CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Vì sao Mỹ cần bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam ?

(Tin Nóng) Mỹ không thể trải rộng mối quan tâm khắp nơi trong tình hình ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, lại phải đối mặt với nhiều khủng hoảng trên thế giới từ Trung Đông, châu Âu đến châu Á. Vì vậy Mỹ phải cân nhắc tháo lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, theo tạp chí Diplomat.


Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đại tướng Martin E. Dempsey xem một máy bay tiêm kích huấn luyện của sư đoàn không quân 372 tại Đà Nẵng ngày 15.8 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Tác giả Paul J. Leaf, luật sư và là một cây bút bình luận quốc tế, viết trên Diplomat ngày 18.9 rằng Washington cần một đối tác mạnh mẽ cho các vấn đề trên Biển Đông, và đó chính là Việt Nam.
Theo tác giả, Mỹ đang phải cắt giảm ngân sách quốc phòng trong khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng mới và trầm trọng trên thế giới, cũng như sự gia tăng các hành động của Trung Quốc đe dọa làm thay đổi hiện trạng trong khu vực châu Á. Do vậy Mỹ buộc phải nghĩ đến việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để vừa hỗ trợ năng lực phòng thủ vừa cải thiện quan hệ hai nước.
Vào năm 1984, Mỹ áp lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam bằng lý do "nhân quyền". Đến năm 2007, chính quyền tổng thống Bush nới lỏng lệnh này khi cho phép bán sang Việt Nam các vũ khí không gây sát thương.
Tuy nhiên sự thay đổi môi trường an ninh thế giới từ châu Âu, Trung Đông đến châu Á khiến Mỹ buộc phải xem lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang nổi lên với ngân sách quốc phòng bằng cả 24 nước châu Á cộng lại, cùng chiến lược chống tiếp cận/chống thâm nhập (A2/AD) và các vũ khí hiện đại.
Tự tin vào sức mạnh quân sự của mình và nghi ngờ các biện pháp đối phó của Mỹ, Trung Quốc đang đẩy mạnh các hành động quyết liệt trong việc đòi yêu sách chủ quyền trên các vùng biển trong khu vực.
Chiến sĩ từ tàu Cảnh sát biển 8003 quan sát các tàu Trung Quốc bào vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam, 15.7.2014 - Ảnh: Reuters
Tác giả cũng liệt kê một số hành động này của Trung Quốc như từ tháng 1.2014 áp luật lệ buộc tàu cá nước ngoài phải được Trung Quốc cho phép khi đánh bắt cá trên diện tích 90% Biển Đông, đưa trái phép giàn khoan dầu khí (Hải Dương-981) vào vùng biển Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7.2014, cho tàu đâm húc tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, công khai việc sẽ xây hải đăng trên các đảo chiếm đoạt của Việt Nam... Mới nhất là vụ phía Trung Quốc cướp phá tàu cá, đánh đập ngư dân Quảng Ngãi tại quần đảo Hoàng Sa trong tháng 8.2014.
Theo bài báo, Việt Nam là nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới, có lực lượng quân sự nghĩa vụ thứ 11 thế giới, và dự kiến nền kinh tế sẽ đứng thứ 17 thế giới vào năm 2025. Việt Nam cũng tăng chi tiêu quốc phòng 130% từ 2003 đến 2012 để củng cố và hiện đại hóa hải quân và không quân. Việt Nam có vị trí chiến lược khi có biên giới dài trên 1.000 km với Trung Quốc và nằm dài dọc Biển Đông.
Do vậy tác giả bài báo cho rằng bằng cách bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để gia tăng sức phòng thủ, Mỹ hy vọng sẽ hạn chế được sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Mỹ có khả năng giúp hiện đại hóa quân đội Việt Nam nhanh hơn so với Nga là nước cung cấp chủ yếu vũ khí cho Việt Nam. Nguyên nhân là do Mỹ có nhiều công nghệ cao hơn Nga, lại có thể giảm giá vũ khí mạnh mẽ.
Tuần dương hạm tên lửa USS Shiloh (CG 67) thuộc hạm đội 7 bắn tên lửa diệt hạm Harpoon trong cuộc tập trận Lá chắn dũng cảm gần đảo Guam, ngày 15.9.2014. Loại tên lửa này được nhiều nước Đông Nam Á sử dụng - Ảnh: Hải quân Mỹ
Mỹ đang phải đối phó nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới trong tình hình ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Trong ảnh: Một máy bay trinh sát điện tử EA-6B Prowler cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN 77) để phục vụ các cuộc không kích của Mỹ nhắm vào phiến quân IS tại Iraq, ngày 13.9.2014 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Việc bỏ lệnh cấm này vừa giúp cải thiện quan hệ quân sự giữa hai nước, vừa giúp quân đội Việt Nam có khả năng tương tác nhiều hơn với quân đội các nước trong khu vực. Và qua đó Mỹ cũng hy vọng số lượt tàu chiến của Mỹ ghé thăm cảng Việt Nam sẽ nhiều hơn so với mức 1 chuyến/năm như hiện tại.
Các quan chức Mỹ thuộc cả hai đảng, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain, người từng là tù binh chiến tranh ở Việt Nam, mới đây đã cho thấy sự quan tâm của họ trong việc cần hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, và ủng hộ việc củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam.
Dĩ nhiên cũng có những ý kiến ở Mỹ chỉ trích việc bỏ cấm vận vũ khí, chủ yếu tập trung vào vấn đề nhân quyền. Tuy vậy chính quyền Mỹ vẫn sẽ bán vũ khí cho Việt Nam vì chủ yếu dùng để phòng thủ, và các chuyến thăm của các nghị sĩ Mỹ đến Việt Nam gần đây xác nhận đã có cải thiện to lớn trong vấn đề nhân quyền.
Chưa kể việc gia nhập Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ làm kinh tế Việt Nam mạnh thêm lên, giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc và gia tăng khả năng mua sắm quốc phòng cao hơn.
Anh Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét