Hai cựu đại tá không quân Nga bác khả năng MH17 bị bắn hạ vì nhầm với chuyên cơ Tổng thống Nga nhưng vẫn cho rằng Ukraine phải chịu trách nhiệm.
Giả thuyết MH17 bị bắn nhầm do giống chuyên cơ Tổng thống Nga
Ngay sau khi MH17 bị rơi ngày 17-7, chính quyền Kiev và phương Tây đã tuyên bố là chiếc máy bay đã bị bắn bởi hệ thống phòng không tầm trung Buk của quân ly khai do Nga cung cấp. Còn Nga và phe ly khai Donbass quy kết vụ thảm sát này do chính quân đội Ukraine tiến hành
Lực lượng ly khai Donetsk bác bỏ khả năng này bởi họ không có vũ khí bắn hạ chiếc máy bay trên độ cao 10.000m. Kể cả lực lượng ly khai Donetsk có được Nga cũng cấp các hệ thống Buk thì họ cũng không đủ khả năng vận hành các tổ hợp phức tạp này.
Từng có thông tin về âm mưu của tỷ phú Ukraine Igor Kolomoiskyi bắn hạ chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin trên bầu trời Ukraine. Nhưng, đã có sự nhầm lẫn giữa hai phi cơ và kết quả là chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi trên bầu trời Donetsk.
Giả thiết này về nguyên nhân máy bay MH17 gặp nạn từng được thảo luận rôm rả trên các phương tiện truyền thông Nga.
Thông tin chấn động do chương trình truyền hình Nga "Moment of Truth" và tờ Komsomolskaya Pravda đưa ra ngày 6-12 là chiếc máy bay Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines bị rơi trong một âm mưu ám sát ông Vladimir Putin do một tỉ phú Ukraine Igor Kolomoiskyi vạch ra.
Tờ báo Nga cho rằng, tỉ phú Ukraine Igor Kolomoiskyi đã nhận được tin tình báo cho hay, chuyên cơ chở người đứng đầu điện Kremlin bay ngang qua khu vực miền đông Ukraine và hạ cánh ở tỉnh Rostov (Nga), sau khi trở về từ Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 6, được tổ chức vào hôm 15-7 tại Brazil. Nhà tài phiệt đã đặt hàng quân đội nước này bắn hạ máy bay chở ông Putin.
Tỉ phú Ukraine Igor Kolomoiskyi từng bị cáo buộc bắn rơi MH17 do nhầm chuyên cơ Tổng thống Nga
|
Tuy nhiên, ông Kolomoiskyi đã không lường trước được tình huống máy bay của Tổng thống Nga thay đổi lộ trình bay qua không phận Ukraine vào phút chót và chuyên cơ của ông đã hạ cánh ở Moscow, thay vì Rostov, thành phố mà MH17 cũng sẽ bay qua.
Vì vậy, chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines có bề ngoài khá giống với chiếc Ilyushin chở ông Putin vô tình đã trở thành “kẻ thế mạng” và 298 hành khách trên máy bay đã “chết thay” cho Tổng thống Nga V. Putin.
Báo Komsomolskaya Pravda (Nga) cho rằng, kết luận trên có thể chứng minh bằng việc Trung tá Dmitro Yakatsuts thuộc Lữ đoàn 299 - Không quân Ukraine - người lái chiếc máy bay Su-25 theo sát chiếc MH17 đã ngay lập tức được “đi nghỉ” ở Dubai - một thành phố lớn của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), ngay sau khi thảm họa xảy ra.
Kiểm soát viên hàng không Anna Petrenko làm việc tại Trung tâm kiểm soát không lưu Dnepropetrovsk - người chịu trách nhiệm đối với chuyến bay của Malaysia Airlines vào thời điểm xảy ra thảm họa, cũng biến mất và sau đó cũng bị phát hiện thấy đang có mặt ở ở Dubai - một sự trùng hợp có ngẫu nhiên?
Bác khả năng do bắn nhầm chuyên cơ Tổng thống Nga
Nhà phân tích quân sự, Đại tá về hưu Victor Baranets khẳng định, nhiều người cho rằng chiếc máy bay của Tổng thống Nga và chiếc Boeing của Malaysia có kích thước và hình dạng giống nhau. Tuy nhiên, giả thiết này chỉ là những suy đoán không dựa trên cơ sở thực tế.
Ông Baranets nói: “Chuyên cơ số 1 của Nga (chỉ chuyên cơ chở Tổng thống Puin) được Không quân Nga bảo vệ rất chặt chẽ trên hành trình bay, đặc biệt trên bầu trời các khu vực đang có chiến sự. Theo giả thiết về vụ ám sát Tổng thống Putin, bi kịch này hơi giống truyện trinh thám”.
Ukraine tố cáo phe ly khai dùng hệ thống phòng không Buk để bắn hạ MH17
|
Ông nhấn mạnh, những người quan tâm đến cuộc điều tra đều biết rằng vào ngày đó, chuyên cơ của Tổng thống đã thay đổi lịch trình và bay rất xa khỏi khu vực có chiến sự chứ đừng nói là địa điểm MH17 bị bắn rơi, đồng thời nó còn có sự hộ tống của một phi đội tiêm kích Nga.
Theo số liệu điều vận ban đầu, chuyến bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia sẽ bay vào không phận Ukraine lúc 15 giờ 44, còn chiếc chuyên cơ chở Tổng thống Nga Putin cũng sẽ bay qua đây vào lúc 16 giờ 21 phút cùng ngày, sự chênh lệch về khoảng thời gian bay là không lớn.
Được biết, theo kế hoạch ban đầu, chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia sẽ bay vào không phận Nga lúc 17h20 phút ngày 17-7. Tuy nhiên, khi bay cách biên giới Nga-Ukraine khoảng gần 60km, nó đã mất liên lạc và tín hiệu radar, sau đó rơi xuống đất ở khu vực Shaktarsk thuộc vùng Donetsk của Ukraine.
Các nhà báo đã thảo luận một số giả thiết về nguyên nhân máy bay Boeing của Malaysia gặp nạn. Tuy nhiên, giả thiết về việc chiếc máy bay chở khách bị bắn hạ do sự nhầm lẫn, vì người ta tưởng lầm đó là chuyên cơ của Tổng thống Nga là không có cơ sở.
Theo ý kiến của nhà phân tích quân sự, đại tá về hưu Viktor Litovkin: "Các chuyên gia quân sự của Nga nói lên giả thiết rằng, chiếc Boeing đã bị một máy bay Su-25 của Ukraine bắn hạ. Vào thời điểm đó chiếc Su-25 đang bay trên khu vực đó, và quân đội Nga có tài liệu chứng cứ không thể chối cãi về việc này”.
Nếu máy bay bị bắn rơi bởi một tên lửa phóng lên từ mặt đất, thì có thể là do sự nhầm lẫn. Nhưng nếu chiếc máy bay quân sự của Ukraine tấn công vào chiếc Boeing thì đây là vụ giết người có chủ đích. Không loại trừ rằng, có người đã cố gắng để máy bay Boeing bị bắn rơi xuống lãnh thổ Nga.
Máy bay cường kích Su-25 của Ukraine là đối tượng bị quy là thủ phạm
|
Nếu như vậy thì người ta sẽ đổ lỗi cho Nga để buộc Moscow chịu toàn bộ trách nhiệm về vụ này. Tuy nhiên, hiện nay đã có đủ bằng chứng cho thấy rõ rằng, cả Nga và dân quân của hai nước cộng hòa tự xưng ở phía Đông Nam Ukraine đều không liên quan tới vụ tai nạn Boeing”.
Điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn với máy bay Boeing của Malaysia Airlines là nhóm chuyên gia quốc tế gồm các đại diện của Hà Lan, Bỉ, Australia và Ukraine, trong đó Hà Lan đứng đầu nhóm chuyên gia bởi họ có nhiều công dân thiệt mạng nhất.
Điều ngược đời là các chuyên gia của Malaysia - nước sở hữu chiếc Boeing bị bắn rơi và nhiều hành khách bị nạn là người Malaysia - lại không được mời vào thành phần nhóm chuyên gia điều tra quốc tế, còn Ukraine đang là một đối tượng nghi vấn thì lại nghiễm nhiên trở thành “kẻ phán xét”.
Chính phủ Hà Lan thậm chí từ chối yêu cầu để Liên Hiệp Quốc điều tra vụ tai nạn và giữ bí mật các thông tin về quá trình điều tra. Điều này cho thấy sự mập mờ và có ý đồ che dấu thông tin trong quá trình điều tra được coi là “không công bằng và vô tư”.
Các chuyên gia Malaysia đã từng đề nghị Nga tiến hành một cuộc điều tra độc lập nhưng bất thành, họ cũng định dùng các mảnh xác MH17 do an ninh Ukraine thu gom và bị chuyên gia Hà Lan bỏ lại Donetsk để tiến hành cuộc điều tra riêng. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành bởi Kuala Lampur biết sẽ chả tìm được gì trong mớ “đồ đồng nát” mà người ta đã bỏ lại.
Và “kẻ bị hại” Malaysia chỉ có việc ngồi chờ phán xét của phương Tây mà không biết là nó có bao nhiêu phần trăm sự thật, còn “kẻ tội đồ” là Nga và lực lượng ly khai Donetsk thì nghiễm nhiên phải nhận cái thòng lọng do phương Tây chụp vào cổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét