CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Nghị quyết trừng phạt Nga: Châu Âu bất lực vì...

Quan hệ quốc tế) - EU đang bị chia rẽ bởi cuộc xung đột Ukraine, cuộc họp của Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu đã không ra nổi nghị quyết trừng phạt Nga.

Châu Âu không ra nổi nghị quyết tăng cường trừng phạt Nga
Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 17-11 rằng họ sẽ đẩy mạnh trừng phạt phe ly khai tại miền đông Ukraine. Tuy nhiên, các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu lại thất bại trong việc tìm kiếm sự đồng thuận để ra tuyên bố đẩy mạnh trừng phạt Nga.
Ngày 17-11, Bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc EU đã nhóm họp tại Brussels để thảo luận về biện pháp trừng phạt những người ủng hộ phe ly khai ở Ukraine và các quan chức Nga. Trong cuộc họp này, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin cố gắng khuyên các thành viên của Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu gia tăng các trừng phạt nhắm vào Nga.

"Chúng ta cần phải tăng cường trừng phạt Nga nhằm chặt đứt nguồn cung cấp nhân lực và vũ khí trang bị, khiến cho quân ly khai không thể gia tăng sức mạnh quân sự. Chúng tôi lo lắng không chỉ riêng tình hình miền đông Ukraine mà còn là cho cả liên minh châu Âu", ông Klimkin cho biết.
Tuy nhiên các Bộ trưởng Ngoại giao khác trong Ủy ban đối ngoại cho rằng việc trừng phạt thêm đối với Nga là điều “không cần thiết”. Trong thời gian tới, các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu sẽ không nhằm vào Nga mà chỉ nhắm vào lực lượng ly khai và những đối tượng ủng hộ họ tại Ukraine.
Sau khi đánh giá tình hình thực tế, Ủy ban đối ngoại đã kêu gọi cơ quan phụ trách đối ngoại của liên minh châu Âu (EEAS) trình danh sách những tổ chức và cá nhân ủng hộ lực lượng ly khai Donbass để bổ sung vào quyết định trừng phạt của EU. Theo thông báo, EEAS "sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thực tế và sẽ hành động phù hợp".
Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu đề cập đến các cuộc bầu cử được tổ chức tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (DPR và LPR) tự xưng vào ngày 2-11 là một "hành vi vi phạm và tinh thần của thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk" và kêu gọi Nga "nhận trách nhiệm trong vụ bầu cử bất hợp pháp tại Donetsk và Lugansk".
Cuộc họp của các ngoại trưởng khối EU đã không ra được Nghị quyết chống Nga
Cuộc họp của các ngoại trưởng khối EU đã không ra được Nghị quyết chống Nga
Mỹ và EU đang chia rẽ vì việc gia tăng các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Trong khi EU cho rằng việc trừng phạt thêm nữa nhắm vào Nga là không cần thiết thì tổng thống Obama phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 lại cho rằng ông Putin đã "vi phạm luật pháp quốc tế khi cung cấp vũ khí hạng nặng cho lực lượng ly khai ở Ukraine" và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk.
Ông Obama cho biết việc "cô lập kinh tế" nhắm vào Nga sẽ tiếp tục gia tăng trừ khi ông Putin thay đổi. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc trả lời với kênh truyền hình Đức ARD khi ông đến Australia tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20. Ông Putin đã nhắc phương Tây rằng, cấm vận Nga là gián tiếp hại chết Ukraine.
Rất nhiều lần, sau mỗi lời đe dọa gia tăng trừng phạt của phương Tây liên quan tới vấn đề Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đều “đăng đàn” nhấn mạnh: “việc cấm Nga tiếp cận với các thị trường vốn sẽ làm tổn thương việc xuất khẩu của phương Tây”.
Ông Putin nhắc lại, các biện pháp trừng phạt có thể làm tổn thương một số ngân hàng Nga, buộc những ngân hàng này phải đòi lại các khoản vay nợ trị giá hàng tỷ USD mà họ đã cung cấp cho Ukraine. Trong số này, tập đoàn nhà nước Nga Gazprombank - chủ khoản nợ 3,2 tỷ USD của Ukraine - cũng đang bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.
Ngoài ra, Ukraine còn nợ Nga hơn 3 tỷ USD vay cuối năm 2013 (vừa được Nga cho hoãn), đồng thời cũng phải thanh toán gần 5 tỷ USD tiền nợ cũ và mua mới khí đốt từ Nga. Kể từ khi cuộc chính biến trên quảng trường Kiev nổ ra, Tổng thống Yanukovych bị phế truất, Nga đã ngừng gói hỗ trợ tài chính trị giá 15 tỷ USD cho Ukraine.
Châu Âu đang bị chia rẽ bởi cuộc xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt Nga
Châu Âu đang bị chia rẽ bởi cuộc xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt Nga
Được biết, Nga đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho Ukraine thông qua việc mua trái phiếu mà khoản vay đầu tiên chính là hoạt động mua trái phiếu trị giá 3 tỉ USD của Ukraine vào tháng 12-2013. Khoản giải ngân thứ 2  là kế hoạch mua trái phiếu Eurobond trị giá 2 tỉ USD của Ukraine vào tháng 2 năm nay đã bị đình chỉ vô thời hạn, sau khi ông Yanukovych bị lật đổ.
Tổng thống Putin được ngưỡng mộ, ý kiến ủng hộ Nga ngày càng nhiều
Trong bối cảnh lệnh bao vây cấm vận Nga của Mỹ và Liên minh châu Âu đang đến hồi quyết liệt, ngày càng có nhiều chính trị gia Pháp bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và chính sách của ông, bất chấp quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng.
Tờ Le Monde ngày 18-11 cho biết, sự kiện Nga sáp nhập Crimea và việc phương Tây ban hành các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow đã trở thành một cơ hội tốt để đánh giá lượng người ủng hộ ông Putin tại Pháp. Những chính trị gia Pháp ủng hộ ông Putin gồm ở cả cánh tả và cánh hữu, thậm chí cả cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Làn sóng ủng hộ Putin trong giới chính trị Pháp bắt đầu từ năm 2003 khi Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Iraq. Khi đó, Paris và Moscow có cùng quan điểm lên án hành động này. Sau đó, nhiệt huyết của ông Putin trong việc theo đuổi đường lối độc lập của Nga đã thu hút sự chú ý của các chính trị gia Pháp.
Trước đây, ông Sarkozy đã từng tuyên bố sẽ "không bắt tay ông Putin", nhưng sau cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã thay đổi thái độ, trở nên thân thiện hơn với nhà lãnh đạo Nga. Hiện nhiều chính trị gia Pháp còn mất lòng tin vào kế hoạch của Mỹ và NATO, chống lại sự trỗi dậy và ảnh hưởng của Moscow.
Sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, Nghị sĩ Jean Marine Le Pen của đảng cánh hữu "Mặt trận quốc gia" Pháp đã thể hiện sự bất bình trước sự can thiệp của Mỹ với mọi cuộc nổi dậy trên thế giới, đặc biệt là khi họ khiêu khích Nga đồng thời bày tỏ "sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Nga bởi ông Putin luôn kiên định với những "hành động vì lợi ích của đất nước và dân tộc mình".
Tàu đổ bộ trực thăng Mistral đang neo đậu ở cảng Saint-Nazaire đợi bàn giao cho Nga
Tàu đổ bộ trực thăng Mistral đang neo đậu ở cảng Saint-Nazaire đợi bàn giao cho Nga
Còn cựu Bộ trưởng Nội vụ dưới thời Tổng thống François Mitterrand - ông Jean-Pierre Chevenement thì kịch liệt phê phán những hành động bao vây, trừng phạt Moscow của Washington và Brussels. "Nga là chìa khóa giúp châu Âu tăng trưởng. Chúng ta cần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương" - ông Chevenement nói.
Tờ báo Pháp Le Monde cho rằng, Nga có thể mong đợi vào sự ủng hộ của Pháp nhờ những chính trị gia trên, những người luôn muốn tìm cách duy trì sự cân bằng trong quan hệ giữa châu Âu và Moscow. Có được sự ủng hộ này cùng với sự bất bình của những người lao động Pháp, thương vụ Mistral cuối cùng cũng sẽ hoàn tất tốt đẹp.
Cũng tương tự, mặc dù Chính phủ Đức đang ngả theo xu hướng tăng cường lệnh trừng phạt Nga nhưng có khá nhiều chính trị gia Đức đã lên tiếng ủng hộ Nga và cá nhân Tổng thống Putin. Tiêu biểu trong số đó là ông Gregor Gysi - Chủ tịch Đảng Cánh tả trong Quốc hội Đức (Bundestag).
Trong một tuyên bố của mình trên kênh truyền hình ARD vào ngày 17-11, ông Gregor Gysi đã khẳng định: "Chúng ta cần hiểu rằng, thiếu Nga và đối đầu với họ sẽ không có hòa bình ở châu Âu", không thể giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine bằng cách áp dụng các lệnh trừng phạt bất kể là Nga hay lực lượng ly khai Ukraine
Ông Gysi nói: "Tôi luôn cho rằng trừng phạt là bước đi sai lầm, không có lựa chọn nào khác ngoài đối thoại. Nếu phương Tây bắt đầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thì Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiến hành gặp gỡ". Vì vậy, phương Tây cần thay đổi chính sách của mình, nếu muốn Nga có những bước đi chính trị “mang tính tích cực”.
Tổng thống Putin đang được nhiều người ủng hộ
Tổng thống Putin đang được nhiều người ủng hộ
Ông Gysi cũng chỉ trích đề xuất áp đặt trừng phạt các nhân vật ly khai ở Ukraine, lệnh rút các cơ quan chính quyền khỏi miền đông nam của Tổng thống Poroshenko và quyết định lấy tiền lương, lương hưu, tiền trợ cấp tàn tật của nhân dân 2 tỉnh miền Đông Donetsk và Lugansk để trừ tiền khí đốt cung cấp cho vùng Donbass.
Theo ông Gysi, điều này là hành động thừa nhận sự phân tách của miền đông khỏi đất nước Ukraine. Ông cũng “khuyên” Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko rằng, điều ông ta nên làm là thu hút người dân nói tiếng Nga vào Ukraine, chứ không phải là đẩy họ xa rời Kiev và ngoảnh về phía Moscow.
Ngay cả trong nội bộ Ukraine cũng có những ý kiến “trái chiều”. Đăng tải trên trang Facebook của mình, Chủ tịch Đảng "Lựa chọn Ukraine" Viktor Medvedchuk cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) sẽ không còn quan tâm tới Ukraine, nếu chính quyền Kiev không giải quyết tình hình Donbass và tiến hành cải cách kinh tế.
Ông Medvedchuk viết: "Người châu Âu sẽ dần mệt mỏi với những mâu thuẫn kéo dài của Ukraine, từ cuộc xung đột âm ỉ ở miền Đông, vốn bùng phát do những hành động khiên khích và quyết định thiển cận của chính phủ, từ những đòi hỏi liên tục bơm các khoản vay mới của Kiev cho tới bất ổn về cung khí đốt...
Sự đối đầu với Nga cũng khiến Liên minh châu Âu luôn căng thẳng và khoét sâu mâu thuẫn giữa chính phủ các nước với nhân dân của họ. EU cần ổn định và hòa bình, và nếu Kiev không xử lý tình hình tại Donbass và không tiến hành cải cách và khôi phục kinh tế, trong tương lai gần, châu Âu sẽ phai nhạt sự quan tâm, thậm chí là bỏ rơi Ukraine".
Thiên Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét