CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Vì sao EU “hoãn binh”?

(Chinhphu.vn) - Hôm 16/9, Quốc hội Ukraine và Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn Hiệp ước Hợp tác về kinh tế và chính trị, nhằm tăng cường mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương giữa Kiev và Brussels. Tuy nhiên, Hiệp định thương mại tự do giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm hoãn thực thi đến cuối năm 2015.
Ảnh minh họa

Vì sao Ukraine đã chính thức ngả theo châu Âu, nhưng EU buộc phải “hoãn binh” và đồng ý với Nga giãn việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do với Ukraine?
Trong một bức thư gửi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mà hãng tin Reuter có được ngày 23/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng Moscow sẽ hạn chế sự tiếp cận của Ukraine với các thị trường thiết yếu của Nga nếu Kiev thực thi bất cứ phần nào của thỏa thuận thương mại với EU.
Trong bức thư, ông Putin cảnh báo rằng, ngay cả việc sửa đổi luật pháp để chuẩn bị cho thỏa thuận liên kết EU-Ukraine cũng sẽ ngay lập tức đối mặt với phản ứng từ phía Moscow.
Gánh nặng Ukraine?
Con đường đưa Ukraine đến với EU xem ra còn rất chông gai và chưa rõ liệu có thực sự được như kỳ vọng?
Trước đó, một mặt ra tay áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, nhưng mặt khác EU đã buộc phải đồng ý với Nga giãn thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định thương mại tự do với Ukraine đến hết ngày 31/12/2015.

Trên thực tế, Ukraine đã gần như “quay trở về vạch xuất phát” như thời cựu Tổng thống Yakunovich còn tại vị. Chỉ khác nhau ở chỗ: để nhận được sự trợ giúp của Nga (mà cụ thể là số tiền vay trong đó có 3 tỷ USD đã nhận), ông V.Yakunovich cam kết lùi vô thời hạn việc ký liên minh với EU và thế là Maidan nổ ra, hệ quả là ông V.Yakunovich bị lật đổ. Còn hiện nay, dù Hiệp định đã được ký kết và Rada đã phê chuẩn nhưng EU và Ukraine đã nhất trí với Nga lùi thời hạn chính thức thực thi sang đầu năm 2016.
Từ khi Nga quyết định cấm nhập khẩu nông sản thực phẩm từ các nước (mà chủ yếu là các nước trong EU) đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã làm cho tăng trưởng kinh tế tại khu vực đồng Euro vốn đã èo uột nay lại càng thêm ảm đạm. Tại nhiều nước ở khu vực này, giống như Nhật Bản hồi những năm 1990, lạm phát đang ở trạng thái bằng 0 hoặc là lạm phát âm. Điều đó có nghĩa là thất nghiệp nhiều, sức mua kém, kinh tế tăng trưởng chậm. Nông sản thực phẩm sản xuất ra lại bị Nga từ chối mua đã gây nên những thiệt hại trước mắt như thống kê sơ bộ từ EU khoảng 7 tỷ euro. Tuy nhiên, những vùng sản xuất đã quy hoạch để cho thị trường Nga, trong tương lai sẽ như thế nào mới là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách của EU. Nếu Ukraine liên minh với EU ngay từ bây giờ thì gánh nặng đè lên vai EU xem ra đã có phần quá sức.
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Ukraine năm nay sẽ giảm khoảng 7% và năm 2015 sẽ tiếp tục suy giảm khoảng 3% nữa. Nếu phải “gánh” thêm Ukraine ngay từ bây giờ chắc chắn tình hình kinh tế của Eurozone sẽ càng thêm tồi tệ.
Kết quả của quý II vừa qua cho thấy “đầu tàu” Đức cũng đang “hụt hơi” so với quý I (tăng trưởng quý I là 0,7% , sang quý II chỉ còn 0,5% - giảm 0,2% so với quý I).
Ngoài ra, sẽ còn rất khó đoán định nếu Nga lại có những biện pháp trả đũa như vừa rồi. Hơn nữa ngay từ khi chính quyền của Tổng thống P.Poroshenko có chủ trương hoà đàm, các đảng phái dân tộc chủ nghĩa ở Ukraine bắt đầu có những hành động chống đối.
Trong khi Rada thông qua đạo luật cho vùng Donbass hưởng một số quy chế độc lập thì ở bên ngoài Toà nhà quốc hội, các lực lượng quá khích gây sức ép để các đại biểu quốc hội phải thông qua bằng được đạo luật “Lyustratsya”. Bản chất của đạo luật này nhằm truy tìm và đào thải những viên chức nhà nước trước đây từng làm việc dưới thời Tổng thống Yanukovich và vẫn còn “nặng lòng” với thời kỳ ấy. Theo thừa nhận của chính Thủ tướng Ukraine  A.Yatsenyuk, sẽ có khoảng 1 triệu viên chức nhà nước bị rơi vào vòng ngắm của đạo luật này.
Càng gây căng thẳng và dồn Nga vào thế bí, rất có thể sẽ lợi bất cập hại với chính nước Mỹ. Có lẽ cũng vì lý do này mà ngày 12/9 khi tuyên bố tiếp tục trừng phạt Nga, EU vẫn thêm chi tiết là từ thời điểm đó (12/9) đến cuối tháng 9, tuỳ vào tình hình cụ thể mà lệnh trừng phạt có thể sẽ được dỡ bỏ một phần hay toàn bộ. Điều này có nghĩa EU vẫn tự để ngỏ một lối thoát cho mình.
Theo đánh giá của Bloomberg, Exxon Mobill là 1 trong số các công ty của Mỹ có quyền khai thác và thăm dò trên vùng lãnh thổ rộng 11,4 triệu ha tại Nga và bị ảnh hưởng nặng nhất từ cấm vận. Mới đây, Wall Street Journal đã viết: “Trừng phạt đã và đang làm phát sinh rủi ro cho những hợp đồng mà các công ty Mỹ đã ký và đang triển khai tại Nga”. Exxon Mobill đã ký hợp đồng với Rosneft đầu tư 3,2 tỷ USD để có 33% cổ phần của công ty khai thác dầu tại Bắc cực, nơi đây được đánh giá có trữ lượng lên tới cả nghìn tỷ thùng dầu. Các công ty Mỹ triển khai kinh doanh tại Nga đang đứng trước lựa chọn nan giải hoặc vi phạm hợp đồng, hoặc vi phạm lệnh trừng phạt mà chính phủ đã ban hành.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Trường đại học California (Los Angeles) mới đây, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jacob Lew cũng đã phải thừa nhận càng thắt chặt các biện pháp trừng phạt với Nga, Mỹ và EU càng cảm thấy khó khăn để tránh cho chính mình khỏi bị thiệt hại. “Mục đích của chúng tôi là không được làm tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế của LB Nga. Chúng tôi chỉ muốn gây áp lực để Điện Kremlin thay đổi quan điểm”.
Ở một khía cạnh khác, kể từ khi Mỹ và các đồng minh của mình áp đặt các biện pháp trừng phạt, nước Nga cũng đang phải đối diện với rất nhiều áp lực. Các dòng vốn đang chảy khỏi Nga, đồng ruble mất giá khoảng 10%, các mặt hàng thiết yếu nhất là thực phẩm đã có dấu hiệu tăng giá và ít nhiều trở nên khan hiếm.
Thời đại thế giới phẳng tạo nên sự giao thoa, hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau, nhất là với các nền kinh tế lớn. Sự ảnh hưởng và thiệt hại đôi khi không muốn vẫn cứ xảy ra đối với chính những nước đã ra đòn trừng phạt trước. Vì vậy, chắc chắn các bên sẽ phải giảm bớt căng thẳng để tự "cởi trói" cho mình. Tuy nhiên, khi nào và bằng cách nào thì chỉ có thời gian mới cho câu trả lời chính xác và trung thực nhất.
Phạm Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét