CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam

web mới



Bên trong tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam

Tàu CSB 8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam. 
> Hạ thủy tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam

Tàu DN 2000 mang phiên hiệu CSB 8001 trước lễ hạ thủy.
Tàu DN 2000 mang phiên hiệu CSB 8001 trước lễ hạ thủy sáng 23/10 tại Hải Phòng.
Theo giới quan sát, CSB 8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt nam từ trước tới nay.
Đây là tàu cảnh sát biển lớn nhất được Việt Nam tự đóng mới.
Theo giới quan sát, CSB 8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam.
Theo giới quan sát, CSB 8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam.
Tàu có bãi đáp trực thăng quân sự...
Tàu có bãi đáp trực thăng quân sự...
Trang bị hiện đại giúp DN 2000 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết phức tạp.
... cùng nhiều trang thiết bị hiện đại giúp DN 2000 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung,Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham quan phòng điều khiển hiện đại của tàu
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăm phòng điều khiển của tàu
Những giọt mồ hôi đầu tiên của thuyền trưởng DN 2000, Đại úy Phạm Đức Tuyên
Những giọt mồ hôi đầu tiên của đại úy Phạm Đức Tuyên - thuyền trưởng DN 2000 trên khoang lái.
là một trong những tàu quân sự hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Là một trong những tàu quân sự hiện đại hàng đầu Việt Nam...
Tiện nghi của thủy thủ trên DN 2000 cũng được cải thiện đáng kể.
... nên tiện nghi của thủy thủ trên CSB 8001 cũng được cải thiện đáng kể.
Theo Quân đội Nhân dân

Trưng bày bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đợt trưng bày sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. 
> 'Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc'

Từ tháng 8 đến tháng 11/2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trưng bày tấm bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ tại phòng trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa biển Việt Nam. Đây là bản đồ do tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng, sau lễ tiếp nhận vào ngày 25/7, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông và khách tham quan. Nhiều người dân mong muốn được chứng kiến tận mắt bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
"Thông qua trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo", tiến sĩ Cường cho hay.
Tấm bản đồ được đánh giá "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Ảnh: BTLS.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904, tái bản năm 1910. Bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Bản đồ được in màu, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng khoảng 20x30cm.
Theo tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, một trong những giá trị lớn mà ông đánh giá cao là sự nghiêm túc, đầu tư công phu về tư liệu để phục vụ cho việc lập bản đồ với thời gian dài lên đến gần 200 năm, bắt đầu từ thời vua Khang Hy và chỉ được hoàn tất cho xuất bản vào năm 1904. Theo ông, tấm bản đồ này được lập với khối tư liệu đồ sộ, được nhà vua Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Nó không chỉ tập trung trí tuệ của các nhà khoa học phương Tây mà cả Trung Quốc, cho thấy tính nghiêm túc, chính thống và giá trị khoa học của người Trung Quốc đối với bản đồ hiện đại đầu tiên được in ấn, làm theo thiết kế, kỹ thuật của phương Tây, đặc biệt với tỷ lệ xích chính xác.
"Đây không phải bản đồ của tư nhân, của địa phương nào mà do vua cùng với các nhà khoa học nghiên cứu khảo sát lâu dài làm ra. Do đó, đây là một cứ liệu lịch sử không thể chối cãi", tiến sĩ Mai Ngọc Hồng khẳng định.
Còn Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.
* Xem chi tiết bản đồ cổ của Trung Quốc

Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc'

Những tấm bản đồ như “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã vạch rõ, đập lại luận điệu mà Trung Quốc vẫn rêu rao, tạo lợi thế cho Việt Nam nếu đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra đàm phán hoặc lên tòa án quốc tế. 
> Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực nam/ 8 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa

Là người từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật biển tại Bỉ, ông Nguyễn Toàn Thắng, cho rằng, những tấm bản đồ cổ như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ hoàn toàn có thể sử dụng được trong quá trình đàm phán với Trung Quốc. Đây là một chứng lý có lợi cho Việt Nam khi đặt trong hồ sơ đến cơ quan tài phán quốc tế.
Tuy nhiên, tiến sĩ Thắng lưu ý, đây chỉ là một loại bằng chứng và giá trị không phải ở tính riêng rẽ. Muốn khẳng định và thuyết phục được về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại cơ quan tài phán quốc tế, thì Việt Nam phải có hồ sơ đầy đủ bằng chứng về pháp lý, lịch sử, tài liệu cho đến việc chiếm hữu trong thực tế. Các loại bằng chứng này bổ trợ cho nhau thì mới có giá trị.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ấn hành năm 1904 với cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ảnh: N.H.
“Việt Nam phải chứng minh được toàn bộ quá trình lịch sử là mình chiếm hữu như thế nào, thực thi việc quản lý ra sao, có liên tục không... Không thể dựa vào một bằng chứng mà khẳng định ngay được”, ông Thắng phân tích.
Chuyên gia ngành luật quốc tế này cho hay, để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, Trung Quốc cũng có những cách làm riêng rất đáng lưu tâm. Đơn cử như việc thay vì trưng ra các bản đồ tương tự như Việt Nam tìm thấy thì Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các di vật khảo cổ ở Hoàng Sa như một cách để phản hồi. Dù cách làm này không đi sâu về mặt pháp lý (và thậm chí không loại trừ việc phát hiện di vật là “ngụy tạo”) song, tiến sĩ Thắng cho rằng, nó có tác dụng về mặt tuyên truyền kiểu như phổ cập thông tin "xuất hiện, có mặt trên thực địa trước". Dư luận vì thế sẽ cho rằng Trung Quốc cũng có lý.
“Đó là một 'chiêu' tuyên truyền để lấy dư luận, còn giá trị pháp lý thì phải tranh luận chứ không khẳng định ngay được. Trong thực tế, bên nào chứng minh được việc quản lý nhà nước trong thời gian dài hơn, thuyết phục hơn thì đấy là bằng chứng quan trọng để xem xét”, tiến sĩ Thắng nói.
Chia sẻ quan điểm với tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, ông Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cho rằng, với các tấm bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua để đưa ra tòa án quốc tế là một câu chuyện dài. Đi kèm với các bản đồ đó còn cần rất nhiều chứng lý khác, đặc biệt là về việc thực thi chủ quyền.
Tuy nhiên, những bằng chứng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ đã góp phần vạch rõ, đập lại luận điệu mà từ trước tới nay Trung Quốc vẫn rêu rao rằng, mình là người đầu tiên phát hiện, nghiên cứu, đo vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa. “Trung Quốc đến đó lúc nào, đến bằng cái gì, Có ghi lại đâu? Theo logic, khi anh đã đưa ra bằng chứng không chính xác, làm sao anh kết luận được?”, ông Việt phân tích.
Trong khi đó, trong An Nam đại quốc họa đồ ấn hành từ đầu thế kỷ 19 đã có xác định vị trí quần đảo Hoàng Sa với tên gọi Paracel - Cát Vàng (mũi tên chỉ). Ảnh: Tư liệu.
Theo ông, qua các triều đại Trung Quốc, có rất nhiều bản đồ được lưu lại nhưng tất cả bản đồ trước năm 1909 đều không nói tới Hoàng Sa, Trường Sa. Không chỉ thế, từ chính sử cho tới địa phương chí cũng không nhắc tới hai quần đảo này. Những cái Trung Quốc rêu rao gần đây chỉ là “ngụy tạo, bịa đặt”. Trong hoàn cảnh đó, những bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua là lợi thế để làm cho dư luận, làm cho thế giới hiểu đúng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Theo học giả Dương Danh Dy, bản đồ vừa được tiến sĩ Mai Ngọc Hồng công bố, trao tặng bảo tàng lịch sử Quốc gia là một “bằng chứng thật”. Nó ngay lập tức khiến dư luận Trung Quốc lúng túng. Tuy nhiên, ông Dy lưu ý, có những giai đoạn dài, Việt Nam đã buông lỏng trận địa truyền thông về chủ quyền biển đảo, để mặc Trung Quốc lũng đoạn.
Nguyễn Hưng

Học giả Trung Quốc: “Đường Lưỡi bò sẽ tự biến mất!

Học giả Lý Lệnh Hoa: “Trong dòng thác kinh tế toàn cầu nhất thể hóa hiện nay, việc kiên trì cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” là lỗi thời và không cần thiết”.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Đảng và quyết tâm chống tham nhũng

web mới


Đảng và quyết tâm chống tham nhũng

  

(VOV) -Tinh thần Hội nghị trung ương 6 và các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thể hiện rõ điều này.

Trong phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 6 khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ rõ: Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó… 

Tổng Bí thư cũng cho biết: Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều hết sức thấm thía, day dứt trước những thiếu sót, khuyết điểm, tự nhận thấy phải nghiêm khắc với mình hơn, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết, đổi mới lề lối làm việc; gương mẫu giữ gìn đạo đức, lối sống; đoàn kết, gắn bó hơn trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Và trên thực tế, nhiều đồng chí đã tự giác xem xét, nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân.

Nhiều đảng viên, cán bộ hưu trí, các tầng lớp nhân dân cho rằng: Kết luận của hội nghị phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân càng tin tưởng tuyệt đối vào sự đổi mới lãnh đạo của Đảng, sẽ tiếp tục đưa đất nước đi lên với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói như bộc bạch tâm sự tự đáy lòng: “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51m2, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”.

Lời nói của Chủ tịch Nước làm xúc động lòng người. Dân biết rất rõ những lời nói thật và việc làm thật, nên rất chia sẻ tấm lòng của người đứng đầu nhà nước. Dân biết rõ cán bộ lãnh đạo nào thanh liêm, ai là người vun vén cho cá nhân, nên có niềm tin chân thành vào người chính trực. Cho nên, trên báo chí, cộng đồng mạng, dân chúng bày tỏ niềm vui, cảm xúc bằng những lời giản dị nhưng hết sức chân thành
 Vũ Hạnh/VOV online (T.H)

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Không nên chọn đồng hồ làm quà tân gia

Khi sử dụng đồng hồ làm quà tặng hay treo trong nhà, cần hiểu rõ ý nghĩa và hướng treo để phát huy được tác dụng tối đa.

Đồng hồ không chỉ có chức năng xem giờ mà còn là vật trang trí cho nhà cửa, là trang sức hữu dụng cho mọi người. Tuy nhiên, khi sử dụng đồng hồ làm quà tặng hay treo trong nhà, cần hiểu rõ ý nghĩa và hướng treo để phát huy được tác dụng tối đa.

Ý nghĩa khi chọn đồng hồ làm quà tặng

Đồng hồ tượng trưng cho sự trôi đi của thời gian nên nếu chọn đồng hồ làm quà tặng, ý nghĩa đó cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên với mỗi lứa tuổi, đồng hồ lại mang một ý nghĩa khác nhau. Với tuổi trẻ, nếu được người khác tặng đồng hồ nghĩa là họ muốn trở thành một phần cuộc sống của bạn. Ngược lại với người lớn tuổi, món quà này lại mang ý nghĩa không trường thọ. Vì thế, bạn không nên chọn đồng hồ làm quà tặng cho những người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ…
Trong kinh doanh, đồng hồ được xem là vật mang lại nhiều điều xấu. Vì thế bạn không nên chọn đồng hồ làm quà tặng cho đối tác hay làm quà khai trương cửa hàng, tân gia. Nếu không may nhận được đồng hồ, bạn nên tặng lại một số tiền tượng trưng cho người tặng với ý nghĩa mua lại nó để tránh những ảnh hưởng xấu do đồng hồ mang lại.

Hướng treo đồng hồ tốt cho gia chủ

Đồng hồ thuộc thể động nên khi nhà vắng người, căn phòng vẫn tràn đầy sức sống nhờ tiếng tích tắc của đồng hồ. Vì lẽ này, bạn nên treo đồng hồ trong phòng khách, phòng ăn và hạn chế treo trong phòng ngủ vợ chồng…

- Không nên treo đồng hồ trên ghế sofa vì nó sẽ tạo nhiều áp lực tâm lý cho người ngồi phía dưới.

- Không nên để mặt đồng hồ quay vào trong nhà mà nên quay ra cửa và ban công.

- Không nên treo đồng hồ hướng vào những thứ giống với hình dáng của nó hoặc hình bát quái, điều này sẽ khiến tinh thần của gia chủ bị ức chế và bực bội.

- Không nên treo đồng hồ ở đầu giường hay đối diện giường ngủ vì sẽ tạo ra không khí ảm đạm, buồn bã.

- Những loại đồng hồ có nhiều góc nhọn hay những đồng hồ có nhiều sắc cạnh không nên treo trong nhà vì sẽ gây nhiều bất lợi và rối loạn luồng khí tốt khi di chuyển vào nhà.

- Nên treo đồng hồ ở những vị trí khuất để mang lại điều tốt đến với gia đình.
Theo Xzon

10 cách làm trắng răng hiệu quả

Hàm răng trắng bóng góp phần quan trọng để tạo nên một nụ cười đẹp. Bạn có muốn nhanh chóng tẩy ố những mảng bám trên răng chỉ bằng những cách làm thật đơn giản? Mời bạn tham khảo 10 cách làm thật đơn giản và hiệu quả sau:
Cách 1: Dùng 1 một thìa nước cốt chanh tươi hòa cùng 1 thìa muối nhỏ. Dùng bàn chải đánh răng nhúng hỗn hợp này cọ lên răng, những mảng ố sẽ nhanh chóng biến mất.
Cách 2: Thường xuyên ăn những loại rau quả như: táo, cần tây, cà rốt, rau cải, rau diếp. Lượng axit tự nhiên trong những loại thực vật cùng với sự giàu chất xơ của táo giúp loại đi những mảng bám và làm răng bạn trắng hơn.
10 cach lam trang rang hieu qua
Cách 3: Dùng giấm táo chải răng, cách này không chỉ làm trắng mà còn làm sạch răng.
Cách 4: Dùng hỗn hợp natri cacbonat và nước để loại bỏ vết ố vàng trên răng.
Cách 5: Lấy nửa thìa baking soda hòa cùng một chút nước. Dùng hỗn hợp này chải đi chải lại qua răng, nếu áp dụng cách này thường xuyên, răng bạn sẽ đạt độ trắng như mong muốn.
Cách 6: Cắn ngập quả dâu tây và để nguyên trong vòng 5 phút. Chất tẩy nhẹ trong dâu tây sẽ xóa sạch những vết ố trên răng. Hoặc bạn cũng có thể nghiền dâu tây và hòa chung với kem đánh răng để chải hàm răng ố vàng của bạn.
Cách 7: Nướng một mẩu bánh mì cho tới khi vỏ bánh cháy đen. Cạo lớp cháy này và hòa lẫn với kem đánh răng, chà mạnh răng bằng hỗn hợp này trước khi đi ngủ.
Cách 8: Nếu bạn chăm chỉ ăn mía, ngoài tác dụng bổ dưỡng, mía còn giúp hàm răng trắng và sạch sẽ bởi khi nhai, xơ mía (bã mía) chà đi chà lại trên răng, giúp răng trắng sạch.
Cách 9: Dùng miếng cau bổ tư chà kĩ những vết ố trên răng, hàm răng bạn sẽ mau chóng trở lại bóng sạch.
Cách 10: Dùng bột lá khô của cây nguyệt quế cùng với vỏ chanh khô chà xát lên răng, men răng của bạn sẽ chắc khoẻ và sáng hơn trước.
(Theo Gia Đình Xã Hội)


Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Sắc lệnh số 282/SL về chế độ báo chí do Quốc hội ban hành

14/12/1956 12:00 SA | 2422 Lượt xem | 
SẮC LỆNH
SỐ 282/SL NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 1956 KÈM THEO LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CHÍ
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiếu sắc lệnh số 41 ngày 29 tháng 3 năm 1946 quy định chế độ báo chí;
Theo đề nghị của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp;
Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận.
RA SẮC LỆNH
Chương 1:
TÍNH CHẤT VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÁO CHÍ
Điều 1.
Sắc lệnh này nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi dụng quyền ấy để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà.
Điều 2.
Báo chí dưới chế độ ta, bất kỳ là của một cơ quan chính quyền, đảng phái chính trị, đoàn thể nhân dân, hoặc của tư nhân cũng đều là công cụ đấu tranh của nhân dân, phải phục vụ quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, ủng hộ chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Điều 3.
Báo chí dưới chế độ ta có nghĩa vụ:
a) Tuyên truyền giáo dục nhân dân, động viên tinh thần đoàn kết phấn đấu thực hiện mọi đường lối chính sách của Chính phủ, đấu tranh bảo vệ những thành quả của cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bạn và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, phục vụ cuộc đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
b) Đấu tranh chống mọi âm mưu, hành động và luận điệu phá hoại công cuộc xây dựng miền Bắc vững mạnh, phá hoại công cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc, phá hoại hoà bình.
Chương 2:
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN LỢI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ
Mục I: QUYỀN LỢI CỦA BÁO CHÍ
Điều 4.
Quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí được bảo đảm.
Tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận. Không phải kiểm duyệt trước khi in; trong trường hợp khẩn cấp, xét cần phải tạm thời đặt kiểm duyệt, hội đồng Chính phủ sẽ quyết định.
Điều 5.
Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, góp ý kiến vào việc xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Chính phủ.
Điều 6.
Quyền lợi của những người viết báo chuyên nghiệp sẽ do nghị định của Thủ tướng Chính phủ quy định.
Mục II: ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ.
Điều 7.
Để có một cơ sở cần thiết đảm bảo làm tròn trách nhiệm của báo chí, và đảm bảo cho việc hoạt động nghiệp vụ, muốn xuất bản một tờ báo, cần phải có những điều kiện sau đây:
a) Tờ báo phải có những người chịu trách nhiệm chính thức: chủ nhiệm, chủ bút (hoặc là tổng biên tập viên, hoặc là thư ký toà soạn), quản lý. Những người này phải là những người có quyền công dân và không bị pháp luật đương truy tố.
b) Tôn chỉ, mục đích tờ báo phải rõ ràng, phù hợp với tính chất và nghĩa vụ đã quy định ở chương I.
c) Có trụ sở chính thức.
Điều 8.
Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ những thủ tục về khai báo. Sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép, tờ báo mới được bắt đầu hoạt động.
Báo chí nào đã được phép xuất bản mà sau đó có một sự thay đổi nào về tôn chỉ, mục đích, tên báo, kỳ hạn phát hành hoặc về những người chịu trách nhiệm chính thức của tờ báo, đều phải xin phép và khai báo lại.
Điều 9.
Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng một cách đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây:
a) Không được tuyên truyền chống pháp luật của Nhà nước. Không được cổ động nhân dân không thi hành hoặc chống lại những luật lệ và những đường lối chính sách của Nhà nước. Không được viết bài có tính chất chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại chính quyền nhân dân, chia rẽ nhân dân và chính quyền, nhân dân và bộ đội. Không được gây ra những dư luận hoặc những hành động có hại cho an ninh trật tự của xã hội.
b) Không được tuyên truyền phá hoại sự nghiệp củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ của nước Việt Nam, làm giảm sút tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu của nhân dân và bộ đội.
c) Không được tuyên truyền chia rẽ dân tộc, gây thù hằn giữa nhân dân các nước, làm tổn hại tình hữu nghị giữa nhân dân nước ta với nhân dân các nước bạn, không được tuyên truyền cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, không được tuyên truyền cho chủ nghĩa đế quốc, không được tuyên truyền chiến tranh.
d) Không được tiết lộ bí mật quốc gia như: những bí mật quốc phòng, những hội nghị cơ mật chưa có công bố chính thức của cơ quan có trách nhiệm, những vụ án đang điều tra chưa xét xử, những bản án mà Toà án không cho phép công bố, những tài liệu số liệu và những cơ sở kiến thiết về kinh tế tài chính mà Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền chưa công bố.
e) Không được tuyên truyền dâm ô, trụy lạc, đồi bại.
Điều 10.
Báo nào đăng bài vu khống, xúc phạm đến danh dự của một tổ chức hay một cá nhân, thì đương sự có quyền yêu cầu báo ấy cải chính hoặc đăng bài cải chính của đương sự, ngoài ra đương sự có quyền yêu cầu toà án xét xử.
Điều 11.
Trước khi phát hành, các báo chí phải thi hành thể lệ nộp lưu chiểu.
Điều 12.
Không được phát hành và in lại những báo chí mà cơ quan chính quyền đã có quyết định thu hồi.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Mục I: QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT
Điều 13.
Báo chí nào vi phạm điều 8, sẽ bị trừng phạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh viễn và truy tố trước toà án, sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đ) đến năm mươi vạn đồng (500.000 đ), hoặc người có trách nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến một năm, hoặc cả hai hình phạt đó.
Báo chí nào vi phạm điều 9 hoặc điều 12 sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, đình bản vĩnh viễn, hoặc bị truy tố trước toà án, có thể bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đ) đến một triệu đồng (1.000.000 đ), hoặc người chịu trách nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến hai năm, hoặc cả hai hình phạt đó. Nếu xét đương sự phạm vào những luật lệ khác, toà án sẽ chiếu theo những luật lệ ấy mà trừng phạt thêm.
Báo chí nào vi phạm điều 10, sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, đình bản tạm thời, hoặc bị truy tố trước toà án, có thể bị phạt tiền từ năm vạn đồng (50.000 đ) đến hai chục vạn đồng (200.000 đ).
Báo chí nào vi phạm điều 11, sẽ bị cảnh cáo hoặc tịch thu ấn phẩm.
Điều 14.
Trong mọi trường hợp vi phạm chủ nhiệm và chủ bút của tờ báo chịu trách nhiệm chính; quản lý và người viết bài cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về phần của mình.
Nếu in những báo chí đã có lệnh tịch thu, đình bản và những báo chí chưa có giấy phép thì chủ nhà in cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Mục II: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 15.
Các điều khoản trong sắc lệnh này áp dụng cho tất cả các ấn phẩm có tính chất báo chí, tập san viết bằng tiếng Việt, hoặc bằng tiếng nước ngoài, kể cả các hoạ báo, xuất bản đều kỳ và không đều kỳ, trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ra từng tờ hoặc đóng thành từng tập, từng quyển, in bằng máy, bằng rô-nê-ô, in đá, in thạch, bán hoặc phát không, lưu hành ngoài nhân dân, hoặc trong từng ngành, từng tổ chức.
Điều 16.
Tất cả các báo chí đã xuất bản trước ngày ban hành sắc lệnh này thì không phải xin phép nữa. Những báo nào chưa làm đúng thủ tục khai báo thì nay phải khai báo lại cho đúng.
Điều 17.
Những luật lệ về báo chí đã ban hành từ trước đến nay trái với các điều khoản ghi trong sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 18.
Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định những chi tiết thi hành sắc lệnh này.
Điều 19.
Thủ tướng Chính phủ, các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm thi hành sắc lệnh này.


Hồ Chí Minh
(Đã ký)
blogger bi khóa giờ mói mở

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Nhà tiên tri Vanga - Đôi mắt mù lòa nhìn thấu tương lai

Trang chủ
Không ai có thể phủ nhận khả năng dự báo các sự kiện tương lai tài ba của bà lão mù Vanga...
Bên cạnh nhà tiên tri lỗi lạc Nostradamus, bà lão mù Vanga cũng là người khiến cả nhân loại ngỡ ngàng vì khả năng tiên đoán chính xác nhiều sự kiện trong tương lai như: Chiến tranh thế giới II, vụ tàu ngầm Kurst (Nga) bị chìm, vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ) hay thậm chí là thảm họa hạt nhân Nhật Bản mới xảy ra vào năm 2011… Liệu đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kì lạ hay thực sự “bà lão mù” Vanga có một khả năng tiên tri đại tài?

Vanga là ai?

Pháp Luân Công

Pháp Luân Công (phồn thể: 法輪功 giản thể: 法轮功, bính âm: Fǎlún Gōng), hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp (phồn thể: 法輪大法, bính âm: Fǎlún Dafǎ), là một hệ thống "tu dưỡng cơ thể và tinh thần" được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Công có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách chính yếu, Chuyển Pháp Luân[1][2], và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp[3][4
 Ông Lý Hồng Chí dạy Pháp Luân Công tại Đại sảnh của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ năm 1999

Môn yoga, khí công, dưỡng sinh hay thể dục nào phổ biến nhất thế giới

[TinDaChieu] Trong nhịp sống đô thị thật tấp nập hối hả với bao lo toan cho cuộc sống, thật khó để có thể thu xếp thời gian để tham gia các CLB thể dục nhằm nâng cao sức khỏe

Lời sấm truyền của nhà tiên tri nổi tiếng nhất lịch sử

Nếu được hỏi “Ai là nhà tiên tri tài ba nhất thế giới?”, không khó để chúng mình đưa ra đáp án, đó là Nostradamus. Ông là người có khả năng dự đoán vận mệnh thế giới trong một thời gian dài, có thể tới vài thế kỉ. Những lời tiên đoán của Nostradamus về các biến cố lớn của thế giới như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… đều được phản ánh trong cuốn “Những thế kỉ” (Centuries) - hay còn gọi là “Lời tiên tri”. Nó được viết dưới dạng những bài thơ tứ tuyệt có vần và hầu hết chúng đều được kiểm chứng thông qua sự kiện thực tế.

Bí mật gia tài của nhà tiên tri Vanga



Những người họ hàng của Vanga đã đệ đơn ra toà, họ đòi chính phủ Bungari trả lại gia tài của nhà tiên tri nổi tiếng khắp thế giới

"Di chúc, theo đó tài sản của bác tôi thuộc về nhà nước, là giả mạo! Bây giờ, khi Bungari đã thuộc châu Âu thống nhất, cuối cùng cũng có cơ hội để đạt được sự công bằng", cháu của Vanga, Krasimira Stoianova, nói với phóng viên.Bà Vanga vĩ đại sinh ngày 31/1/1911. Bà sống tại thành phốPetrich, Bungari và khi chết 11/8/1996) được an táng tại sân nhà thờ Saint Petca vùng Rupite. Cái chết của bà cho đến giờ vẫn còn là điều bí ẩn.

Bà Vanga

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Người tiên đoán số phận những nhân vật nổi tiếng

Người tiên đoán số phận những nhân vật nổi tiếng
Ngày 5/3/1772, một cô bé ra đời tại thị trấn nhỏ Alanson, gần thủ đô Paris. Bà đỡ bật khóc vì đứa trẻ mới sinh đã có bộ tóc dài đen nhánh và miệng đầy răng. Cha mẹ cô bé đã quyết định gửi Maria Adelaida Lenorman đến tu viện Thiên chúa giáo dòng thánh Benedictine.
Lên 6 tuổi, cô bé tiên đoán rằng không lâu nữa tu viện trưởng sẽ rời bỏ vị trí này để lấy chồng, bà sẽ lấy một người đàn ông giàu có. Một tháng sau, sự việc xảy ra đúng như vậy. Tin về nhà tiên tri nhỏ tuổi lan nhanh và ngay sau đó những nhân vật quan trọng bắt đầu đến tu viện để nghe những lời tiên đoán từ cô bé.
Maria lớn dần với vẻ bề ngoài xấu xí: một bên vai ngắn hơn vai kia, đôi chân gầy khẳng khiu, què quặt và cặp mắt lồi. Sau khi cha mất, gia đình không đủ tiền trả tu

Vẹt Tiên Tri


Thứ sáu, 9/7/2010, 09:15 GMT+7
Vẹt dự đoán Hà Lan vô địch World Cup
Trong khi mọi người đang hồi hộp chờ đợi bạch tuộc Paul chọn đội nào trong trận chung kết World Cup sắp tới, thì một con vẹt ở Singapore đã dự đoán Hà Lan vô địch.
> Bạch tuộc tiên tri cứu đồng loại
Con vẹt Mani. Ảnh: 154thmedia.
Con vẹt mang tên Mani ở sống ở khu dân cư của người Ấn Độ tại Singapore đã làm nghề "thầy bói" trong nhiều năm nay. Nó thường giúp ông chủ của mình đoán tương lai, vận mệnh cho các khách hàng.
Hôm qua, chủ của Mani đã cho con vẹt dự đoán World Cup bằng cách đặt sấp hai thẻ có dán quốc kỳ của Hà Lan và Tây Ban Nha trước mặt con vật. Sau đó, Mani đã tiến lên và mổ vào thẻ có chứa cờ Hà Lan.
Ông chủ con vẹt nói: "Tôi tin chắc chắn 100%, những gì nó chọn đều đúng hết".
Video vẹt Mani chọn đội Hà Lan.
Trước đó, chủ nhân của "nhà tiên tri hai chân" cho biết nó cũng đã đoán đúng cả 4 trận trong vòng tứ kết của World Cup 2010.

Phạm Xuân Nguyên: "chuyện khó tin nhưng có thật"

Những tố chất “khó tin nhưng có thật” làm nên một “chỉnh thể” Phạm Xuân Nguyên.  Và nếu khuyết đi bất kỳ tố chất nào trong số đó, xem ra anh sẽ kém đi phần nhiều sức hấp dẫn, dưới góc nhìn soi chiếu đa chiều của công chúng….
Phạm Xuân Nguyên: "chuyện khó tin nhưng có thật"
    Xin được mạn phép “cầm nhầm” tên một chuyên mục khá hấp dẫn bạn đọc trên tờ báo An ninh thế giới cuối tháng để nói về “Nguyên đầu bạc”. Bởi trong giới cầm bút, anh là một “ca” rất lạ. Lạ từ hình thức bên ngoài đến nội dung bên trong. Lạ trong cả những câu chuyện đời - nghiệp đậm màu giai thoại mà thiên hạ vẫn đồn đại giăng giăng, bạn bè thân sơ thi nhau “liệt kê tội trạng”. Lạ ở ngay cái ranh giới chông chênh rất đỗi mong manh, khó đoán định giữa hai bờ thực - ảo, thật – hư của những mẩu vụn chi tiết, vốn chỉ có tác dụng duy nhất là thêm chút dư vị đậm đà khó quên cho những buổi trà dư tửu hậu.

Phạm Xuân Nguyên: "chuyện khó tin nhưng có thật"

“Một kẻ làm phê bình ngơ ngác”

Đó là nét tự họa mà cây bút phê bình văn học nổi danh phác thảo về mình. Đã có lúc Nguyên còn nổi hứng làm thơ để “tự bạch” cùng đám đông, đại loại như “tôi sống nhiều khi như ngơ ngẩn/ vô tư không biết để làm gì”. 

 “Ngơ ngác, ngơ ngẩn, vô tư” xem ra đều là những tính từ khá xa lạ với cái nghiệp phê bình vốn dĩ mang sứ mệnh làm “ngọn roi quất cho con ngựa sáng tác phi nước đại”. Nguyên bảo, người mới gặp lần đầu luôn mặc định anh là “kẻ khó chơi”. Bởi những cây bút phê bình xưa nay thường sắc sảo, dám nói, dám phê, dám thể hiện chính kiến của riêng mình. Đã thế, Nguyên còn chính danh “đồ gàn xứ Nghệ”, vốn sâu sắc, thâm trầm. Chỉ những bạn bè chơi với anh và được anh hết mình chơi lại mới mạnh mồm tuyên bố, “Nguyên sống cực kỳ hồn nhiên”.

 Và có lẽ nhờ cách sống hồn nhiên đến ngơ ngác ấy, Nguyên có bạn – toàn người yêu quý anh hết mực - ở khắp mọi nơi. Thuộc những giới xa lạ với chữ nghĩa đã đông, người trong giới văn chương - đối tượng “mổ xẻ” của Nguyên trở thành bạn thân với anh cũng không thiếu, dù mối quan hệ sáng tác – phê bình vốn xưa nay mấy khi “cơm lành canh ngọt”. Nguyên cười, “chắc tại tôi có cái mặt chơi được”. 

 Những bài viết của Nguyên, sai đúng đến đâu còn phải bàn nhưng đều in đậm dấu ấn con người anh. “Nhà phê bình cần tri thức và bản lĩnh, tôi có cả hai” – Nguyên tuyên bố “xanh rờn” và làm được đúng như điều anh nói. Phía sau những con chữ luôn ẩn chứa thái độ khen chê thẳng thắn nhưng chân tình của một người chịu học, chịu đọc, với bề dày kiến thức đáng nể và cung cách lập luận luôn khiến độc giả “tâm phục khẩu phục”. “Gã đầu bạc” lý giải, “tôi không bao giờ lẫn lộn tình cảm với công việc. Mặc thân sơ, yêu ghét ngoài đời, khi ngồi trước màn hình máy tính, tôi luôn quên đi cái tên tác giả và chỉ duy nhất quan tâm tới nội dung văn bản mà thôi”.  

 Anh vẫn nhớ như in tiêu đề bài viết nhập môn phê bình Từ địa phương miền Trung trong thơ Tố Hữu được đăng tải trên Tạp chí Sông Hương từ năm 1984. Hai năm sau, anh lính mới vào nghề đã dám “ti toe” cãi lại hai tên tuổi nổi tiếng Trần Đình Sử và Lại Nguyên Ân, khi đưa ra hướng lập luận khác về con đường hình thành một cá tính thơ trẻ con của “thần đồng” Trần Đăng Khoa. “Hồi ấy, tôi cứ tự nhiên nhi nhiên mà viết, đúng sai là do lập luận của mình, có vẻ như điếc không sợ súng, nhưng mà đấy là tính tôi”, Nguyên gật gù nhớ lại.

   Rồi nghiệp phê bình theo anh đến tận bây giờ, thấm thoắt cũng đã gần ba thập kỷ, vẫn sắc bén trong từng con chữ và vẫn vẹn nguyên vẻ “ngơ ngẩn” giữa đời thường. Nguyên rất khoái bốn câu thơ ông bạn Hoàng Nhuận Cầm đề tặng, “Kiếp sau vứt bút phê bình/ Làm tên thi sĩ thất tình mà chơi/ Trả trang trắng giấy cho người/ Biết đâu Từ Thức vẫn ngồi đợi anh”.  Nói thế thôi chứ cho dù ham đi, thích nhậu nổi tiếng như Nguyên, lo anh một ngày quyết định “vứt bút phê bình” xem ra chẳng có tí cơ sở nào đủ sức thuyết phục. 


Phạm Xuân Nguyên: "chuyện khó tin nhưng có thật"

“Dịch giả câm điếc”

Cây bút trẻ Di Li đã từng xúi “gã đầu bạc” làm hồ sơ đề nghị ghi danh vào sách kỷ lục Guinness như một dịch giả thành thạo chuyển ngữ được cả ba thứ tiếng Nga – Anh – Pháp nhưng không thể nghe hiểu và cũng chẳng thể giao tiếp nổi một câu bằng cả ba ngôn ngữ này. Tò mò hỏi anh về câu chuyện rất khó tin đó, Nguyên gật đầu cái rụp.

 Ngoài ít ỏi tiết học tiếng Nga được thầy cô truyền dạy dưới mái trường cấp III Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) hồi học chuyên toán, dịch giả từng “tiêu hóa” được những tác giả “vô cùng xương xẩu” như Milan Kundera, Haruki Murakami, Jean-François Lyotard… đã chinh phục cả ba ngoại ngữ chỉ đơn thuần nhờ tự học. Thời là sinh viên K20, khoa Văn ĐH Tổng hợp, vừa học tiếng Nga, Nguyên vừa mượn giáo trình tiếng Pháp tự mày mò lấy. Ngày đó, anh luyện tập bằng cách không bao giờ chuẩn bị trước bài khóa từ nhà. Lên giảng đường, thầy yêu cầu dịch bài nào là anh cầm văn bản chuyển ngữ luôn. Ba năm đi lính cũng là lúc Nguyên nạp xong cùng lúc cả Anh – Pháp – Nga, lẽ dĩ nhiên chỉ trên văn bản. Hỏi sao không đầu tư bổ sung kỹ năng nghe nói, Nguyên cười sảng khoái, “tôi xác định từ đầu, rằng số mình chắc khó xuất ngoại. Đã thế với chất giọng Nghệ cha sinh mẹ đẻ nằng nặng của tôi, nói tiếng Việt nghe còn thấy khó huống chi…”

 Tác phẩm dịch của Nguyên đều lấy bút danh Ngân Xuyên. Hỏi xuất xứ cái tên là lạ này, anh cười, “người miền Trung hay nói lái, Xuân Nguyên bẻ ngược thành Xuyên Nguân, bỏ nốt chữ u là có ngay tên mới”. Ngoài sách dịch, giờ này Nguyên vẫn chưa hề có một đầu sách của riêng mình, dù kế hoạch xuất bản với cả loạt cái tên chơi chữ (Nguyên Văn – viết, Nguyên Ngữ - dịch, Nguyên Luận – tranh cãi phê bình) đã được ấp ủ cỡ dăm bảy năm rồi. “Tôi cứ sống phất phơ thế này, NXB hối thúc suốt ngày mà bản thảo mãi không hoàn thành nổi. Người ta gọi tôi là con nợ của nhân gian chẳng sai tí nào”.  

 Năm 2002, Nguyên nhận được lời mời đi Pháp ba tháng theo chương trình dành cho các dịch giả của Bộ Văn hóa Pháp. Sang tới Paris, khi đi làm thủ tục đăng ký chương trình, anh không nói được một câu tiếng Pháp nào ra hồn, khiến người ta ngờ có khi khách mời “bị nhầm”. May có một giáo sư người Việt sống ở Pháp lâu năm anh nhờ đi cùng đã đỡ lời cho. Ấy vậy mà ngay đêm đầu tiên ở Paris, Nguyên đã lang thang khắp phố phường kinh thành ánh sáng đến tận khuya khiến bà chủ nhà nơi anh ở được một phen lo lắng, sợ anh lạc tận đâu đâu.

Ba năm sau đó, khi lại được mời sang Pháp tham dự cuộc hội thảo về nhà văn Pháp gốc Trung Quốc Cao Hành Kiện, giải Nobel văn học 2000, Nguyên rơi vào tình huống chẳng biết nên khóc hay cười với bản tham luận. Phần viết tiếng Việt, với cú pháp vô cùng phức tạp đúng chất Phạm Xuân Nguyên được chuyển ngữ sang tiếng Pháp, với độ dài xấp xỉ chục trang. Một giáo sư xã hội học người Việt ở Pháp lắc đầu, “không được, đọc hết cái thứ này thì vất vả cho ông ấy và cũng tra tấn lỗ tai người nghe lắm”. Quyết định sáng suốt được đưa ra, lược bỏ phân nửa nội dung, câu phức hợp “hô biến” thành câu đơn, ban tổ chức cho nửa tiếng thì chỉ sử dụng 15 phút. Rồi Nguyên cũng chật vật hoàn thành “điệp vụ bất khả thi” ấy. Hỏi cử tọa liệu có hiểu, anh thở dài, “ấn tượng mà cái giọng trọ trẹ của tôi để lại cho họ thật vô cùng khủng khiếp”.

 Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong một lần sang Tokyo công tác gặp Phạm Xuân Nguyên đang ở đó đã kỳ công sáng tác hẳn một bài ca trù Bỡn Phạm Xuân Nguyên đi khắp năm châu bằng tiếng Nghệ mà bốn câu Mưỡu đã hóm hỉnh vẽ nên chân dung không đụng hàng của dịch giả “độc nhất vô nhị”. “Không đi thì chợ không đông/ Đi thì nào biết nói năng thế nào/ Dù ai tiếng Ý tiếng Lào/ Riêng choa tiếng Nghệ, ai nào dám chê!”

 Mặc ai trêu chọc, Nguyên chưa bao giờ lấy chuyện “câm điếc ngoại ngữ” của mình làm điều. Chỉ đôi chút tiếc nuối, “nếu tôi mà biết nghe biết nói thì còn đi được nhiều nữa, còn kết giao được với đông đảo bạn bè nữa. Tính tôi vô tư, dễ giao tiếp, dễ hòa đồng, đi đến đâu là thêm bạn ở đó. Thôi cứ thuận theo tự nhiên, Trời cho đến đâu hưởng đến đó”.


Phạm Xuân Nguyên: "chuyện khó tin nhưng có thật"

“Viện Văn có một Phạm Xuân/ Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình”

Nguyên “sở hữu” nhiều sự lạ đến mức ngược đời, “khó tin nhưng có thật” mà câu vè tồn tại bao năm ở Viện Văn học nói trên là một ví dụ điển hình. Hiện là Trưởng phòng Nghiên cứu văn học so sánh của Viện Văn học nhưng trong thời buổi loạn chức danh, sính học hàm học vị, anh vẫn “bình chân như vại” là một cử nhân trong khi ai cũng tưởng Nguyên mèng mèng cũng GS, TS từ lâu rồi. Bạn bè tếu táo, “Viện Văn chỉ có hai người không có bằng Tiến sĩ – Phạm Xuân Nguyên và bà bán nước chè đầu cổng”. Cử nhân nhưng nhiều người làm luận án tiến sĩ đều đến mượn sách, tham vấn. Cử nhân nhưng rất đắt sô đi dạy, đi nói chuyện với cử tọa đều từ trình độ….cử nhân đổ lên!

 Là tên tuổi tung hoành trong lĩnh vực phê bình – dịch thuật đã mấy chục năm với rất nhiều bài viết và khá nhiều đầu sách dịch mang bút hiệu Ngân Xuyên, hiện nay lại còn đang ngồi ghế Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, nhưng khối người chưng hửng khi biết Nguyên chưa hề là hội viên Hội nhà văn VN. “Tiêu chí của tôi là được sống theo ý mình, được làm những điều mình thấy đúng. Chuyện trọn đời là cử nhân, chuyện không viết đơn xin vào Hội nhà văn là lựa chọn của riêng tôi. Ai bảo đồ gàn, ai khích bác cũng chẳng sốt ruột hay xấu hổ.” Về chuyện này, nhà văn Di Li trong bài viết khá tường tận về Nguyên đã bình luận, “chỉ những người rất tự tin vào tri thức của mình, chỉ những người đã có danh tiếng, danh vị mà coi nó như thứ phù du mới có thể đứng giữa thiên hạ mà ngang đến như thế”.

 Bạn bè đồn thổi về Nguyên bằng nhiều giai thoại, độ chính xác bao nhiêu phần trăm thì không ai dám chắc. “Tỉ lệ đúng – sai 1:1” – Nguyên khẳng định. Ví như ngoài thời gian làm công chức mẫn cán tại Viện Văn, người ta thấy mái đầu bạc và chất giọng Nghệ của Nguyên ở khắp mọi nơi. Anh đi khỏe, đọc khỏe, nói khỏe và viết lách cũng khỏe. Với tốc độ mà người khác, dù sở hữu 48 giờ mỗi ngày cũng bó tay chịu thua. Đó là còn chưa kể, sự kiện văn học có uy tín nào cũng thấy có anh, thường là trong vị trí … MC, từ các cuộc hội thảo ở Hội đồng Anh tới Trung tâm VH Pháp, từ buổi ra mắt sách mới tới những buổi tọa đàm về tác phẩm – tác giả đang gây dư luận nào đó…. Có thể nói, hiện Nguyên là MC “đắt sô” và luôn là sự lựa chọn đầu tiên và duy nhất trong mảng chuyên biệt này. Tôi đã từng nghe nhiều nhà tổ chức khẳng định, “phải mời được gã này cầm trịch mới thật sự yên tâm”.

 Nhà văn Phạm Ngọc Tiến từng mắng mỏ bạn mình, “đi lắm, nhậu lắm, thời gian đọc sách vào lúc nào mà nói lắm, viết lắm thế”. Thế là có giai thoại, Nguyên chỉ đọc trang đầu, trang giữa và trang cuối là đủ lượng chữ đổ đầy mười trang viết phê bình. Để “thanh minh”, anh giải thích mình được Trời cho một trí nhớ tuyệt vời. Mới đây, gặp nhau ở Ninh Bình, nghe Nguyên đọc thơ mình liền tù tì, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm bảo với anh em văn nghệ Huế, “thằng Nguyên hắn thuộc thơ mình ghê hỉ”. Bạn bè thì gọi anh là “tổng đài văn nghệ”, cần gì cứ nhấc điện thoại hỏi là có ngay. Nguyên cười, “ơn trời, trong đầu tôi folder nào ra folder ấy, cho nên nhiều bạn bè thay vì dùng công cụ tìm kiếm Google lại gõ đầu tôi cho nhanh”. Cộng thêm kỹ năng và thao tác đọc sách một cách khoa học, anh có khả năng nghiền sách với tốc độ rất nhanh, rồi lưu vào bộ nhớ, rồi phân tích bình luận cho đúng, cho trúng. Trong phê bình, anh làm việc với văn bản vô cùng nghiêm túc, không bao giờ cho phép mình cẩu thả.  Chuyện đọc qua loa vài trang đã viết bài là không tưởng.

 Nhìn bề ngoài, Nguyên mang lại cho cả người thân lẫn kẻ sơ cái cảm giác anh là người rất “ham chơi”. Vì thế, nội chuyện rong ruổi quanh năm của Nguyên cũng có khối điều hay. Nhìn vào những điểm đến chỉ trong một năm mà anh liệt kê, tôi cũng thấy choáng. “Tôi chẳng biết phải sinh vào giờ Ngọ hay không mà được phát về đường đi. Được đi và đi được, năm nào tôi cũng đi nhiều. Năm 2010 tháng ba rong ruổi dọc miền Trung và Tây Nguyên, tháng 5 ra quần đảo Trường Sa, tháng 6 vào Huế dự Festival Huế và ra Lệ Thủy (Quảng Bình) thăm nơi chôn nhau cắt rốn của tướng Giáp, tháng 8 đi mấy tỉnh vùng đông bắc Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, tháng 11 lên lễ hội ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Càng đi càng say, càng ham đến được những nơi chưa từng đến”. Chỉ cần một cú điện thoại rủ rê là Nguyên gật đầu ngay tắp tự. Nhại theo tên một bộ phim, Nguyên cứ “chuông rung là đi”. Một người bạn đồng hành trên rất nhiều cung đường cùng anh tên Nhất, từng hóm hỉnh miêu tả một chuyến đi khó quên như thế này.  “Lái xe là gã đầu bạc. Cả Viện Văn ai cũng chê lão lái chập choạng. Ông Viện trưởng nói rất thật, như thể thương và lo cho mình: Nhất dám ngồi xe cho Nguyên nó lái thật à? Lo cũng phải, bởi xưa nay cứ nghe gã mời lên xe chở đi nhậu là mấy ông bà giáo sư bịt miệng cười, rồi chắp tay... vái! Thấp thỏm. Nhưng rồi ngạc nhiên. Lão múa vô lăng điệu nghệ như thế mà sao chẳng ai tin nhỉ? Đụng mấy tình huống sợ muốn vãi ra quần. Vậy mà gã vừa bẻ ngoặt vô lăng vừa... đọc thơ. Quen rồi. Bởi con người gã, cái mọi người coi không thể lại là điều có thể (và ngược lại). Chuyện “tay lái lụa” của Nguyên, hóa ra tưởng là giai thoại, nhưng lại là có thật. Đúng là với anh, chuyện gì cũng đều là có thể, dù thoạt nghe thoạt nhìn tưởng như trái ngược, khó tin.

 Cũng vì mái đầu bạc đặc trưng, Nguyên cũng đã gặp khối tình huống tức cười mà chuyện thường nhật là bị nhầm với ông nghị, sử gia nổi tiếng Dương Trung Quốc. “Ở ngoài nhìn bác trẻ đẹp hơn trên TV” là câu mà anh thường xuyên phải nghe. Nói đi nói lại rằng  không phải mà chẳng ai chịu. Cực chẳng đã, anh hài hước nhận mình là Dương Trung Nguyên, em ruột ông Quốc, mà dân tình vẫn nhất quyết không tin, Nguyên đành vắt óc tìm ra một dấu hiệu phân biệt đầy thuyết phục, “này nhé, tôi cũng tóc bạc, ria bạc nhưng vì ít tuổi hơn nên lông mày vẫn đen. Ông anh tôi, tuổi đã cao nên bạc đều … toàn tập”.

 Cũng lại theo ông bạn thân tên Nhất, một lần: “Nhận phòng. Cô lễ tân hỏi: anh lấy một phòng VIP, một phòng cho... lái xe? Tôi cười: phòng anh phòng VIP, còn lái xe của anh là phòng VIP của VIP. Khi thấy ”tay lái xe” đến gần, mấy cô mới há hốc mồm: Ơ ơ, hôm nay Quốc hội đang họp mà bác đi nghỉ à? Đến lúc đó thì tôi hiểu vì sao suốt chặng đường,  gặp mấy trạm cảnh sát, họ đều nhoẻn miệng cười cho qua”.

 Về lĩnh vực chuyên môn, “hai anh em” nổi tiếng ngang nhau. Nhưng nhờ độ phủ sóng rộng khắp của truyền hình, những phiên chất vấn nóng bỏng tại nghị trường luôn được nhà đài truyền trực tiếp tới người dân nên chuyện nhầm lẫn nhà phê bình thành nhà sử học sẽ vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.
Hồ Cúc Phương
Các tin khác