CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Kiev chung hàng ngũ EU: Ukraine không quên Nga

 Tổng thống Ukraine đưa ra kế hoạch cải cách đất nước, đồng thời cũng đã khẳng định khủng hoảng tại quốc gia này đã qua đi
Chiến lược cải cách đất nước
Tờ Vietnam+ dẫn thông tin từ ITAR TASS cho biết ngày 25/9/2014, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã trình bày chương trình cải cách đất nước quy mô lớn trong thời gian 6 năm mang tên "Chiến lược - 2020", với mục tiêu đưa Kiev gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Chương trình này gồm 60 cải cách sẽ được hoàn tất trước nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới. Cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn được ấn định tổ chức ngày 26/10.
Chiến lược trên bao gồm cải cách chống tham nhũng, cải cách tư pháp, cải cách các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan quốc phòng và an ninh quốc gia, phi tập trung hóa và cải cách quản lý nhà nước, phát triển doanh nghiệp, cải cách hệ thống y tế, cải cách thuế, phát triển tổ hợp quốc phòng.

Cũng trong ngày 25/9, ông Poroshenko cũng đưa ra quyết sách của mình về đường lối ngoại giao của nước này. Theo đó, Ukraine sẽ hủy bỏ quy chế không liên minh của nước này, mở đường cho việc Kiev gia nhập các liên minh quân sự, mà cụ thể chính là khối NATO.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Ngay sau đó, ngày 26/9/2014, Ukraine cũng giới thiệu mẫu tên lửa "đất đối không" đầu tiên do nước này tự sản xuất mang tên Alta. Tên lửa này được trình làng trong cuộc triển lãm quốc tế mang tên "Vũ khí và an ninh - 2014" diễn ra ở thủ đô Kiev trong các ngày từ 24 - 27/9.
Động thái này như nhằm minh chứng rằng Ukraine đang sở hữu những nền tảng vũ khí quân sự hiện đại và hoàn toàn có thể biến nền tảng đó trở thành một thế mạnh của nền kinh tế cũng như an ninh.
Mục đích của "Chiến lược - 2020"
Chính sách của Tổng thống Poroshenko đã được vẽ ra, với cách nhìn nhận rất thẳng thắn vào những vấn đề tồn tại của quốc gia này, đặc biệt trong đó là chính trị cũng như nạn tham nhũng.
Trong "Chiến lược - 2020" này, một điều mà ông Poroshenko cho là tiên quyết để thành công, đó là vận động và sử dụng hợp lý nguồn tài trợ từ phương Tây, cụ thể là ngân hàng quốc tế, IMF, EU, Mỹ... Và Kiev cũng không ngừng phát đi những tín hiệu yêu cầu hay thúc giục các khoản tài trợ này.
Thực tế thì ngoài việc Ukraine đang thực sự muốn thay đổi chính mình, phát triển đất nước, vẫn còn rất nhiều dụng ý mà khiến cho Kiev rơi vào thế không phát triển không được.
Trước hết là việc được đứng chung hàng ngũ với các quốc gia của liên minh châu Âu EU thì trước hết, Ukraine phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của họ, từ ổn định chính trị, dân chủ đất nước, thu nhập bình quân, sức khỏe nền kinh tế... Để đạt được những điều này, không còn cách nào khác ngoài việc Ukraine phải tự đi, dù có được dìu dắt bằng những đồng euro hay đô-la Mỹ.
Tên lửa Alta do Ukraine tự sản xuất được ra mắt trong triển lãm quân sự
Tên lửa Alta do Ukraine tự sản xuất được ra mắt trong triển lãm quân sự
Tiếp đến, sự cải thiện hình ảnh của mình trong mắt EU, thậm chí là gia nhập EU (dự định vào năm 2018) sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc lấy thiện cảm của khối NATO. Bởi như Thủ tướng Yasenyuk của Ukraine đã thừa nhận ngày 25/9/2014, Ukraine sẽ không thể bước chân vào NATO trong một sớm một chiều, bởi đang có rất nhiều thành viên NATO không có cái nhìn tốt đẹp hay thiện chí về quốc gia này.
Gia nhập EU là một mục tiêu quan trọng, nhưng gia nhập NATO lại là cái đích cuối cùng. Chiến sự Ukraine được chỉ ra là nhằm đưa được quốc gia này trở thành thành viên trong liên minh quân sự nói trên, lặp ra với mục đích cô lập Nga. Và thời điểm hiện tại, NATO chính là tấm lá chắn quan trọng mà Ukraine phải có để đảm bảo an toàn cho mình trước sự gây hấn của Nga.
Và điều quan trọng cuối cùng, nếu không có những kế hoạch, những bước đi, đường hướng cụ thể để khẳng định quyết tâm xây dựng lại một đất nước từ đống đổ nát, Ukraine sẽ không thể nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí mà phương Tây đã hứa.
Cục diện cuộc khủng hoảng từ Ukraine có thể nói đã kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn vô thời hạn. Thỏa thuận này khiến cho các bên liên quan là ly khai và Kiev có thời gian để thực hiện những toan tính của riêng mình.
EU để Ukraine tự đi
Dù Kiev đang có những toan tính trong việc thay đổi đất nước, nhưng thực tế họ đang rơi vào hoàn cảnh buộc phải tự đi.
Bởi lẽ, phương Tây đã không còn mặn mà với quốc gia này, với cuộc chiến này. Mỹ đang phát động cuộc chiến ở Trung Đông, và hứa hẹn sẽ là một chiến dịch dài hơi, hao tiền tốn của. Trong khi đó, EU cũng buộc phải tham chiến.
Máy bay Mỹ xuất kích tấn công khủng bố IS
Máy bay Mỹ xuất kích tấn công khủng bố IS
Ngày càng có nhiều quốc gia EU ký tên mình vào danh sách không kích khủng bố IS. Và đáp lại những đòn không kích này, IS cũng khẳng định sẽ trả thù vào chính những thường dân. Nguy cơ bị khủng bố đang hiển hiện ở khắp châu Âu.
Thực tế thì quân ly khai ở Ukraine, hoặc nước Nga sẽ không làm những nhà ga, trạm xe buýt, trung tâm thương mại ở châu Âu nổ tung, nhưng với IS, đó là phương thức duy nhất và chắc chắn nhất mà chúng triển khai. Tham gia với Mỹ vào cuộc chiến chống IS, EU cần phải dồn nhiều tâm huyết hơn, thay vì lo lắng cho việc bầu cử hay thỏa thuận chính trị nào đó ở Ukraine.
Dù OSCE đã cử 4 máy bay không người lái đến Ukraine để giám sát hiệp định ngừng bắn giữa hai bên, dù G7 vẫn khẳng định gia tăng biện pháp trừng phạt với Nga. Nhưng ròng rã nhiều tháng trời, những lệnh trừng phạt này chẳng có tác động gì đáng kể ngoài việc Nga trả đũa và dân họ không có sữa tươi để uống.
Điều này cho thấy EU ngoài hung hăng, nhưng trong thì ngấm ngầm đấu dịu. Họ cần một sự ổn định về nguồn cung năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh những nguồn cung ở Trung Đông đang bị đe dọa bởi chính thế lực mà họ đang phát động chiến tranh.
Ukraine đang buộc phải tự đi. Vì thế nó lý giải đầy đủ việc vì sao một mặt Poroshenko hô hào ủng hộ EU, nhưng một mặt vẫn muốn gặp Tổng thống Putin để bàn bạc tương lai hai nước.
EU có những toan tính của họ, và trong đó, Ukraine gần như không được nhắc tên. Và bất đắc dĩ, Ukraine cũng phải tính toán cho sự an toàn của riêng mình.
Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét