CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Kế hoạch châm ngòi Thế chiến 3

hủ tướng Anh Winston Churchill từng mưu tính cùng Mỹ tấn công Liên Xô vào cuối Thế chiến 2 với kế hoạch mang mật danh Chiến dịch không tưởng.


Từ trái sang: Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta tháng 2.1945 - Ảnh: History.com  
Giữa lúc phương Tây và Nga đang rất căng thẳng vì vấn đề Ukraine, giới truyền thông và một số chuyên gia đã nhắc đến nguy cơ xảy ra Thế chiến 3. Điều ít người biết là đã suýt có thêm một cuộc chiến hủy diệt xuất phát từ ý tưởng điên rồ của Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Trong giai đoạn cuối Thế chiến 2, khi chữ ký trên văn kiện đầu hàng của Đức còn chưa ráo mực và Mỹ đang giao chiến với Nhật ở Thái Bình Dương, Thủ tướng Churchill đã bí mật yêu cầu nội các chiến tranh của ông vạch kế hoạch tấn công Liên Xô.
Cơn cuồng vọng ở nước Anh
Theo tờ Daily Mail, các viên tướng Anh đã thất kinh khi được yêu cầu nghĩ ra chiến lược “áp đặt ý chí của Mỹ và đế quốc Anh lên người Nga”, qua đó châm ngòi Thế chiến 3. Churchill trấn an họ rằng cuộc tấn công sẽ do Mỹ dẫn đầu và được yểm trợ bằng đoàn quân thất trận của nước Đức. Ý tưởng điên rồ của Churchill xuất phát từ một vài yếu tố. Trong cuốn Finest Years: Churchill as Warlord (tạm dịch: Những năm tháng lẫm liệt nhất: Churchill trong vai chiến tướng), nhà sử học Max Hastings viết rằng sự thỏa mãn của Churchill khi chứng kiến sự sụp đổ của Đức Quốc xã gần như bị các chiến thắng của Liên Xô ở Đông Âu phủ lấp hoàn toàn. Đến năm 1945, Liên Xô đã mạnh lên rất nhiều còn nước Anh yếu hơn so với mong đợi của Churchill, như lời bình luận của ông tại Hội nghị Yalta tháng 2.1945: “Ở bên này là con gấu Nga to xác, ở bên kia là con voi Mỹ khổng lồ, còn ở giữa là con lừa Anh còm cõi tội nghiệp”.
Thứ hai, lập trường chống Liên Xô càng được nung nấu sau khi Churchill biết về thành công của chương trình bom nguyên tử Mỹ. Theo Tham mưu trưởng lục quân Anh Alan Brooke, Churchill từng nói với ông tại Hội nghị Potsdam: “Chúng ta có thể nói với người Nga nếu họ nhất quyết làm chuyện này hay chuyện kia, thì chúng ta có thể xóa sạch Moscow, rồi tới Stalingrad, Kiev, Sevastopol và cứ thế”. Cơn bực tức của Thủ tướng Anh càng dâng cao với quyết định “nhuộm đỏ” Ba Lan của nhà lãnh đạo Joseph Stalin.
Phản ứng của các viên tướng Anh khi được yêu cầu chuẩn bị cho chiến tranh chỉ vài ngày sau khi kết thúc cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử là cho rằng vị thủ tướng của họ đã mất trí. Brooke viết trong nhật ký: “Winston làm cho tôi có cảm giác ông ta khao khát có thêm một cuộc chiến”. Tuy vậy, các viên tướng vẫn vạch ra một kế hoạch, với mật danh được đặt hết sức phù hợp là Chiến dịch không tưởng. Theo đó, các lực lượng phương Tây sẽ tấn công Liên Xô trên mặt trận trải dài từ Hamburg (Đức) ở phía bắc xuống Trieste (Ý) ở phía nam.
Sứ mệnh bất khả thi
Các nhà hoạch định quân sự ước lượng cần có 47 sư đoàn quân đồng minh, gồm 14 sư đoàn xe tăng, để phát động tấn công. Cần có thêm 40 sư đoàn dự bị để phòng thủ hoặc thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng. Để chống lại lực lượng này, theo báo cáo của nội các chiến tranh, người Nga có thể tập hợp gấp đôi quân số và số lượng xe tăng. Báo cáo nhận xét tỷ lệ trên “cho thấy việc phát động tấn công rõ ràng là một nhiệm vụ mạo hiểm. Nếu chúng ta lao vào chiến tranh với Liên Xô, chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực, dai dẳng và đắt giá”. Về khả năng tái vũ trang và đưa quân đội Đức thất trận trở lại chiến trường, các nhà hoạch định lo ngại những cựu binh vừa trải qua cuộc chiến cay đắng ở mặt trận phía đông có lẽ sẽ không muốn có thêm một trải nghiệm đau đớn. Theo Max Hastings, các chỉ huy quân đội Anh hiểu rất rõ tính bất khả thi của một cuộc tấn công nhằm đưa Ba Lan khỏi tay Moscow. Brooke viết trong nhật ký của ông rằng “ý nghĩ đó dĩ nhiên là không tưởng và hoàn toàn không có cơ hội thành công. Không có nghi ngờ gì về việc Liên Xô từ nay sẽ thâu tóm quyền lực ở châu Âu”.
Như Napoleon và Hitler đã cay đắng nhận ra chiến tranh với người Nga không phải là một cuộc dạo chơi, trong báo cáo gửi Churchill, nội các chiến tranh kết luận: “Việc giành một thành công chớp nhoáng vượt quá khả năng của chúng ta và chúng ta sẽ phải lao vào một cuộc chiến kéo dài với sự thua sút lớn về quân số. Hơn nữa, tỷ lệ này còn sẽ thay đổi nếu người Mỹ trở nên mệt mỏi, muốn đứng ngoài cuộc và bắt đầu rút lui để phục vụ cho cuộc chiến ở Thái Bình Dương”. Như vậy, Chiến dịch không tưởng được xác định chỉ đơn thuần là điều không tưởng.
Kế hoạch thứ hai
Khả năng người Mỹ rút lui để dồn sức chống Nhật khiến Churchill tỏ ra cảnh giác. Nếu người Mỹ xoay trục sang Thái Bình Dương, Anh sẽ trơ trọi và đối mặt với khả năng tấn công của Liên Xô, vốn đủ sức chinh phạt lên biển Bắc và Đại Tây Dương. “Hãy nghiên cứu về cách chúng ta có thể bảo vệ hòn đảo của mình, với giả định Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg không đủ sức chặn đà tiến của người Nga”, ông chỉ thị. Tuy nhiên, lúc này có vẻ như ông đã lấy lại được sự tỉnh táo khi nói thêm rằng nên giữ lại mật danh Chiến dịch không tưởng cho kế hoạch thứ hai này, “để bộ tham mưu nhận ra đây chỉ là nghiên cứu phòng ngừa cho điều mà tôi hy vọng vẫn là một sự kiện khó có khả năng xảy ra”. Trước khi gửi chỉ thị, ông đã lấy viết đỏ và sửa lại cụm từ “sự kiện khó có khả năng xảy ra” thành “trường hợp bất ngờ chỉ đơn thuần là giả thuyết”. Chiến dịch không tưởng lúc đó trở thành kế hoạch phòng thủ nước Anh trước một cuộc tấn công của Liên Xô.
Trả lời câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra nếu Liên Xô tấn công qua eo biển Manche, các viên tướng kết luận sức mạnh hải quân của người Nga quá hạn chế để có thể tiến hành cuộc đổ bộ bất ngờ. Họ xem nhẹ kịch bản Liên Xô sử dụng không quân. Khả năng lớn nhất là Moscow sẽ trông cậy vào pháo kích với tiềm lực phá hủy ghê gớm hơn cả các tên lửa V1 và V2 của Đức. Để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa như thế, London ước lượng cần có lực lượng lớn gồm 230 phi đoàn cường kích và tiêm kích cơ cùng 300 phi đoàn oanh tạc cơ.
May mắn cho các viên tướng của Churchill, họ rốt cuộc cũng có cơ hội lên kế hoạch nghỉ dưỡng sau khi Tổng thống Mỹ Harry Truman, người kế nhiệm Franklin D.Roosevelt, gửi một bức điện nói rõ rằng đừng bao giờ nghĩ đến việc Washington giúp sức, chứ chưa nói đến cầm đầu, một cuộc tấn công đẩy bật người Nga ra khỏi Đông Âu hoặc thậm chí chỉ đe dọa Moscow là họ sẽ làm thế. Hồ sơ về Chiến dịch không tưởng từ đó được đóng lại. 
Chiến dịch Pike
Chiến dịch không tưởng không phải là kế hoạch tấn công Liên Xô đầu tiên của Anh. Không lâu trước khi Thế chiến 2 khởi phát, Anh và Pháp đã lo ngại về khả năng Liên Xô cung cấp dầu cho Đức. Khi đó, 2 nước này vừa ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, cho phép Đức phát động chiến tranh mà không lo ngại Liên Xô can thiệp. Đáp lại, các chiến lược gia Anh và Pháp vạch ra kế hoạch tên Chiến dịch Pike để làm tê liệt nghiêm trọng nền kinh tế Liên Xô bằng cách oanh tạc các cơ sở sản xuất dầu.
Việc thiếu dầu sẽ làm xói mòn nỗ lực chiến tranh của Đức. Họ kết luận các mục tiêu thích đáng nhất là các mỏ dầu ở Azerbaijan, vốn nằm trong tầm tấn công của các oanh tạc cơ Anh và Pháp đóng tại Trung Đông. Tháng 4.1940, máy bay đã xuất kích đến mục tiêu song không thả bom. Thay vào đó, họ quyết định dùng sức mạnh không quân để uy hiếp Liên Xô ngưng cung cấp dầu cho Đức quốc xã. Sau khi Đức tấn công Pháp năm 1940, kế hoạch được gác lại vô hạn định. Người Anh lo sợ nếu tiến hành chiến dịch, Liên Xô sẽ về phe với Đức.
Xúc tác cho Chiến tranh Lạnh
Theo Daily Mail, Stalin đã loáng thoáng nhận ra những tính toán của Churchill ngay từ rất sớm. Ông từng cảnh báo với Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov về Churchill: “Gã này có thể làm bất kỳ điều gì”. Một trong số nhiều điệp viên của Liên Xô tại London đã báo cho Moscow thông tin về một chỉ thị gửi đến Nguyên soái Bernard Montgomery, chỉ huy quân Anh tại Đức, hối thúc ông dự trữ những vũ khí thu giữ từ quân Đức để chuẩn bị cho khả năng sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, những mưu tính của Churchill vẫn là một bí mật quốc gia của Anh trong hơn nửa thế kỷ, cho đến khi được xác nhận trong các hồ sơ do Thư viện Quốc gia công bố năm 1998. Cùng với thái độ “lên mặt” của Mỹ sau khi khiến cả thế giới thất kinh với vũ khí hạt nhân, Chiến dịch không tưởng tạo ra không khí nghi kỵ và gầm ghè nhau giữa các đồng minh một thuở. Qua đó, trở thành một chất xúc tác cho chiến tranh lạnh.
Sơn Duân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét