CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Việt Nam sớm muộn cũng phải tăng khả năng phòng thủ, không lệ thuộc Mỹ

(GDVN) - Chỉ có sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Việt Nam rõ ràng là một phản ứng với sức mạnh quân sự Trung Quốc đang phát triển.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
Phùng Quang Thanh. Ảnh: Vietnamnet.
Tờ Deutsche Welle của Đức ngày 18/8 bình luận, các nước Đông Nam Á đang đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng của mình để đối phó với những căng thẳng với Trung Quốc đang leo thang trên Biển Đông, trong đó Việt Nam là nước phản ứng rõ ràng nhất.
Giới chuyên gia tin rằng các nước Đông Nam Á có thể phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của Mỹ chỉ ở một mức độ nhất định, cuối cùng họ phải tăng cường khả năng quân sự của mình để chống lại các hành động (bành trướng, xâm phạm chủ quyền) từ phía Trung Quốc trên Biển Đông.
Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện (bất hợp pháp) của mình trong khu vực rộng lớn chiếm 90% diện tích Biển Đông. Căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến một số nước Đông Nam Á thúc đẩy công nghiệp quốc phòng và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ cũng như các nhà cung cấp vũ khí châu Âu.
Số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy ngân sách quốc phòng của Đông Nam Á đã tăng 5% lên 35,9 tỉ USD trong năm 2013 và dự kiến sẽ tăng lên 40 tỉ USD vào năm 2016. Chi tiêu quân sự trong khu vực đã tăng gấp đôi kể từ năm 1992.
Tuy nhiên theo ước tính của Mỹ, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã lên tới 145 tỉ USD vào năm ngoái. Do đó một ngành công nghiệp quốc phòng nội địa mạnh mẽ là một mục tiêu lâu dài về kinh tế cũng như là mục tiêu an ninh của một số thành viên ASEAN rót nhiều tiền hơn vào hiện đại hóa thiết bị quân sự, duy trì cân bằng quyền lực trong khu vực.
Sam Perlo Freeman, người đứng đầu chương trình nghiên cứu chi tiêu quân sự tại SIPRI chỉ ra rằng, sự gia tăng chi tiêu quân sự không đồng nhất trong khu vực. Có sự khác biệt đáng kể giữa các nước Đông Nam Á về tỉ lệ tăng chi tiêu quân sự của họ.
"Chỉ có sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Việt Nam rõ ràng là một phản ứng với sức mạnh quân sự Trung Quốc đang phát triển cũng như các hoạt động (bành trướng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam) từ phía Trung Quốc trên Biển Đông", Sam Perlo Freeman bình luận.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm một đơn vị Không quân Việt Nam tại Đà Nẵng.
Campuchia và Thái Lan không phải bên yêu sách ở Biển Đông và các nước khác trong khu vực như Malaysia, Singapore đã tăng ngân sách quốc phòng rất khiêm tốn trong những năm gần đây.
Mặc dù thực tế các xung đột hàng hải là một lý do chính của tình trạng căng thẳng, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang quan tâm đến một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực, bởi nó có thể để lại những thảm họa về kinh tế. 
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng ưu thế áp đảo của mình về mặt quân sự để cố gắng tạo sự kiện trên mặt biển và tìm cách kiểm soát hiệu quả hơn các vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp, Sam Perlo Freeman nhận xét.
WIliam Choong, một đối thoại viên cao cấp diễn đàn Shangri-la thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) nói rằng các nước láng giềng của Trung Quốc thừa nhận sự phát triển sức mạnh của Trung Quốc là điều tự nhiên, nhưng họ không thể chấp nhận để Bắc Kinh không tôn trọng những tiêu chuẩn chung về hành vi mà cả thế giới thừa nhận.
Tập trung phát triển và mở rộng các ngành công nghiệp quốc phòng ở Đông Nam Á không có nghĩa là các nước này sẽ ngừng hẳn việc dựa vào Mỹ và các nhà cung cấp vũ khí khí tài khác từ châu Âu. Ngược lại, nhu cầu quân sự ngày càng tăng làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn với các nhà cung cấp vũ khí ở châu Âu và Mỹ.
Aude Fleurant, giám đốc Chương trình nghiên cứu chi tiêu quân sự, vũ khí và sản xuất vũ khí từ SIPRI bình luận, chính yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông đang gia tăng căng thẳng đã điều khiến quá trình mua bán vũ khí trong khu vực. 
Tuy nhiên Fleurant tin rằng với các bên ở Biển Đông việc phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ về an ninh sẽ là một sai lầm trong khi nếu đi một mình lại rất nguy hiểm khi phải đối mặt với Trung Quốc ngày một hung hăng. Mỹ vẫn là một thành phần trung tâm của khu vực, ít nhất là trong tương lai gần.
Các chuyên gia cho rằng Đông Nam Á cần phải có sự cân bằng giữa tăng cường năng lực quốc phòng với việc tận dụng sự hỗ trợ của Mỹ về quân sự để cân bằng các động lực từ cường quốc trong khu vưc, đó là làm thế nào để giữ Trung Quốc ở một khoảng cách nhất định.
Các nhà phân tích quốc phòng nhận định, mặc dù việc tăng cường năng lực quốc phòng là một quá trình bình thường nhưng nó có thể được nhận ra trong khu vực với một nền văn hóa yếu để giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán.
Khả năng một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực là nhỏ, nhưng sự cố ngoài ý muốn và các cuộc xung đột có thể trở nên lớn hơn và không kiểm soát được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét