Tình tiết thú vị về chuyến đi sứ của vua Quang Trung (1)
(Kienthuc.net.vn) - Chuyến đi sứ của Quang Trung thực hư thế nào còn là "nghi án". Nhưng theo những nguồn tài liệu mới thì chính Nguyễn Huệ dẫn đầu chuyến đi mạo hiểm này.
(Kienthuc.net.vn) - Chuyến đi sứ của Quang Trung thực hư thế nào còn là "nghi án". Nhưng theo những nguồn tài liệu mới thì chính Nguyễn Huệ dẫn đầu chuyến đi mạo hiểm này.
VUA QUANG TRUNG
Vị Anh Hùng Dân Tộc
Dùng lời nói để dẹp nạn binh đao
Tại Tam Điệp, trước khi xuất phát tiến ra Thăng Long đánh đuổi quân Thanh, vua Quang Trung đã tiên liệu trước: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua 10 ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân. Nỡ nào làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời mới dẹp nổi binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được".
Quả nhiên, khi chạy về nước, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra cay cú, tâu xin vua Thanh cho đem quân phục thù. Tuy nhiên, Càn Long cũng đủ minh mẫn để cân nhắc có nên động binh lần nữa hay không. Ông ta cử bối lặc Phúc Khang An, một tướng trẻ người Mãn thuộc hàng thân thích, thay Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng tập trung tới 50 vạn quân của 9 tỉnh rải dọc theo biên giới.
Phúc Khang An nhân danh nhà Thanh vẫn một mực dùng lời lẽ nước lớn trịnh thượng, yêu sách những điều vô lí. Ngô Thời Nhậm thay mặt nhà vua viết thư đáp lại mềm mỏng, nhưng cũng ngầm ý không chịu khuất phục: "Nếu thiên triều không khoan dung cho phần nào, cứ muốn tranh chiếm, muôn một xảy ra binh đao, tình thế vỡ lở, nước nhỏ không được thờ nước lớn, thì nước tôi cũng đành phải theo mệnh trời mà thôi".
Mềm nắn, rắn buông, Phúc Khang An và Tuần phủ Quảng Tây Thang Hùng Nghiệp nhận thư mà toát mồ hôi. Chứng kiến hậu quả thảm bại của Tôn Sĩ Nghị, thấy rõ tài dụng binh của Nguyễn Huệ và khí thế của người Việt, Phúc Khang An rất lo sợ nếu phải cầm quân đánh nhau với người Việt. Ông ta viết thư cho Quang Trung gợi ý nên cầu hòa.
Tranh minh họa.
Chưa được phong, chưa đi sứ
Trước mắt cần ổn định đất nước, tránh can qua làm dân khổ, Quang Trung nắm lấy thời cơ để tạo mối quan hệ mới với phương Bắc. Nhân đấy lại mang vàng bạc châu báu sang hối lộ, biếu xén mua chuộc bọn tham quan nhà Thanh. Phúc Khang An viết tấu lên Càn Long, phân tích là nước An Nam thời tiết viêm nhiệt, đường sá trắc trở xa xôi, vận chuyển lương thảo khó khăn, không tiện cho việc viễn chinh. Hòa Thân, cận thần của nhà vua được ăn hối lộ, cũng phụ họa theo, rằng các đời vua Tống, Nguyên, Minh kéo sang đánh An Nam chưa bao giờ thắng được. Phúc Khang An được phép đánh tiếng bằng lòng phong vương cho Nguyễn Huệ.
Ngay tháng Ba năm Kỷ Dậu (1789), phái đoàn sứ bộ nước ta do Chánh sứ Nguyễn Hữu Chu dẫn đầu đã được Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp đón tiếp trọng thể tại ải Nam Quan. Hai bên đồng ý hòa hoãn, rút quân ra khỏi biên giới. Theo yêu cầu của Phúc Khang An, phía ta đáp ứng những vấn đề nhân đạo, như trả tù binh cho nhà Thanh, cho phép xây một số đền miếu thờ tướng sĩ Thanh tử trận, trong đó có đền thờ Sầm Nghi Đống, thậm chí đích thân nhà vua còn đọc văn tế các oan hồn của chúng.
Để chính thức hóa việc cầu phong, Càn Long yêu cầu sang năm 1790 đích thân Nguyễn Huệ sang Bắc Kinh triều kiến để nhận thụ phong nhân dịp Bát tuần đại thọ (mừng thọ 80 tuổi) của ông ta. Nhưng Nguyễn Huệ không chịu, lấy cớ nếu đến mừng thọ mà chưa có danh vị quốc vương thì không có thể diện ra mắt. Nguyễn Huệ chỉ cử cháu là Nguyễn Quang Hiển thay mặt mình sang Yên Kinh (Bắc Kinh bây giờ) cầu phong; mặc dù không muốn, nhưng nhà Thanh cũng đành chấp nhận.
(Còn nữa...)
Dùng lời nói để dẹp nạn binh đao
Tại Tam Điệp, trước khi xuất phát tiến ra Thăng Long đánh đuổi quân Thanh, vua Quang Trung đã tiên liệu trước: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua 10 ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân. Nỡ nào làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời mới dẹp nổi binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được".
Quả nhiên, khi chạy về nước, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra cay cú, tâu xin vua Thanh cho đem quân phục thù. Tuy nhiên, Càn Long cũng đủ minh mẫn để cân nhắc có nên động binh lần nữa hay không. Ông ta cử bối lặc Phúc Khang An, một tướng trẻ người Mãn thuộc hàng thân thích, thay Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng tập trung tới 50 vạn quân của 9 tỉnh rải dọc theo biên giới.
Phúc Khang An nhân danh nhà Thanh vẫn một mực dùng lời lẽ nước lớn trịnh thượng, yêu sách những điều vô lí. Ngô Thời Nhậm thay mặt nhà vua viết thư đáp lại mềm mỏng, nhưng cũng ngầm ý không chịu khuất phục: "Nếu thiên triều không khoan dung cho phần nào, cứ muốn tranh chiếm, muôn một xảy ra binh đao, tình thế vỡ lở, nước nhỏ không được thờ nước lớn, thì nước tôi cũng đành phải theo mệnh trời mà thôi".
Mềm nắn, rắn buông, Phúc Khang An và Tuần phủ Quảng Tây Thang Hùng Nghiệp nhận thư mà toát mồ hôi. Chứng kiến hậu quả thảm bại của Tôn Sĩ Nghị, thấy rõ tài dụng binh của Nguyễn Huệ và khí thế của người Việt, Phúc Khang An rất lo sợ nếu phải cầm quân đánh nhau với người Việt. Ông ta viết thư cho Quang Trung gợi ý nên cầu hòa.
Tranh minh họa. |
Chưa được phong, chưa đi sứ
Trước mắt cần ổn định đất nước, tránh can qua làm dân khổ, Quang Trung nắm lấy thời cơ để tạo mối quan hệ mới với phương Bắc. Nhân đấy lại mang vàng bạc châu báu sang hối lộ, biếu xén mua chuộc bọn tham quan nhà Thanh. Phúc Khang An viết tấu lên Càn Long, phân tích là nước An Nam thời tiết viêm nhiệt, đường sá trắc trở xa xôi, vận chuyển lương thảo khó khăn, không tiện cho việc viễn chinh. Hòa Thân, cận thần của nhà vua được ăn hối lộ, cũng phụ họa theo, rằng các đời vua Tống, Nguyên, Minh kéo sang đánh An Nam chưa bao giờ thắng được. Phúc Khang An được phép đánh tiếng bằng lòng phong vương cho Nguyễn Huệ.
Ngay tháng Ba năm Kỷ Dậu (1789), phái đoàn sứ bộ nước ta do Chánh sứ Nguyễn Hữu Chu dẫn đầu đã được Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp đón tiếp trọng thể tại ải Nam Quan. Hai bên đồng ý hòa hoãn, rút quân ra khỏi biên giới. Theo yêu cầu của Phúc Khang An, phía ta đáp ứng những vấn đề nhân đạo, như trả tù binh cho nhà Thanh, cho phép xây một số đền miếu thờ tướng sĩ Thanh tử trận, trong đó có đền thờ Sầm Nghi Đống, thậm chí đích thân nhà vua còn đọc văn tế các oan hồn của chúng.
Để chính thức hóa việc cầu phong, Càn Long yêu cầu sang năm 1790 đích thân Nguyễn Huệ sang Bắc Kinh triều kiến để nhận thụ phong nhân dịp Bát tuần đại thọ (mừng thọ 80 tuổi) của ông ta. Nhưng Nguyễn Huệ không chịu, lấy cớ nếu đến mừng thọ mà chưa có danh vị quốc vương thì không có thể diện ra mắt. Nguyễn Huệ chỉ cử cháu là Nguyễn Quang Hiển thay mặt mình sang Yên Kinh (Bắc Kinh bây giờ) cầu phong; mặc dù không muốn, nhưng nhà Thanh cũng đành chấp nhận.
(Còn nữa...)
Tình tiết bí ẩn về chuyến đi sứ của vua Quang Trung (2)
Kienthuc.net.vn) - Chuyến đi Bắc quốc có một không hai của vua Quang Trung đã diễn ra với nhiều tình tiết thú vị và... bí ẩn.
Việc phong vương cho Quang Trung là một thắng lợi ngoại giao vô cùng quan trọng. Với nhà Thanh, đó là sự xác lập quan hệ giao hảo giữa hai nước. Với trong nước, đó là một sự công nhận, xóa bỏ vương triều Lê, Quang Trung chính thức là vua một triều đại mới.
Một thắng lợi ngoại giao quan trọng
Trung tuần tháng Năm, phái bộ nước ta theo Nguyễn Quang Hiển đi sứ. Phái bộ được đón tiếp trọng thể, Tuần phủ Thang Hùng Nghiệp đích thân tháp tùng sứ bộ về Yên Kinh. Đi tới đâu các quan đầu tỉnh đều thết đãi long trọng. Đến cuối tháng Bảy, sứ đoàn ra mắt vua Càn Long khi đó đang ở Nhiệt Hà, cách Yên Kinh 250km. Vua Càn Long mở tiệc thết đãi có mặt đông đủ các hoàng thân quốc thích. Sau đó, trở về Yên Kinh, nhà Thanh tổ chức đại lễ chính thức trao sắc phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Cùng với sắc phong, vua Thanh ban tặng Nguyễn Huệ rất hậu, trong đó có tượng ngọc Quan Âm, cây như ý bằng ngọc, gấm thêu chỉ vàng đính hạt châu... Nguyễn Quang Hiển và các thành viên trong đoàn cũng đều được trọng thưởng.
Đầu tháng Tám năm ấy, nhà Thanh cử Lễ bộ viên ngoại Thành Lâm từ Quảng Châu dẫn một đoàn sứ bộ sang trực tiếp trao sắc phong cho Nguyễn Huệ. Hơn một tháng sau, sứ bộ mới mang sắc chiếu đến Thăng Long, trong khi vua Quang Trung vẫn còn đang ở Nghệ An. Vua ta sai con thứ là Nguyễn Quang Thùy và Đô đốc Ngô Văn Sở đón tiếp sứ giả thay mình. Quang Trung bị cảm ốm chưa ra kịp, sứ Thanh đành phải chờ đợi.
Ngày 14 tháng Mười nhà vua mới ra Thăng Long, ngay hôm sau Thành Lâm đã đến tuyên chiếu chỉ phong cho ông làm An Nam quốc vương. Càn Long vốn là ông vua sính làm thơ đã gửi ngự bút ban khen như sau: "Ai giỏi thắng người chẳng dụng binh/Đánh cho biết sợ, phục tâm thành/Họ Lê đáng xót vì trời ghét/Nhà Nguyễn nên cho hưởng phúc lành/Vốn đã thu này sai cháu đến/Sang năm đã lại tự thân hành/Chân thành đến vậy phiên bang hiếm/Sao nỡ chẳng khen, đặng hiển vinh" (theo Trần Trọng Kim).
Đây là một thắng lợi ngoại giao vô cùng quan trọng. Với nhà Thanh, đó là sự xác lập quan hệ giao hảo giữa hai nước. Với trong nước, đó là một sự công nhận, xóa bỏ vương triều Lê, Quang Trung chính thức là vua một triều đại mới.
Tranh minh họa. |
Chuyến đi sứ có một không hai
Tuy nhiên, sang năm Canh Tuất 1790, việc vua ta phải đích thân sang triều kiến nhân dịp "Bát tuần đại thọ" phải ứng phó như thế nào quả là một thách thức không dễ. Trong lịch sử phong kiến, chưa bao giờ vua ta trực tiếp sang sứ, lại là sang nước địch, liệu có mạo hiểm không khi vừa đánh bại họ? Tình hình trong nước cũng chưa bình định xong mà nhà vua vắng mặt thì sao?
Chuyến đi Bắc quốc có một không hai của vua Quang Trung đã diễn ra với nhiều tình tiết thú vị và... bí ẩn.
Phúc Khang An thông báo cho biết, khi sang yết kiến, vua Thanh sẽ phong cho vua ta làm "thân vương", chức vị cao nhất trong triều Thanh, chỉ dưới hoàng đế, "ngang hàng với tông thất ngoại phiên thân vương, xếp hàng cao hơn tông thất ngoại phiên quận vương".
Tháng Hai năm ấy, vua Quang Trung về Phú Xuân thăm mẹ, rồi trở về Nghệ An. Ngày 29 tháng Ba, vua thống lĩnh phái đoàn nước ta từ Nghệ An lên đường. Một phái đoàn lớn chưa từng có trong lịch sử với 150 người, cùng các tướng võ, quan văn cao cấp như Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn... Tất nhiên còn mang theo nhiều cống vật quý hiếm và cả một đôi voi đực.
Nghe tin nhà vua tới Lạng Sơn, Thành Lâm mang dê bò rượu sang úy lạo. Hôm sau (ngày 13 tháng Tư) Phúc Khang An cùng tất cả bá quan văn võ đến cửa Nam Quan đợi sẵn để đón tiếp (vua Quang Trung có đem theo con trai là Nguyễn Quang Thùy cùng đi, nhưng đến đây thì Thùy bị ốm, vua bèn phái Đặng Văn Chân và cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị đưa Thùy trở về - một chi tiết sẽ được nhắc đến sau).
(Còn nữa...)
Tình tiết bất ngờ về chuyến đi sứ của vua Quang Trung (3)
Kienthuc.net.vn) - Theo những tài liệu mới, chính Nguyễn Huệ đã dẫn đầu chuyến đi sứ. Chuyện tung tin giả vương cũng nằm trong kế sách hư hư thực thực của ông.
Sau khi nghỉ ở Nam Quan, ngày 15 tháng Tư, vua ta mới cùng bầu đoàn chính thức lên đường đến Yên Kinh và được Phúc Khang An đi theo hộ tống.
Được đón tiếp như người thân đi xa trở về
Khỏi cần nói đến đoàn sứ đi đến đâu quan quân nơi đó phải đón tiếp, phục dịch như thế nào và tốn kém ra sao, vua Thanh còn có chỉ dụ nhắc nhở phải đón phái đoàn như khách quý của triều đình, làm sao để sứ đoàn được gặp ông ta càng sớm càng tốt. Vì vậy, các quan lại nhà Thanh phải chia sứ đoàn ra làm hai nhóm. Nhóm mang cống vật cồng kềnh được đưa lên Yên Kinh trước. Nhóm do vua Quang Trung đến Nhiệt Hà, nơi vua Thanh đang nghỉ mát.
Ngày 11 tháng Bảy phái đoàn đến ra mắt vua Thanh. Quan ngự quyển của vua Càn Long mời vào triều kiến, làm lễ "bão kiến thỉnh an". Đây là một điển lễ đặc biệt. Vì bất cứ phái đoàn nào đến ra mắt đều phải "tam quy, cửu khấu đầu" (quỳ ba lần, khấu đầu chín lần). Riêng lễ bão kiến là đặc cách dùng cho người thân đi xa trở về gặp mặt, nhà vua bước xuống ngai vàng hay ra khỏi lều ôm lấy người khách để tỏ sự ưu ái và quan tâm, đồng thời có lời thăm hỏi thân tình.
Sau khi trò chuyện, thăm hỏi, vua Thanh tặng vua ta nhiều vật trân quý và có giá trị như mũ miện, cân đai, áo bào và ngựa. Đặc biệt, trong số đó có "kim hoàng mãng bào", là loại áo bào dành cho các hoàng tử, rất hiếm thân vương được ban áo này. Ngô Văn Sở được phong hàng nhị phẩm, ban cho mũ chóp san hô, ngang với hàng tổng binh. Các bồi thần khác được phong tam phẩm, ngang với hàng tham tướng...
Tiếp đến phái đoàn vua ta cùng với các đoàn phiên quốc được tham dự buổi tổ chức đón tiếp theo lối du mục cổ truyền của dân tộc Mông - Mãn tại Vạn Thụ Viên (Vườn vạn cây). Vua Thanh tiếp các phái đoàn trong một chiếc lều cực lớn, xung quanh có nhiều chiếc lều nhỏ. Vua ta đến dự tiệc mặc kim mãng hoàng bào, mang đai vàng, khoác hoàng mã quải (áo ngắn màu vàng) trong tư thế một vị thân vương.
Lễ mừng thọ "bát tuần" kéo dài hằng tháng, yến tiệc linh đình tại Yên Kinh trước ngày lễ chính thức. Vua Quang Trung dự tiệc, được xếp ngồi ngay bên cạnh vua Càn Long. Trong một dịp như thế, vua Càn Long có ứng tác một bài Đường Luật tặng vua ta, có bốn câu mở đầu: "Vào chầu vừa gặp buổi thời xuân/Mới gặp mà như kẻ vẫn thân/Thuở trước có đâu thờ Tượng quốc/Đời xưa đáng bỉ việc kim nhân" (bản dịch của Hoàng Văn Hòe).
Câu thứ tư trong bài thơ rất đáng chú ý. Vua Càn Long coi việc các triều trước đây như nhà Minh bắt nước ta phải cống tượng Liễu Thăng đúc bằng vàng là điều đáng khinh bỉ.
Vua ta sai Phan Huy Ích làm thơ họa lại, được Càn Long rất tán thưởng, gọi lên ban cho chén ngự tửu.
Ngày 13 tháng Tám lễ mừng thọ bát tuần chính thức tổ chức tại Vườn Viên Minh. Đại tiệc tên là Kim long đại yến trác được mở kéo dài tới ngày 20 tháng Tám. Bàn tiệc của vua Càn Long để ngay trước ngai vàng. Bốn món khai vị đựng bằng đĩa vàng. Sau đó lần lượt được bưng ra đủ thứ sơn hào hải vị, tổng cộng là 109 món! Theo sử nước ta, phái đoàn ta cũng mang đến một đoàn nhạc công hát mười từ khúc chúc thọ.
Vì công việc trong nước còn bề bộn, ngay sau khi mãn tiệc, ngày 20 tháng Tám vua ta cáo từ ra về. Vua Càn Long đặc phái Tuần phủ Quảng Tây Thang Hùng Nghiệp và Bố chánh Trần Trung Phu đi theo phái đoàn để lo liệu chuyện xe cộ, thuyền bè. Phải đến tháng 12, phái đoàn mới trở về đến Nghệ An.
Một người trong sứ bộ là Đoàn Nguyên Tuấn đã ghi lại đầy tự hào như sau: "Từ xưa tới giờ, người mình đi sứ Trung Quốc, chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế".
Chân dung vua Quang Trung do họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ năm 1790. |
Có thực vua Quang Trung đi sứ?
Xin trở lại một điều nghi vấn trong chuyến đi sứ này của vua Quang Trung. Theo một số tài liệu và sách sử về sau truyền lại rằng, người đi sang Tàu không phải là Nguyễn Huệ mà do người khác đóng thế. Người đóng thế ấy là Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ là cậu. Nếu quả thế thì chuyện "lừa gạt" đâu có thể che giấu và được Càn Long chấp nhận. Như trên đã nhắc đến, trong đoàn đi sứ có Phạm Công Trị và ông này đã đưa Nguyễn Quang Thùy trở về trước khi vào Nam Quan. Trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí thì lại viết: Ngô Thì Nhậm đã tìm được một viên võ quan ở Nghệ An tên là Nguyễn Quang Thực có dung mạo giống Nguyễn Huệ cho làm "giả vương".
Chuyện này thực hư thế nào vẫn còn là một "nghi án". Tuy nhiên, theo những nguồn tài liệu mới thì chính Nguyễn Huệ đã dẫn đầu chuyến đi sứ mạo hiểm này. Và chuyện tung tin giả vương cũng nằm trong kế sách hư hư thực thực của vị vua nhiều mưu cao kế lạ này. Và "giả vương" có thể lại là người đóng thế ở trong nước bên cạnh Ngô Thì Nhậm để giữ yên trong nước khi nhà vua phải đi xa hơn nửa năm trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét