CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

EU phủi tay, tương lai nào cho Ukraine?

Các động thái gần đây cho thấy Kiev đã nỗ lực để ép EU ngồi cùng con tàu đắm. Tuy nhiên, EU đã biết lựa chọn vì lợi ích của riêng họ

Châu Âu đã rời thuyền
Những ngày qua, Kiev liên tiếp nhận được tin xấu từ phía liên minh châu Âu (EU). Đầu tiên là thông tin về việc EU chính thức ngừng cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Lý do mà châu Âu đưa ra vô cùng đơn giản: Kiev tham nhũng, và họ không thể tiếp tục bơm tiền.
Lý do này lý giải cho hành động chính quyền Ukraine bắt giữ hai quan chức cấp cao về tội tham nhũng tiền mua năng lượng ngay trong một cuộc họp được phát trực tiếp trên sóng truyền hình. Có thể thấy rằng đây là nỗ lực níu kéo mà Kiev buộc phải thí đi hai con tốt trong bộ máy của mình. Nhưng thực tế, hành động này không thể cứu vãn được tình hình, khi mà nguyên nhân sâu xa không nằm ở việc quan chức Kiev tham nhũng.
Có thể nói, vấn nạn tham nhũng đã là căn bệnh thâm căn cố đế của quốc gia Đông Âu này. Khi lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Yanukovych, cái cớ để cuộc cách mạng màu được bùng phát mạnh mẽ như vậy cũng bắt nguồn từ chống tham nhũng, đảm bảo công bằng, phát triển đất nước.

Vậy khi nói Kiev tiếp tục tham nhũng, nhiều đến mức tiền viện trợ bị rơi vào "cái túi không đáy", phải chăng EU cũng đang ám chỉ rằng đã đến lúc dẹp luôn chính quyền này đi để tìm kiếm một bộ máy khác thức thời hơn?
Xe tăng Ukraine tiến vào vùng dân cư Shirokino, Donetsk
Xe tăng Ukraine tiến vào vùng dân cư Shirokino, Donetsk
Một vấn đề khác quan trọng hơn, EU chỉ tuyên bố không viện trợ tài chính, nhưng họ vẫn thông qua khoản vay 1,8 tỷ euro cho Ukraine. Điều này cho thấy, châu Âu sẽ chỉ cho vay mà không cho tiền. Mà tất nhiên, có vay có trả.
Từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraine đến nay, với những thông tin được công bố công khai thì EU đã chi ra hơn 1 tỷ euro viện trợ cho Kiev, số tiền này được hoàn tất vào cuối năm 2014. Sau đó, chưa có thêm bất kỳ thông tin viện trợ kinh tế nào được thông báo. Điều này đã thể hiện rõ ràng rằng cuối cùng thì EU cũng bắt đầu phủi tay với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Họ không can dự vào vấn đề quân sự, và bây giờ là tài chính. Biểu hiện duy nhất thể hiện EU còn bênh vực Ukraine đó là các biện pháp trừng phạt Nga vẫn được duy trì và họ ủng hộ Kiev thông qua các quan điểm ngoại giao, chính trị.
Chắc chắn Ukraine đã hiểu rõ lòng dạ của EU. Đó là lý do vì sao họ bằng mọi cách níu kéo cuộc tình với châu Âu. Đầu tiên là một loạt những lời kêu cứu được phát đi. Tổng thống Poroshenko, Thủ tướng Yatsenyuk liên tiếp kêu gọi EU gia tăng trừng phạt Nga, trừng phạt ly khai. Tiếp đến là kêu gọi LHQ gửi quân gìn giữ hòa bình.
Trên chiến trường, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine kêu cứu rằng quân đội của họ đang hấp hối. Rằng số tiền ngân sách được cấp không đủ để mua quân lương, nhu yếu phẩm cho quân đội của họ chứ đừng nói đến việc có thể khuất phục được lực lượng ly khai đối lập.
Sau hàng loạt nỗ lực bất thành ấy, Kiev chơi một đòn táo tợn hơn: chiến sự tiếp tục nổ ra trong hai ngày 22, 23/3 tại Donetsk. Chưa đủ cao trào, Kiev trực tiếp nổ súng vào điểm dân cư Shirokino gần thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk. Bản thân OSCE đã khẳng định đây là thảm họa, là tội ác do chính quyền Kiev gây ra.
Có thể thấy rằng Ukraine đang cố gắng phá vỡ thỏa thuận Minsk 2, để đẩy tình hình trong nước rơi vào một thảm cảnh mới, và hi vọng EU sẽ giữ lời khi gia tăng trừng phạt Nga nếu thỏa thuận đàm phán bốn bên tại Minsk bị phá hủy. Tuy nhiên, chưa một động thái nào của EU cho thấy họ sẽ trả lời Ukraine.
Các hành động quân sự với vũ khí hạng nặng của quân đội Ukraine ở Shirokino
Các hành động quân sự với vũ khí hạng nặng của quân đội Ukraine ở Shirokino
Tổng thống Poroshenko tuyên bố từ ngày 1/4, họ sẽ không mua khí đốt của Nga. Thay vào đó, "những người bạn phương Tây" đã quyết định bán khí đốt của họ cho Ukraine. Vấn đề ở chỗ, Ukraine sẽ lấy tiền ở đâu để mua khí đốt của EU. Và bản thân EU cũng đang mua khí đốt của Nga. Điều này đồng nghĩa với việc châu Âu bỏ tiền túi mua khí đốt của Moscow, nhưng phải xan xẻ nó cho Kiev với hình thức mua chịu bán chịu.
Điều này chỉ cho thấy rằng Ukraine đã cố gắng ép buộc EU vào tình trạng cùng hội cùng thuyền với mình, càng gắn bó được với EU trong càng nhiều vấn đề càng tốt.
Song, EU thời điểm này đã không còn là một quân cờ tiên phong trên bàn cờ đối đầu Nga - Mỹ nữa. Thay vì xông xáo gánh trách nhiệm, xông xáo trừng phạt, bơm tiền, hậu thuẫn... EU từng bước thoái lui. Bản thân Kiev và EU sẽ có cuộc họp bàn để cứu Ukraine. Tuy nhiên, cuộc họp ấy đáng ra phải tổ chức ngay thời điểm này, ngay lúc nước sôi lửa bỏng nhất, thì nó được ấn định vào cuối tháng 4/2015.
Đó là chưa kể trường hợp sẽ không có một thỏa thuận nào có lợi cho Ukraine được thông qua trong cuộc họp. Và từ nay đến thời điểm họp bàn, một tháng trời thiếu thốn, liệu Ukraine có thể tồn tại. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nguy cơ đảo chính nhằm vào chính quyền của Poroshenko. Các nhà tài phiệt của Ukraine đã bắt đầu hành động, giới phân tích cho rằng sắp có một cuộc chiến mới song song với cuộc chiến Kiev - Donbass. Và cũng không có gì khẳng định Poroshenko sẽ không phải là một Yanukovych thứ hai bị đảo chính.
Chưa kể đến việc, Mỹ và Nga vừa có một loạt các động thái nhường nhịn nhau bởi Washington đang tiến hành đàm phán hạt nhân với Iran, xúc tiến đàm phán hòa bình với Syria, tiến hành chuyển trục tích cực ở châu Á - Thái Bình Dương và cải thiện hình ảnh ở Mỹ Latinh. 4 mối quan tâm hàng đầu ấy của Mỹ đều có dấu ấn bàn tay Nga.
EU đang nổi dậy với Mỹ
Việc châu Âu bỏ rơi Kiev là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhìn lại toàn bộ cuộc khủng hoảng tính từ thời điểm cựu Tổng thống Ukraine bị đảo chính, tháng 2/2014 đến nay, châu Âu đã sắm nhiều vai trò. Từ kẻ hậu thuẫn cho đến người đi tiên phong trong cuộc đối đầu Nga - Mỹ trên bàn cờ địa chính trị Ukraine.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng trời sắm vai người phất cờ dẫn đoàn ấy, EU nhận ra họ đang có gì trong tay: một Ukraine tan hoang, không tiềm năng, sắp phá sản (thậm chí là đã phá sản nhưng chưa công bố), một nước Nga thiệt hại nặng nề, và bản thân châu Âu cũng thiệt đơn thiệt kép.
Quân Ukraine ở làng Shirokino
Quân Ukraine ở làng Shirokino
Đồng ruble Nga mất giá, đồng euro cũng chịu chung số phận khi lần đầu tiên trong 13 năm, tỷ giá giữa đồng tiền này với USD của Mỹ ngang bằng. Trong khi đó, Mỹ ung dung đón nhận những tin vui về sự hồi sinh của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Vậy EU đang chịu thiệt, đang tổn thất để nhận lấy điều gì, khi mà bản thân lợi ích của họ không hề được đảm bảo.
Chỉ còn một cách duy nhất là trả lại nguyên vẹn bản chất của cuộc đối đầu này cho các bên tham chiến, đó là cuộc chơi trực tiếp của Nga và Mỹ, EU về với vai trò đáng lẽ họ phải sắm ngay từ đầu: khán giả.
Có thể thấy bộ đôi Đức, Pháp đã phải ngoại giao như con thoi để co kéo, dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk để đẹp lòng Nga, vừa lòng Mỹ, lợi cho cả EU. Nhưng dường như mọi thứ đổ bể, và EU rút lui khỏi cuộc chơi bằng cách ngừng viện trợ tài chính.
Nếu nói Ukraine vẫn có một khoảng tiền 17,5 tỷ USD vay từ phương Tây. Thì trong đó, 5 tỷ USD đã giải ngân từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tất nhiên, IMF là sân nhà của Mỹ, do Mỹ làm chủ, và cũng là tiền của Mỹ.
5 tỷ USD tiếp theo từ ngân hàng châu Âu, nhưng khoản tín dụng này đã bị dừng vô thời hạn. Số còn lại từ các tổ chức tín dụng độc lập và các cá nhân tài phiệt. Nhưng sẽ chẳng tổ chức nào liều lĩnh đầu tư vào một quốc gia sắp đắm như Ukraine.
Từ đó để thấy, EU đã bỏ rơi Mỹ, đã quay lưng lại với Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraine này. Và điều tồi tệ hơn, những tư tưởng bài Mỹ ngày càng thể hiện sâu sắc trong 28 quốc gia thành viên EU.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cho rằng EU đã theo đuổi một chính sách sai lầm khi chỉ đàm phán hiệp định liên kết với Ukraine mà không đàm phán một hiệp định tương tự với Nga. Ông này cũng khẳng định những gì mà EU theo đuổi với Nga chỉ làm xấu đi trầm trọng tình trạng của liên minh này.
Bản thân Washington cũng bắt đầu có nhiều động thái vừa đề phòng, vừa đe dọa Berlin khi họ lo ngại Đức và Nga đã quá thân thiết đến mức hoàn toàn có thể hình thành liên minh trong tương lai. Tại Séc, người dân biểu tình phản đối sự hiện diện của Mỹ ngày càng rầm rộ. Tình trạng ấy cũng diễn ra tương tự ở các nước nhỏ, đặc biệt là Hy Lạp.
Lính ly khai Donetsk chống lại các cuộc càn quét của quân đội Ukraine
Lính ly khai Donetsk chống lại các cuộc càn quét của quân đội Ukraine
Đó là về vấn đề chính trị, kinh tế, còn quân sự, không phải đến bây giờ EU mới rệu rã trong mối quan hệ với Mỹ. Thời Chiến tranh lạnh cách nay ba chục năm, châu Âu góp được 40% ngân sách của NATO, ngày nay chỉ còn 20% dù Mỹ có ra sức kêu gọi trách nhiệm từ các thành viên.
Thậm chí có thông tin cho rằng ngân sách cho một Sư đoàn Không quân Mỹ còn cao hơn số tiền mà Anh chi cho Bộ Quốc phòng. Có thể thấy rằng, sự sụp đổ của Liên Xô, sự trỗi dậy thầm lặng của Nga đã khiến châu Âu mất đề phòng và cũng có phần cợt nhả với người anh cả Washington.
Sự hợp tác giữa Mỹ-EU-Nga đối với châu Âu trở thành câu chuyện bắt cá hai tay, châu Âu vừa cần năng lượng, thị trường của Nga, nhưng họ vẫn cần chiếc áo giáp từ phía Mỹ.
Việc châu Âu thoát Mỹ ngày càng lộ rõ khi bất chấp sự phản đối của Washington, những nước lớn của EU vẫn rủ nhau góp tiền và ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á AIIB với Trung Quốc. Và thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO hết muốn mua vũ khí Trung Quốc, giờ còn thèm khát cả vũ khí Nga.
Tử tước Palmerston – Ngoại trưởng và Thủ tướng Anh giữa thế kỷ 19 – từng nói: “Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn mà cũng chẳng có kẻ thù muôn đời. Quyền lợi của chúng ta mới là muôn đời vĩnh viễn, và đấy là nghĩa vụ chúng ta phải hoàn thành”. EU đang thực hiện không chệch đi một từ trong câu danh ngôn này.
Những biểu hiện ấy cho thấy rằng EU cuối cùng đã lựa chọn không ngoan cho chính mình, họ không còn mù quáng đi theo ngọn đèn dẫn đường của Mỹ nữa. Và điều này mới là mối nguy lớn nhất của Washington chứ không phải IS, Nga, Putin, Syria, hay Trung Quốc, Triều Tiên.
Những gì EU thể hiện đã cho thấy quyền lực mềm của Mỹ ngày càng mất bùa phép. Và thay vào đó, quân bài năng lượng của Nga, hay sức mạnh đồng tiền của Trung Quốc mới đang chứng tỏ ma lực.
  • Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét