“Nước Mỹ muốn biết chính xác điều gì đang diễn ra ở Hải Nam. Còn Trung Quốc thì không muốn Mỹ biết”...
Vụ chiến đấu cơ Trung Quốc lại gần máy bay tuần tra của Hải quân Mỹ hồi tuần trước phản ánh căng thẳng kéo dài trên không bấy lâu nay giữa hai nước. Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, sự đối đầu Mỹ-Trung còn đang hình thành bên trong lòng đại dương.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã không giải thích về nhiệm vụ của chiếc máy bay hải quân P-8, một loại máy bay được thiết kế để theo dõi tàu ngầm, khi máy bay này bị chặn bởi một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc trên biển Đông gần khu vực đảo Hải Nam hôm 19/8.
Giới chức Mỹ chỉ nói rằng, trong vụ chạm mặt này, cũng như nhiều vụ tương tự khác trong mấy tháng gần đây, chiến đấu cơ Trung Quốc đã tiến gần tới mức nguy hiểm máy bay Mỹ.
Nhưng một chuẩn đô đốc của Trung Quốc nói, máy bay Mỹ có thể đang do thám tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Các vụ máy bay Trung Quốc lại gần máy bay Mỹ diễn ra trong bối cảnh Mỹ cảnh báo về việc Bắc Kinh đang nhanh chóng tăng cường lực lượng tàu ngầm, bao gồm bổ sung một hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Jin.
Ít nhất hai trong số những con tàu ngầm của đội trên có vẻ như đã xuất hiện ở Hải Nam, theo các chuyên gia quốc phòng nước ngoài. Các chuyên gia này đề cập đến việc gần đây, Trung Quốc mở rộng một căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam với lối vào dưới mặt nước biển.
Lầu Năm Góc dự báo, tới một thời điểm nào đó trong năm nay, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ sử dụng tầu ngầm lớp Jin để bắt đầu những cuộc tuần tra trên biển đầu tiên với vũ khí hạt nhân được trang bị đầy đủ.
“Nước Mỹ muốn biết chính xác điều gì đang diễn ra ở Hải Nam”, ông Chen Qi, một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, nhận xét. “Còn Trung Quốc thì không muốn Mỹ biết”.
Wall Street Journal nhận định, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tìm cách giảm khả năng các cuộc chạm mặt quân sự giữa hai nước, như vụ máy bay của hai nước lại gần nhau, có thể dẫn tới những diễn biến xấu hơn. Hôm thứ Ba tuần này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố cử một phái đoàn tới Mỹ để tham dự một cuộc họp thảo luận các quy tắc quân sự trên biển và trên không.
Chuẩn đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và đối thoại với Bắc Kinh. Tuy vậy, ông Kirby nói, vụ chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay Hải quân Mỹ hồi tuần trước “không giúp ích gì cho việc này”.
Theo một số nhà phân tích, các cuộc tuần tra trên không của Mỹ và hành động chặn đường của máy bay Trung Quốc có thể sẽ tiếp diễn, xét tới mức độ quan trọng của vấn đề. Quân đội Mỹ lo ngại về những gì mà Washington cho là Bắc Kinh tăng cường đầu tư vào tàu ngầm như một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội bao gồm đưa hàng không mẫu hạm vào sử dụng và mở rộng đội tàu Hải quân.
Cũng giống như các loại trang thiết bị vũ khí quân sự khác, tàu ngầm bổ sung khả năng “tàng hình” cho sức mạnh quân sự và cho phép xâm nhập tới gần như bất cứ đâu. Trung Quốc xem lực lượng tàu ngầm giữ vai trò then chốt trong tham vọng trở thành một siêu cường.
Chiếc P-8 tuần tra trên không phận quốc tế gần đảo Hải Nam mới đây là máy bay theo dõi tàu ngầm tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ nhờ tốc độ cao và khả năng theo dõi từ xa. Từ tháng 12 năm ngoái, Mỹ đã cử 6 chiếc P-8 tới các căn cứ ở phía Nam Nhật Bản để tăng cường lực lượng chống tàu ngầm của nước này.
Lầu Năm Góc cho rằng, Trung Quốc có kế hoạch nâng số tàu ngầm lên 60, trong đó có nhiều tàu ngầm mua từ Nga trong 25 năm qua.
“Bước tiến của Trung Quốc về năng lực tàu ngầm là vấn đề quan trọng. họ đang sở hữu một lực lượng tàu ngầm lớn và có khả năng ngày càng gia tăng”, đô đốc Samuel J. Locklear, tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, phát biểu khi điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 3.
Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt lưu ý những chiếc tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị tên lửa đạn đạo mới với tầm bắn ước tính hơn 4.000 hải lý. Như vậy, phần lớn Bắc Mỹ sẽ nằm trong tầm bắn của loại tàu ngầm này, tùy thuộc vào con tàu ngầm ở vị trí nào trên Thái Bình Dương. “Loại tàu ngầm này sẽ mang lại cho Trung Quốc năng lực hạt nhân dưới biển đáng tin cậy đầu tiên, có lẽ là trước cuối năm 2014”, ông Locklear nói.
Theo báo cáo thường niên mới nhất của Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước Quốc hội nước này, Trung Quốc đang vận hành 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Jin Type 094. Ngoài ra, Trung Quốc có thể bổ sung thêm 5 tàu ngầm cùng loại nữa trước khi tung ra loại tàu ngầm thế hệ tiếp theo trong vòng 1 thập kỷ tới.
“Loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân này thực sự là vũ khí nguy hiểm nhất trên trái đất”, ông John Keller, biên tập trang tin quân sự Military & Aerospace Eletronics, nhận xét trong một báo cáo hồi tháng 6. “Hãy nghĩ tới một đội tàu ngầm khó phát hiện, ít tiếng ồn và linh hoạt. Chúng hoạt động êm ái, lặn nhanh và không thể bị phát hiện trong suốt hàng tháng trời dưới nước. Theo dõi những con tàu ngầm này là rất khó và thiếu chính xác”, ông Keller viết.
Các chuyên gia ở Trung Quốc nói, những vụ chạm mặt giữa máy bay Trung Quốc và Mỹ không mới và sẽ không sớm chấm dứt. Chuyên gia quân sự Ni Lexiong thuộc Đại học Khoa học chính trị ở Thượng Hải cho rằng, Mỹ đang cảm thấy bị đe dọa trước việc Trung Quốc xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã không giải thích về nhiệm vụ của chiếc máy bay hải quân P-8, một loại máy bay được thiết kế để theo dõi tàu ngầm, khi máy bay này bị chặn bởi một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc trên biển Đông gần khu vực đảo Hải Nam hôm 19/8.
Giới chức Mỹ chỉ nói rằng, trong vụ chạm mặt này, cũng như nhiều vụ tương tự khác trong mấy tháng gần đây, chiến đấu cơ Trung Quốc đã tiến gần tới mức nguy hiểm máy bay Mỹ.
Nhưng một chuẩn đô đốc của Trung Quốc nói, máy bay Mỹ có thể đang do thám tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Các vụ máy bay Trung Quốc lại gần máy bay Mỹ diễn ra trong bối cảnh Mỹ cảnh báo về việc Bắc Kinh đang nhanh chóng tăng cường lực lượng tàu ngầm, bao gồm bổ sung một hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Jin.
Ít nhất hai trong số những con tàu ngầm của đội trên có vẻ như đã xuất hiện ở Hải Nam, theo các chuyên gia quốc phòng nước ngoài. Các chuyên gia này đề cập đến việc gần đây, Trung Quốc mở rộng một căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam với lối vào dưới mặt nước biển.
Lầu Năm Góc dự báo, tới một thời điểm nào đó trong năm nay, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ sử dụng tầu ngầm lớp Jin để bắt đầu những cuộc tuần tra trên biển đầu tiên với vũ khí hạt nhân được trang bị đầy đủ.
“Nước Mỹ muốn biết chính xác điều gì đang diễn ra ở Hải Nam”, ông Chen Qi, một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, nhận xét. “Còn Trung Quốc thì không muốn Mỹ biết”.
Wall Street Journal nhận định, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tìm cách giảm khả năng các cuộc chạm mặt quân sự giữa hai nước, như vụ máy bay của hai nước lại gần nhau, có thể dẫn tới những diễn biến xấu hơn. Hôm thứ Ba tuần này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố cử một phái đoàn tới Mỹ để tham dự một cuộc họp thảo luận các quy tắc quân sự trên biển và trên không.
Chuẩn đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và đối thoại với Bắc Kinh. Tuy vậy, ông Kirby nói, vụ chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay Hải quân Mỹ hồi tuần trước “không giúp ích gì cho việc này”.
Theo một số nhà phân tích, các cuộc tuần tra trên không của Mỹ và hành động chặn đường của máy bay Trung Quốc có thể sẽ tiếp diễn, xét tới mức độ quan trọng của vấn đề. Quân đội Mỹ lo ngại về những gì mà Washington cho là Bắc Kinh tăng cường đầu tư vào tàu ngầm như một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội bao gồm đưa hàng không mẫu hạm vào sử dụng và mở rộng đội tàu Hải quân.
Cũng giống như các loại trang thiết bị vũ khí quân sự khác, tàu ngầm bổ sung khả năng “tàng hình” cho sức mạnh quân sự và cho phép xâm nhập tới gần như bất cứ đâu. Trung Quốc xem lực lượng tàu ngầm giữ vai trò then chốt trong tham vọng trở thành một siêu cường.
Chiếc P-8 tuần tra trên không phận quốc tế gần đảo Hải Nam mới đây là máy bay theo dõi tàu ngầm tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ nhờ tốc độ cao và khả năng theo dõi từ xa. Từ tháng 12 năm ngoái, Mỹ đã cử 6 chiếc P-8 tới các căn cứ ở phía Nam Nhật Bản để tăng cường lực lượng chống tàu ngầm của nước này.
Lầu Năm Góc cho rằng, Trung Quốc có kế hoạch nâng số tàu ngầm lên 60, trong đó có nhiều tàu ngầm mua từ Nga trong 25 năm qua.
“Bước tiến của Trung Quốc về năng lực tàu ngầm là vấn đề quan trọng. họ đang sở hữu một lực lượng tàu ngầm lớn và có khả năng ngày càng gia tăng”, đô đốc Samuel J. Locklear, tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, phát biểu khi điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 3.
Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt lưu ý những chiếc tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị tên lửa đạn đạo mới với tầm bắn ước tính hơn 4.000 hải lý. Như vậy, phần lớn Bắc Mỹ sẽ nằm trong tầm bắn của loại tàu ngầm này, tùy thuộc vào con tàu ngầm ở vị trí nào trên Thái Bình Dương. “Loại tàu ngầm này sẽ mang lại cho Trung Quốc năng lực hạt nhân dưới biển đáng tin cậy đầu tiên, có lẽ là trước cuối năm 2014”, ông Locklear nói.
Theo báo cáo thường niên mới nhất của Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước Quốc hội nước này, Trung Quốc đang vận hành 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Jin Type 094. Ngoài ra, Trung Quốc có thể bổ sung thêm 5 tàu ngầm cùng loại nữa trước khi tung ra loại tàu ngầm thế hệ tiếp theo trong vòng 1 thập kỷ tới.
“Loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân này thực sự là vũ khí nguy hiểm nhất trên trái đất”, ông John Keller, biên tập trang tin quân sự Military & Aerospace Eletronics, nhận xét trong một báo cáo hồi tháng 6. “Hãy nghĩ tới một đội tàu ngầm khó phát hiện, ít tiếng ồn và linh hoạt. Chúng hoạt động êm ái, lặn nhanh và không thể bị phát hiện trong suốt hàng tháng trời dưới nước. Theo dõi những con tàu ngầm này là rất khó và thiếu chính xác”, ông Keller viết.
Các chuyên gia ở Trung Quốc nói, những vụ chạm mặt giữa máy bay Trung Quốc và Mỹ không mới và sẽ không sớm chấm dứt. Chuyên gia quân sự Ni Lexiong thuộc Đại học Khoa học chính trị ở Thượng Hải cho rằng, Mỹ đang cảm thấy bị đe dọa trước việc Trung Quốc xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét