Tạp chí “Eurasia Review” (Nghiên cứu Á - Âu) vừa có bài phân tích của chuyên gia Sadhavi Chauhan về mối quan hệ ngoại giao – quốc phòng giữa Việt Nam và Nga cũng như những “tính toán” của Nga đối với vấn đề quân cảng Cam Ranh và Biển Đông trong tương lai.
Nhưng các nhà bình luận quốc tế lại cho rằng, chính những hoạt động thể hiện sự hợp tác Nga – Việt mới phản ánh rõ nét nhất xu hướng gia tăng chính sách hướng Nam của Moscow.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh. |
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới Hà Nội trong tháng 4/2013 đã chứng minh tầm quan trọng của hợp tác hàng hải Nga – Việt. Hai bên đã chính thức nhất trí để Nga hỗ trợ cải tạo cảng Cam Ranh nằm ở khu vực miền trung Việt Nam. Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã cố gắng làm nhẹ bớt tầm quan trọng của sự kiện này nhưng rõ ràng, tầm trọng về mặt chiến lược và quân sự của Cam Ranh đối với Nga là không thể bỏ qua.
Nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực Biển Đông và gần khu vực giàu dầu mỏ quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược lớn. Trong lịch sử, tầm chiến lược của của cảng này có thể được đánh giá qua thực tế một số nước bao gồm Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Liên Xô … trước đây đã có căn cứ ở đây. Mối quan tâm trở lại của Nga đối với Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược này là một yếu tố quan trọng trong một loạt sự kiện củng cố mối quan hệ hàng hải với Việt Nam.
Chứng minh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Nga, cựu Tư lệnh Hải quân Nga – Đô đốc Viktor Kravchenkoonce nói: “Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hàng hải, việc phục hồi các căn cứ như cảng Cam Ranh là không thể tránh khỏi”. Cùng với một thỏa thuận cho việc sử dụng nhân viên và hỗ trợ tàu thuyền Nga để nâng cấp các cơ sở hải quân tại cảng Cam Ranh, các nhà lãnh đạo 2 nước còn quyết định thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng.
Theo tuyên bố chính thức, công ty Tân Cảng thuộc quân chủng Hải quân Việt Nam sẽ chủ trì và tham gia liên doanh với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (VietsoPetro). Sự phát triển quan hệ có ý nghĩa này còn thể hiện qua việc Nga tìm kiếm một thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam 6 tầu ngầm diesel lớp Kilo hồi năm ngoái – đánh dấu một bước ngoặt trong hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam. Thỏa thuận này có trị giá 3,2 tỷ USD, là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga.
Có thể hiểu vì sao Việt Nam hướng tới quan hệ quân sự và thiên về hướng tăng cường hợp tác với hải quân Nga. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã từng nói: “Chúng tôi sẽ mua nhiều vũ khí, chủ yếu từ Nga. Về khía cạnh chính trị, Nga cũng là một đối tác tin cậy. Về công nghệ, vũ khí của Nga khá hiện đại và chúng tôi đã quen sử dụng. Nga vẫn là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Hơn nữa, vũ khí của Nga có giá rẻ hơn so với các nước phương Tây”.
Hai chiến hạm hiện đại của Hải Quân Việt Nam mua từ Nga đang luyện tập trong khu vực cảng Cam Ranh. |
Tất nhiên, Bắc Kinh sẽ không cảm thấy thoải mái trước sự “thân thiết” giữa Nga và Việt Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin đã bóng gió: “Trung Quốc hy vọng các công ty từ các quốc gia bên ngoài khu vực Biển Đông sẽ tôn trọng và ủng hộ nỗ lực đàm phán của các bên có liên quan trực tiếp và tránh những hành động can thiệp vào những nỗ lực này”.
Về phần mình, Nga đã rất cẩn trọng để không thù địch với Trung Quốc, nước đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy vậy, Việt Nam cũng đang nổi lên như là một đối tác kinh tế lớn. Trong năm 2012, Nga đứng thứ 18 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD trong 93 dự án.
Các quan chức ở Moscow đã giải thích sự hợp tác trên biển với Việt Nam là dựa trên cơ sở ủng hộ các nguyên tắc tự do hàng hải, chiểu theo điều 87 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm Việt Nam đã khẳng định: “Mục tiêu của Nga cũng như các cường quốc khác là quan tâm đến tự do hàng hải, Nga phản đối bất kỳ thái độ thách thức nào đối với quyền tự do này”.
Mặc dù những giải thích và tuyên bố chính thức này xác định quan điểm rằng Nga sẽ đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông nhưng bản chất của sự tham gia – đặc biệt là hợp tác hàng hải với Việt Nam – lại thấy một ý khác. Sự xoay trục của Nga hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau một thập kỷ rưỡi phục hồi là nhằm củng cố lại chính mình. Đã tới lúc Nga cần chuyển sang giai đoạn chiến lược tại khu vực này, tìm kiếm các đồng minh mới trong một khu vực mà những thách thức địa chính trị đang gia tăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét