Máy bay nguyên mẫu ATD-X Nhật Bản |
Tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 19 tháng 9 đăng bài viết "Nhật Bản nghiên cứu khôi phục sản xuất máy bay chiến đấu nội địa". Sau đây là nội dung bài viết:
Nhật Bản sẽ phát triển loại máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn sau Chiến tranh. Chính phủ phê chuẩn hợp tác với các doanh nghiệp quốc phòng lớn như công ty công nghiệp nặng Mitsubishi và công ty IHI, từ năm 2015 trở đi sẽ chế thử động cơ, đồng thời tiến hành đánh giá về tính năng tàng hình.
Tháng 1 năm 2015, "máy bay thử nghiệm công nghệ tiên tiến" mang theo động cơ thử nghiệm sẽ tiến hành bay thử. Do là Bộ Quốc phòng và Công nghiệp nặng Mitsubishi hợp tác phát triển, đây sẽ trở thành mô hình chế thử động cơ máy bay chiến đấu.
Thông qua tiến hành lắp ráp các linh kiện lõi như động cơ tua bin cao áp và thiết bị nhiên liệu được lần lượt nghiên cứu, có triển vọng chế tạo được động cơ có lực đẩy cao, trọng lượng nhẹ.
Công ty IHI tham gia nghiên cứu chế tạo động cơ, chuẩn bị sử dụng vật liệu composite gốm sứ trên linh kiện động cơ tua bin, đây là lần đầu tiên làm như vậy trong ngành động cơ máy bay. Loại vật liệu composite này nhẹ hơn so với hợp kim nickel, có thể chịu được nhiệt lượng 1.400 độ.
Bị ép từ bỏ phát triển
Theo bài báo, trên phương diện phát triển máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn, Bộ Quốc phòng Nhật Bản kiên trì "trước tiên phát triển động cơ" là có nguyên nhân.
Nhật Bản trước đây từng phát triển máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn, kết quả bị Mỹ lấy lý do động cơ để yêu cầu dừng lại. Đây là một ký ức đau đớn của Nhật Bản.
Máy bay nguyên mẫu ATD-X Nhật Bản |
"Nhật Bản độc lập phát triển, thực lực công nghệ còn chưa đủ. Nhật-Mỹ nên lấy máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ làm nền tảng, cùng phát triển".
Năm 1987, khi Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn để thay thế cho máy bay chiến đấu F-1, quan chức Không quân Mỹ từng ép người phụ trách Cục Phòng vệ khi đó "từ bỏ phát triển".
Khi đó, Nhật Bản muốn phát triển một loại máy bay chiến đấu có thể bay sát mặt biển, tránh được radar, bắn tên lửa tấn công tàu chiến của địch. Các doanh nghiệp quốc phòng Nhật Bản như công nghiệp nặng Mitsubishi đã có các khả năng như phát triển và sản xuất radar tiên tiến, thân máy bay và tên lửa.
Thứ duy nhất không thể chế tạo là động cơ. Khi đó từng cân nhắc mua động cơ của Mỹ, nhưng lý do từ chối của Mỹ là "nếu không từ bỏ độc lập phát triển, sẽ không cung cấp động cơ cho Nhật Bản". Kết quả, Nhật Bản cuối cùng từ tỏ tự sản xuất hoàn toàn, đã áp dụng hình thức Nhật-Mỹ cùng phát triển.
"Mỹ làm cho Nhật Bản từ bỏ phát triển, khi đó cho rằng Mỹ thuần túy cân nhắc Nhật Bản có thực lực công nghệ thấp. Nhưng sau này mới ý thức được, Mỹ lo ngại công nghệ của Nhật Bản" - Masahiro Yasue, cựu trưởng ban nghiên cứu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cố vấn công ty công nghiệp nặng Mitsubishi nhớ lại.
Khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã xây dựng nên thời đại trăng mật Nhật-Mỹ. Cho dù như vậy, Mỹ vẫn không đồng ý cho đồng minh Nhật Bản phát triển máy bay nội địa hoàn toàn, bởi vì Mỹ muốn giữ bá quyền trong lĩnh vực máy bay chiến đấu có công nghệ cao cấp thực sự. Có quan điểm cho rằng, đồng minh Nhật-Mỹ là “nút cổ chai” ngăn chặn Nhật Bản trở thành cường quốc quân sự.
Mấy năm đầu thế kỷ này, trong vấn đề lựa chọn máy bay kế tiếp – máy bay chiến đấu F-4, Mỹ tiếp tục áp đặt ý của mình đối với Nhật Bản. Nhật Bản yêu cầu Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu F-22 có tính năng tàng hình rất cao, nhưng Mỹ lo ngại chảy máu công nghệ mũi nhọn nhất, đã từ chối Nhật Bản. Nhật Bản cuối cùng buộc phải đổi sang mua máy bay chiến đấu F-35 có tính năng kém hơn một chút.
Máy bay nguyên mẫu ATD-X Shinshin Nhật Bản |
Mỹ nhiều lần gây sức ép khiến cho quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản hạ quyết tâm phát triển máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn. Tham mưu trưởng không quân trông đợi: “Nếu tiến hành tự sản xuất, sau khi xảy ra việc gì thì có thể phản ứng nhanh hơn so với do nước ngoài sản xuất, có thể ứng dụng thuận lợi”.
Chuyển dùng công nghệ cho dân sự
Lực lượng Phòng vệ Trên không gần đây đã thành lập một tiểu ban nghiên cứu, phụ trách điều tra nghiên cứu tính năng cần thiết về máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn dùng để thay thế máy bay chiến đấu F-2. Mục tiêu là, về tính năng tàng hình, tuy chưa đến mức đuổi kịp máy bay chiến đấu F-22 tiên tiến nhất, nhưng phải vượt máy bay chiến đấu F-35 mà Lực lượng Phòng vệ Trên không sắp nhập khẩu.
Tính năng tàng hình là thông qua hấp thu sóng điện từ phát ra từ đối phương nhằm không để cho đối phương dò tìm được, vì vậy, hình dáng thân máy bay và công nghệ nước sơn rất quan trọng. Thông qua máy bay tự sản xuất để tích lũy thực lực công nghệ, có thể phô diễn thực lực công nghệ của ngành quốc phòng Nhật Bản khi xuất khẩu trang bị và cùng phát triển sau này.
Thực lực công nghệ còn có thể thông qua “chuyển đổi từ quân dụng sang dân dụng” để sản xuất máy bay thương mại. Thông qua máy bay chiến đấu F-2 do Nhật-Mỹ cùng phát triển, radar được ứng dụng cho thiết bị chống va chạm ô tô và hệ thống thu phí tự động đường cao tốc, vật liệu composite sợi carbon của thân máy bay được ứng dụng cho Boeing 787.
Máy bay nguyên mẫu ATD-X Shinshin Nhật Bản |
Ngoài “rào cản Mỹ”, còn có những cản trở khác. Một là, tự phát triển cần có kinh phí phát triển khổng lồ trên 1.000 tỷ yên. Về chiến lược quân sự, có quan điểm cho rằng, cùng với việc phát triển máy bay không người lái, “hiện nay đã là thời đại không coi trọng máy bay chiến đấu có người lái”.
“Độc lập phát triển hoàn toàn không thực tế. Cần tìm cách cùng phát triển quốc tế do Nhật Bản nắm quyền chủ đạo” – người đứng đầu công ty tư vấn quốc phòng Global Insight, ông Masato Nagase - người hiểu rõ ngành quốc phòng đã nói như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét