Monde đã cho đăng một bài báo liên quan tới những lập luận của 6 học giả và nhà khoa học chính trị người Pháp mang tư tưởng phản đối Tổng thống Putin. Họ cho rằng: "Đảng cánh hữu ở Pháp đang trở thành tay chân mở rộng tầm ảnh hưởng của ông Putin".
Cũng theo tờ báo này, việc cử tri Pháp bỏ phiếu cho các đảng thân Nga liệu có liên quan tới quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine của Tổng thống Putin hay những cáo buộc quân đội Nga tiến vào miền đông Ukraine hay không. Nhưng rõ ràng, vị thế địa chính trị của Mỹ đang suy yếu. Điển hình, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thất bại trong việc tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Trung Đông. Đây cũng là yếu tố khiến những người có tư tưởng chống đối Nga phải dè chừng. Trong khi, các chính trị gia như Le Pen, Sarkozy và nhiều người khác chọn con đường đứng về phía điện Kremlin.
Mối lo ngại hiện nay của chính quyền Pháp là việc Mỹ có thể sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự. Điều này sẽ khiến chính quyền của Tổng thống Hollande mất lòng tin về cách giải quyết khủng hoảng của ông Obama. Trái lại, nó sẽ giúp các đảng thân Tổng thống Putin giành thêm sự ủng hộ.
Pháp hoãn giao tàu sân bay mang trực thăng lớp Mistral cho Nga sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow. 
Trong thời gian qua, ông Sarkozy đã tích cực vận động tranh cử cho chức vụ Tổng thống, sẽ được tổ chức vào năm 2017. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp sẽ diễn ra sau đúng 4 tháng, Tổng thống Obama hết nhiệm kỳ vào tháng 1/2017.
Ông Sarkozy tỏ ra là người có đường lối ngoại giao trái ngược với Tổng thống đương nhiệm Hollande, đặc biệt là trong vấn đề liên quan tới Nga. Nếu Tổng thống Hollande chủ trương thân Mỹ chống Nga khi hưởng ứng Washinton trừng phạt Moscow sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea thì ông Sarkozy lại khẳng định không thể đổ lỗi cho Nga về quyết định sáp nhập Crimea.
Mối quan hệ thân thiết giữa ông Sarkozy và Tổng thống Putin được thể hiện rõ nét qua sự kiện 5 ngày giao tranh giữa Nga và Gruzia hồi năm 2008. Vào thời điểm đó, khi đang nắm giữ chức vụ Tổng thống Pháp, ông Sarkozy đã không ngại bay liên tục từ Pháp sang Nga rồi sang Gruzia. Nhờ vị thế trung gian hòa giải của ông Sarkozy, cuộc xung đột này đã nhanh chóng chấm dứt.
Thêm một bằng chứng cho tình bạn của ông Putin và ông Sarkozy là việc Nga mua 2 tàu sân bay mang trực thăng lớp Mistral của Pháp vào năm 2011. Nếu như không có lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, hợp đồng này đã có thể hoàn tất. Phát biểu trước việc Tổng thống Hollande ngừng chuyển tàu Mistral cho Nga, ông Sarkozy nhấn mạnh nhà lãnh đạo Pháp đã "làm theo mệnh lệnh của Mỹ".
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới. 
MINH THU (lược dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét