CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi

(GDVN) - Thời gian xảy ra vụ giàn khoan 981, truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình đã đến thăm 1 đơn vị quân đội, thúc giục binh lính phải "sẵn sàng chiến đấu".

Đặng Tiểu Bình cho rằng Trung Quốc chưa đủ sức làm lãnh đạo thế giới,
nhưng phải bảo vệ cái gọi là "lợi ích quốc gia". Chính Đặng Tiểu Bình là người đã
quyết định xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
Bưu điện Hoa Nam ngày 22/8 bình luận, các nguyên tắc do Đặng Tiểu Bình đặt ra vẫn phát huy ảnh hưởng trên sân khấu chính trị Trung Quốc hôm nay. Nỗ lực của Tập Cận Bình để gây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc trên vũ đài chính trị quốc tế là học theo Đặng Tiểu Bình, người được Bắc Kinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh vào hôm nay.
Khi lên nắm quyền cách đây 2 năm, Tập Cận Bình đã bắt đầu phô diễn sức mạnh quân sự và khẳng định sự tham gia của Trung Quốc vào các vấn đề khu vực. Nhiều nhà phân tích tự hỏi liệu có phải ông đã phá vỡ lời khuyên của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc cần "giấu mình chờ thời", tránh đối đầu trong các vấn đề quốc tế để tập trung vào các vấn đề trong nước?
Tuy nhiên các nhà phân tích và quan sát Trung Quốc cho biết, các triết lý của Đặng Tiểu Bình vẫn còn đang định hướng các hoạt động đối ngoại của Bắc Kinh ngày hôm nay, ngay cả khi các nước láng giềng xem hoạt động "thúc đẩy lợi ích" của Trung Quốc là những hành vi bắt nạt. Thật vậy, phong cách của Tập Cận Bình theo lưu ý của một số nhà quan sát là bản sao của Đặng Tiểu Bình.
Mặc dù Trung Quốc đang tìm mọi cách kiểm soát (bành trướng, độc chiếm) toàn bộ Biển Đông, các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh chưa sẵn sàng để trở thành 1 nhà lãnh đạo toàn cầu trong vấn đề an ninh bởi chi phí cho điều này quá cao
Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ bình luận: "Trung Quốc đã sẵn sàng chủ động hơn trong việc đạt được một cái gì đó họ muốn, chẳng hạn như bảo vệ yêu sách (vô lý, phi pháp) trong tranh chấp lãnh thổ như những gì chúng ta đang thấy hôm nay".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét