Bên trong tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam
Tàu CSB 8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam.
> Hạ thủy tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam
Tàu DN 2000 mang phiên hiệu CSB 8001 trước lễ hạ thủy sáng 23/10 tại Hải Phòng. |
Đây là tàu cảnh sát biển lớn nhất được Việt Nam tự đóng mới. |
Theo giới quan sát, CSB 8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam. |
Tàu có bãi đáp trực thăng quân sự... |
... cùng nhiều trang thiết bị hiện đại giúp DN 2000 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết phức tạp. |
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăm phòng điều khiển của tàu |
Những giọt mồ hôi đầu tiên của đại úy Phạm Đức Tuyên - thuyền trưởng DN 2000 trên khoang lái. |
Là một trong những tàu quân sự hiện đại hàng đầu Việt Nam... |
... nên tiện nghi của thủy thủ trên CSB 8001 cũng được cải thiện đáng kể. |
Theo Quân đội Nhân dân
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đợt trưng bày sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Những tấm bản đồ như “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã vạch rõ, đập lại luận điệu mà Trung Quốc vẫn rêu rao, tạo lợi thế cho Việt Nam nếu đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra đàm phán hoặc lên tòa án quốc tế.
Học giả Trung Quốc: “Đường Lưỡi bò” sẽ tự biến mất!
Trước những động thái mới của chính quyền Trung Quốc như tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cho Công ty Dầu lửa hải dương (CNOOC) mời thầu quốc tế 9 lô nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, học giả Lý Lệnh Hoa tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình trên diễn đàn mạng Sina.com.
Trưng bày bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đợt trưng bày sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
> 'Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc'
Từ tháng 8 đến tháng 11/2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trưng bày tấm bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ tại phòng trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa biển Việt Nam. Đây là bản đồ do tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng, sau lễ tiếp nhận vào ngày 25/7, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông và khách tham quan. Nhiều người dân mong muốn được chứng kiến tận mắt bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
"Thông qua trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo", tiến sĩ Cường cho hay.
Tấm bản đồ được đánh giá "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Ảnh: BTLS. |
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904, tái bản năm 1910. Bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Bản đồ được in màu, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng khoảng 20x30cm.
Theo tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, một trong những giá trị lớn mà ông đánh giá cao là sự nghiêm túc, đầu tư công phu về tư liệu để phục vụ cho việc lập bản đồ với thời gian dài lên đến gần 200 năm, bắt đầu từ thời vua Khang Hy và chỉ được hoàn tất cho xuất bản vào năm 1904. Theo ông, tấm bản đồ này được lập với khối tư liệu đồ sộ, được nhà vua Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Nó không chỉ tập trung trí tuệ của các nhà khoa học phương Tây mà cả Trung Quốc, cho thấy tính nghiêm túc, chính thống và giá trị khoa học của người Trung Quốc đối với bản đồ hiện đại đầu tiên được in ấn, làm theo thiết kế, kỹ thuật của phương Tây, đặc biệt với tỷ lệ xích chính xác.
"Đây không phải bản đồ của tư nhân, của địa phương nào mà do vua cùng với các nhà khoa học nghiên cứu khảo sát lâu dài làm ra. Do đó, đây là một cứ liệu lịch sử không thể chối cãi", tiến sĩ Mai Ngọc Hồng khẳng định.
Còn Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.
* Xem chi tiết bản đồ cổ của Trung Quốc |
Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc'
Những tấm bản đồ như “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã vạch rõ, đập lại luận điệu mà Trung Quốc vẫn rêu rao, tạo lợi thế cho Việt Nam nếu đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra đàm phán hoặc lên tòa án quốc tế.
> Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực nam/ 8 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa
Là người từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật biển tại Bỉ, ông Nguyễn Toàn Thắng, cho rằng, những tấm bản đồ cổ như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ hoàn toàn có thể sử dụng được trong quá trình đàm phán với Trung Quốc. Đây là một chứng lý có lợi cho Việt Nam khi đặt trong hồ sơ đến cơ quan tài phán quốc tế.
Tuy nhiên, tiến sĩ Thắng lưu ý, đây chỉ là một loại bằng chứng và giá trị không phải ở tính riêng rẽ. Muốn khẳng định và thuyết phục được về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại cơ quan tài phán quốc tế, thì Việt Nam phải có hồ sơ đầy đủ bằng chứng về pháp lý, lịch sử, tài liệu cho đến việc chiếm hữu trong thực tế. Các loại bằng chứng này bổ trợ cho nhau thì mới có giá trị.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ấn hành năm 1904 với cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ảnh: N.H. |
“Việt Nam phải chứng minh được toàn bộ quá trình lịch sử là mình chiếm hữu như thế nào, thực thi việc quản lý ra sao, có liên tục không... Không thể dựa vào một bằng chứng mà khẳng định ngay được”, ông Thắng phân tích.
Chuyên gia ngành luật quốc tế này cho hay, để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, Trung Quốc cũng có những cách làm riêng rất đáng lưu tâm. Đơn cử như việc thay vì trưng ra các bản đồ tương tự như Việt Nam tìm thấy thì Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các di vật khảo cổ ở Hoàng Sa như một cách để phản hồi. Dù cách làm này không đi sâu về mặt pháp lý (và thậm chí không loại trừ việc phát hiện di vật là “ngụy tạo”) song, tiến sĩ Thắng cho rằng, nó có tác dụng về mặt tuyên truyền kiểu như phổ cập thông tin "xuất hiện, có mặt trên thực địa trước". Dư luận vì thế sẽ cho rằng Trung Quốc cũng có lý.
“Đó là một 'chiêu' tuyên truyền để lấy dư luận, còn giá trị pháp lý thì phải tranh luận chứ không khẳng định ngay được. Trong thực tế, bên nào chứng minh được việc quản lý nhà nước trong thời gian dài hơn, thuyết phục hơn thì đấy là bằng chứng quan trọng để xem xét”, tiến sĩ Thắng nói.
Chia sẻ quan điểm với tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, ông Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cho rằng, với các tấm bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua để đưa ra tòa án quốc tế là một câu chuyện dài. Đi kèm với các bản đồ đó còn cần rất nhiều chứng lý khác, đặc biệt là về việc thực thi chủ quyền.
Tuy nhiên, những bằng chứng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ đã góp phần vạch rõ, đập lại luận điệu mà từ trước tới nay Trung Quốc vẫn rêu rao rằng, mình là người đầu tiên phát hiện, nghiên cứu, đo vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa. “Trung Quốc đến đó lúc nào, đến bằng cái gì, Có ghi lại đâu? Theo logic, khi anh đã đưa ra bằng chứng không chính xác, làm sao anh kết luận được?”, ông Việt phân tích.
Trong khi đó, trong An Nam đại quốc họa đồ ấn hành từ đầu thế kỷ 19 đã có xác định vị trí quần đảo Hoàng Sa với tên gọi Paracel - Cát Vàng (mũi tên chỉ). Ảnh: Tư liệu. |
Theo ông, qua các triều đại Trung Quốc, có rất nhiều bản đồ được lưu lại nhưng tất cả bản đồ trước năm 1909 đều không nói tới Hoàng Sa, Trường Sa. Không chỉ thế, từ chính sử cho tới địa phương chí cũng không nhắc tới hai quần đảo này. Những cái Trung Quốc rêu rao gần đây chỉ là “ngụy tạo, bịa đặt”. Trong hoàn cảnh đó, những bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua là lợi thế để làm cho dư luận, làm cho thế giới hiểu đúng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Theo học giả Dương Danh Dy, bản đồ vừa được tiến sĩ Mai Ngọc Hồng công bố, trao tặng bảo tàng lịch sử Quốc gia là một “bằng chứng thật”. Nó ngay lập tức khiến dư luận Trung Quốc lúng túng. Tuy nhiên, ông Dy lưu ý, có những giai đoạn dài, Việt Nam đã buông lỏng trận địa truyền thông về chủ quyền biển đảo, để mặc Trung Quốc lũng đoạn. |
Nguyễn Hưng
Học giả Trung Quốc: “Đường Lưỡi bò” sẽ tự biến mất!
Học giả Lý Lệnh Hoa: “Trong dòng thác kinh tế toàn cầu nhất thể hóa hiện nay, việc kiên trì cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” là lỗi thời và không cần thiết”.
- Các chuyên gia quốc tế nói về "đường lưỡi bò"
- Yêu sách đường Lưỡi bò trên Biển Đông là phi lý
- Học giả Trung Quốc bác bỏ “đường lưỡi bò”
Ngày 14/6 vừa qua, một cuộc hội thảo mang tên “Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” đã được Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức.
Tại đây, học giả Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946), Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc, đã có bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông, bác bỏ cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” (còn gọi là “Đường Lưỡi bò”), chủ trương giải quyết những tranh chấp theo “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982” và luật pháp quốc tế.
Học giả Lý Lệnh Hoa |
Trong bài viết mới nhất nhan đề “Về bản đồ biên giới 200 hải lý trên Nam Hải (Biển Đông) vẽ theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”, được đưa lên mạng lúc 19h48’ ngày 3/7/2012, ông đã công bố một bức bản đồ phân định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) liên quan đến các nước xung quanh Biển Đông, trong đó thể hiện rõ các khu vực mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền theo cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” hoàn toàn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Bài báo viết: “Tấm bản đồ này lấy từ bài viết của một bloger. Có thể nói, tấm bản đồ này là Bản đồ biên giới thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở Nam Hải (Biển Đông) được vẽ theo tinh thần của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.
Theo tinh thần của Công ước này, mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý rộng rãi.
Trong tương lai, chính phủ các nước thông qua đàm phán (với thái độ) tích cực và hữu nghị, sau khi đường biên giới biển giữa các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông) được xác định thì cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” lịch sử (hay còn gọi là Đường đứt khúc trên Nam Hải) sẽ tự biến mất.
Sau khi xác định đường biên giới biển quốc tế trên Nam Hải (Biển Đông), các nước xung quanh đều có thể có được không gian vùng nước rộng rãi, thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên biển, việc bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học.
Mọi người đều giàu lên, Trung Quốc sẽ càng phồn vinh, phú cường. Khi đó, một Nam Hải (Biển Đông) hòa bình, hợp tác và hữu nghị mới sớm trở thành hiện thực”.
Trước đó, ngày 18/6/2012, ông Lý Lệnh Hoa đã viết bài “Không nên có nhận thức lỗi thời về Đường biên giới 9 đoạn”, kịch liệt phê phán quan điểm sai trái của một số học giả Trung Quốc.
Bài báo viết: “Giáo sư Lý Kim Minh ở Đại học Hạ Môn đã viết nhiều bài báo về Nam Hải (Biển Đông) đăng tải trên các báo, tạp chí trong nước, khẳng định về “Đường lịch sử” (tức “Đường biên giới 9 đoạn”).
Nhiều quan điểm của ông ta giải thích về Nam Hải (Biển Đông) rất mơ hồ và lỗi thời. Tôi cho rằng, Lý Kim Minh khẳng định về cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” và hàm hồ phủ định “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982” là hoàn toàn sai trái.
Đường biên giới biển truyền thống của Trung Quốc, đúng như Giáo sư Lý Quốc Hưng ở Đại học Giao thông Thượng Hải đã nói - “nó không có kinh, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ về pháp luật.
Nếu khẳng định “Đường biên giới 9 đoạn” thì chính phủ Trung Quốc không cần thiết phải xác định và tuyên bố các điểm cơ bản và đường cơ sở lãnh hải; càng không cần phải chuẩn bị ra tuyên bố về điểm cơ bản lãnh hải lần thứ 2 làm gì”...
Hội nghị thường niên năm 2011 của Hội Luật biển Trung Quốc họp tại Lư Sơn tháng 8/2011 đã mắc sai lầm lớn về phương hướng, xem thường vấn đề xác định các điểm cơ bản lãnh hải, thậm chí tại đó có vị còn khẳng định về “Đường biên giới 9 đoạn”.
Cuốn sách “Thực tiễn và vụ việc luật quốc tế Trung Quốc” do quan chức Bộ Ngoại giao xuất bản năm 2011 (Đoàn Khiết Long chủ biên) cũng đã hàm hồ khẳng định “Đường biên giới 9 đoạn”, khẳng định những đường cơ bản quá dài... gây nên sự hỗn loạn không đáng có cho việc nghiên cứu biển và hoạch định biển của Trung Quốc.
Mỗi tối, trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, sau chương trình thời sự là tiết mục Dự báo thời tiết, đều xuất hiện “Đường biên giới 9 đoạn” trên bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Nhưng mọi người đều biết, đó chỉ là một đường hư ảo.
Trên thế giới, mọi đường biên giới trên đất liền hay trên biển đều là đường thực tế. Trong dòng thác kinh tế toàn cầu nhất thể hóa hiện nay mà vẫn kiên trì cái “Đường biên giới 9 đoạn” đó thì thật là lỗi thời và không cần thiết”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét