CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Nga xây dựng kinh tế tự chủ: Thử thách của ông Putin

Nga sẽ thực hiện được mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ nhưng sẽ vô cùng trầy trật bởi khó khăn chồng chất.

Khó khăn chồng chất
Nhận định về mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ của lãnh đạo nước Nga trong bối cảnh phải hứng chịu liên tiếp các đòn trả đũa về kinh tế của phương Tây, TS Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mexico, Thụy Điển, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế cho rằng nước Nga đang ở thế "mất bò mới lo làm chuồng".
"Trong mấy chục năm qua, thế giới tồn tại một mô hình kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu lửa. Nước Nga quá giàu tài nguyên thiên nhiên. Trong những điều kiện bình thường, người Nga tiêu xài mấy đời cũng không hết, không cần lao động vất vả cũng có thể sống sung túc. Điều này không phải không tạo nên tính ỷ lại và sức ỳ.

Ông Putin hay ông Medvedev không phải chưa từng đề ra các chương trình cải cách kinh tế và hiện đại hóa đất nước, nhưng không dễ vượt qua sức ỳ ấy. Ngày nay, nước Nga đứng trước hai thách thức: Cấm vận của phương Tây và giá dầu hạ. Những điều trước đây không làm được thì nay nhiều khả năng sẽ làm được".
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đứng trước khó khăn lớn khi muốn xây dựng nền kinh tế tự chủ
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đứng trước khó khăn lớn khi muốn xây dựng nền kinh tế tự chủ
Theo Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, để làm được điều này, người Nga phải tái cấu trúc nền kinh tế của mình. Nhưng muốn khôi phục vị thế cường quốc, nước Nga không thể chỉ giới hạn “tự nuôi sống đất nước của mình”. 
"Để "tự nuôi sống" đối với nước Nga không quá khó. Nhưng để hiện đại hóa nước Nga, xây dựng những ngành kinh tế mạnh phù hợp với tiềm năng và điều kiện của nước Nga, đồng thời phải có tính cạnh tranh trong phân công lao động quốc tế thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì cần phải có một cách tiếp cận mới toàn diện. Cần một cuộc cải cách, thậm chí là một cuộc cách mạng trong tư duy nhận thức và hành động. Nước Nga đã sẵn sàng cho những thay đổi mang tính cách mạng chưa? 
Cái khó là dân số Nga đang suy giảm, vốn chảy ra nước ngoài, chảy máu chất xám… Nền kinh tế Nga đang thu hẹp một cách đáng kể, rõ ràng đang đòi hỏi chính quyền Putin phải có những giải pháp mạnh mẽ và quyết đoán", TS Nguyễn Ngọc Trường nhận định.
Trong khi đó, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) nhấn mạnh rằng, ngày nay không có nền kinh tế nào độc lập, tự chủ theo nghĩa tuyệt đối 100% bởi thị trường đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Nước Nga xây dựng kinh tế tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá chứ không phải như thời Leonid Brezhev.
Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận xét, nước Nga có 3 điều kiện quan trọng để tiến hành quá trình cải cách kinh tế.
"Nga có nguồn lực tài nguyên thiên nhiên cực lớn, có cơ sở công nghiệp, công nghệ khá hiện đại tiếp quản từ thời Liên Xô và họ có khả năng sản xuất được hầu hết các nhu cầu sản phẩm của người dân, phục vụ an ninh quốc phòng, nhu cầu sản xuất để tái tạo và nâng cao hiệu quả sức mạnh kinh tế của họ.
Ngoài ra, phải kể đến tổng lực quốc gia của nước Nga. Bên cạnh tiềm lực cứng về quốc phòng an ninh họ còn có tiềm lực mềm, đó là vai trò uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc". 
Tướng Cương khẳng định, nước Nga có đầy đủ cơ sở để thực hiện mục tiêu đã đề ra, điều cuối cùng quyết định cho sự thành bại của quá trình này là cái đầu của người lãnh đạo. Tổng thống Vladimir Putin quy tụ đầu đủ 3 yếu tố mà người lãnh đạo đất nước cần có: trí tuệ, tâm sáng và tận tâm với đất nước.
"Bởi vậy, Moscow sẽ làm được nhưng sẽ vô cùng trầy trật, khó khăn chồng chất bởi cái khó của nước Nga là một không gian sinh tồn quá rộng, diện tích nước Nga chiếm 10% mặt đất hành tinh này. Riêng việc tổ chức lực lượng quốc phòng, an ninh để bảo vệ lãnh thổ đất nước đã cực kỳ tốn kém. Về điều kiện xã hội, nước Nga là quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo, đa chính kiến và đang ở khúc quanh chuyển từ cơ chế của CNXH bao cấp cũ sang cơ chế thị trường", Thiếu tướng Lê Văn Cương chỉ rõ.
Sức mạnh thay đổi về chất
Cũng theo tướng Lê Văn Cương, điểm yếu nhất của Nga và thử thách lớn nhất đối với Tổng thống Putin là toàn bộ nền kinh tế từ năm 1927 đến nay tập trung vào công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng, trong khi công nghiệp tiêu dùng so với phương Tây rất yếu.
"Nga không sản xuất nổi hàng hoá tiêu dùng cho 145 triệu người mà phải nhập khẩu, từ gói mỳ ăn liền đến cái tăm, đôi dép... Đây là hậu quả của mô hình kinh tế cũ kéo dài hàng chục năm để lại. Tổng thống Putin không phải là thánh! Muốn xoay chuyển cơ cấu kinh tế, chuyển từ kinh tế phát triển công nghiệp nặng phục vụ cho quốc phòng, an ninh là chủ yếu sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá dịch vụ để hội nhập vào thị trường thế giới, người Nga phải có tiền, ít nhất 300-400 tỷ USD".
Theo ông, chỉ cần nước Nga thực hiện được 80% ý tưởng của ông Putin thì người được hưởng lợi đầu tiên sẽ là người dân Nga, còn người thua thiệt chắc chắn sẽ  là châu Âu khi miếng bánh thị phần trong thị trường Nga của các tập đoàn tư bản châu Âu ngày càng nhỏ đi.  
Còn TS Nguyễn Ngọc Trường lại bày tỏ quan điểm, trong thế giới phẳng, các nước sẽ được lợi hơn là bị thiệt hại với một nước Nga nâng cao năng lực độc lập tự chủ về kinh tế. Nước Nga sẽ không chỉ mua mà còn bán. Ngày nay các dòng sản phẩm 6 tháng đã phải đổi mới một lần. Nước Nga tiến lên thì các nước khác cũng tiến lên. Nếu thành công trong việc tạo ra các ngành kinh tế thay thế nhập khẩu, nước Nga sẽ ít nhập các nhu yếu phẩm nhưng vẫn cần đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu các sản phẩm cần thiết cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
"Khi tranh cử tổng thống năm 2012, ông Putin từng đưa ra ý tưởng “mượn gió Trung Quốc để đẩy con thuyền kinh tế Nga”. Bây giờ là lúc hiện thực hóa ý tưởng ấy, tối ưu hóa vị trí địa chiến lược độc đáo của một quốc gia Á-Âu, giàu tài nguyên thiên nhiên, có tiềm năng khoa học kỹ thuật to lớn.  
Nhưng để tránh phụ thuộc về kinh tế thì phải đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Ở phương Đông, phải lôi kéo Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng với Trung Quốc, phát triển vùng kinh tế Viễn Đông. Ở phương Tây, cần hóa giải bao vây cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây. Như vậy phải tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng...
Cuối cùng vẫn phải giải quyết một loại bài toán về cải cách, mở cửa, hội nhập và cạnh tranh kinh tế; phải điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào để phục vụ cho các chủ trương đối nội. Nếu không có giải pháp đồng bộ thì chủ trương “tự nuôi sống mình” chỉ là giải pháp tình thế", TS Trường nói.
Theo ông, một nước Nga mạnh sẽ đóng góp tích cực vào  cán cân quyền lực trên thế giới có lợi cho hòa bình và ổn định, vào cân bằng quyền lực Đông - Tây, Á - Âu, và vào một trật tự thế giới đa trung tâm, có lợi cho xu thế đa dạng hóa và dân chủ hóa đời sống chính trị, kinh tế quốc tế. 
"Nước Nga là một dân tộc vĩ đại. Hy vọng là, “cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông”. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tạo ra động lực mới cho việc hiện thực hóa các ý tưởng xây dựng nền kinh tế tự chủ phù hợp với môi trường kinh tế quốc tế và môi trường địa chính trị xung quanh nước Nga", TS Nguyễn Ngọc Trường kỳ vọng.
Không kém phần lạc quan, Thiếu tướng Lê Văn Cường bày tỏ tin tưởng, khi Nga có được nền kinh tế tự chủ, sức mạnh của quốc gia này sẽ thay đổi về chất và được nhân lên gấp bội. Kèm theo đó, giá của đồng Rúp sẽ tăng lên, Nga trở thành một địa điểm không thể không đến làm ăn. Ngoài ra, nguồn lực của nước Nga cũng được đào tạo cơ bản hơn, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giao thông, y tế, giáo dục... cũng được nâng cao.
"Hiện Nga mới có sức mạnh về quốc phòng, còn kinh tế vẫn hết sức khiêm tốn, đứng thứ 9 thế giới. Khi có được nền kinh tế tự chủ, Nga sẽ yên tâm trụ vững và nói chung, Nga sẽ trở thành một trong những trung tâm sức mạnh của thế giới dựa trên bản thân sức mạnh nội tại của mình".
Thành Luân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét