Giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc |
Tân Hoa xã dẫn tờ "The Economist" Anh ngày 16 tháng 8 đăng bài viết nhan đề: "Việt Nam và Trung Quốc: vượt qua biên giới ảm đạm, quan hệ hai nước xã hội chủ nghĩa đang ở mức thấp nhất trong mấy chục năm qua".
Theo bài báo, ở một khu vực cách biên giới Việt-Trung khoảng 17 km, xe tải chạy đến nhà máy thép bay đầy khói bụi. Ở khu vực nhà máy trị giá 340 triệu USD và một phần do doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sở hữu này, có một chợ ngoài trời và một phố chính, bán hàng hóa có chữ của hai nước Việt Nam, Trung Quốc.
Một người bán hàng rong Việt Nam cho biết, hàng trăm người Trung Quốc kinh doanh ở đây có lợi cho phát triển kinh tế địa phương, một người khác lại nhớ mãi về lịch sử xâm lược của Trung Quốc.
Từ khi quan hệ Trung-Việt bình thường hóa vào năm 1991 đến nay, Chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh đến sự hài hòa về ý thức hệ với nước láng giềng xã hội chủ nghĩa khổng lồ.
Nhưng, đến nay, mối quan hệ này hầu như đang bị "bào mòn". Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ từ nước khác. Đầu tháng 8 năm 2014, Nhật Bản tuyên bố sẽ tặng tàu tuần tra cho Việt Nam; tuần vừa rồi, Hải quân Việt Nam và Ấn Độ tổ chức các hoạt động chung...
Theo bài báo, nhập siêu thương mại với Trung Quốc hàng năm của Việt Nam gần 24 tỷ USD. Rất nhiều nhà máy ở Việt Nam lệ thuộc vào nguyên liệu Trung Quốc. Mặc dù Việt Nam muốn quan hệ kinh tế hai nước duy trì ổn định, nhưng luật sư địa phương cho biết, khách hàng Trung Quốc căng thẳng đã tạm dừng dự án đầu tư ở Việt Nam.
Chính phủ Trung Quốc cho tàu của họ đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam |
Chuyên gia dự đoán, thị phần nhận thầu của Trung Quốc ở Việt Nam sẽ từng bước giảm xuống, một phần nguyên nhân là doanh nghiệp địa phương ngày càng không muốn sử dụng nhà thầu Trung Quốc.
Đến nay, Trung Quốc và Việt Nam hầu như đều không cấp bách khôi phục quan hệ. Là nước mạnh hơn, giàu hơn và kinh tế đa dạng hơn, Trung Quốc có thể dễ dàng hơn trong việc hóa giải sự tác động ngày càng xấu đi của quan hệ song phương.
Nhưng, theo Viện trưởng Hoàng Anh Tuấn, Viện nghiên cứu chiến lược và ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc đã đánh giá thấp thực lực, ý chí và tình cảm dân tộc của "đối thủ".
Tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 16 tháng 8 cho rằng, mấy ngày gần đây, tướng Martin Dempsey đang bày tỏ thiện chí với Việt Nam và trở thành Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đầu tiên thăm "cựu thù" trong hơn 40 năm qua. Cùng với bất đồng Trung-Mỹ ở Biển Đông ngày càng mở rộng, Hà Nội bất ngờ trở nên quan trọng hơn đối với Washington.
Tờ Tân Hoa xã viết: "Mặc dù ngày càng xích lại gần với Washington, nhưng Việt Nam đã cho biết, không có ý cắt đứt quan hệ với nước láng giềng phía bắc (Trung Quốc), dù sao thì hai bên cũng có cùng chế độ, cùng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời Việt Nam cũng có một thực tế là "lệ thuộc" vào Trung Quốc về kinh tế".
Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo |
Tướng Dempsey cho biết, Mỹ hoàn toàn không ép Việt Nam lựa chọn đứng về bên nào giữa Bắc Kinh và Washington, "nhưng tôi thừa nhận, cái bóng của Trung Quốc không thể tránh khỏi treo trên các cuộc đối thoại".
Theo bài báo của Tân Hoa xã, từng là "kẻ thù" của nhau, nên hiện nay rất khó nói Mỹ và Việt Nam ai nhiệt tình hơn ai trong việc thể hiện thiện chí với đối phương. Giáo sư các vấn đề quốc tế Brantly Womack, Đại học Virginia Mỹ cho rằng, Washington có thể sẽ thất vọng.
Bắc Kinh đang quan tâm tới việc Mỹ-Việt "liếc mắt đưa tình", đồng thời coi Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Việt nam là một hành động chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.
Báo chí TQ thường xuyên nói ra nói vào khi quan hệ Việt-Mỹ ấm lên |
Theo tuyên truyền có chủ ý của báo Trung Quốc, Mỹ đang thúc đẩy Việt Nam áp dụng lập trường cứng rắn ở Biển Đông. Washington có chút lo ngại Trung-Việt có thể hòa giải trong tranh chấp Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét