Bị coi là "ngụy quyền", hình ảnh của hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên như thế nào trong chính sử triều Nguyễn?
Sau khi lên cầm quyền, triều đình nhà Nguyễn đã rất tích cực trong việc thủ tiêu các di tích và sách sử về nhà Tây Sơn - kẻ thù không đội trời chung của họ.
Kỳ 1: Vừa là “ngụy” vừa là anh hùng.
Chỉ đến thời vua Tự Đức, Đại Nam liệt truyện - một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn mới có những ghi chép về các vị vua Tây Sơn trong một thiên có nhan đề “Ngụy Tây liệt truyện” (có nghĩa là Truyện về sự tiêu vong của ngụy quyền Tây Sơn).
Điều đáng chú ý là dù bị coi là “ngụy”, nhưng hình ảnh của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ hiện lên trong Ngụy Tây liệt truyện như một con người phi thường, với khí phách và tài năng của một vị anh hùng lịch sử.
Theo mô tả của Ngụy Tây liệt truyện, ngay từ ngoại hình, Nguyễn Huệ đã một con người phi phàm với “tiếng nói như tiếng chuông to, mắt lập lòe như tia lửa”. Ông là người “đánh giặc rất giỏi, người người đều sợ”.
Bằng những lời lẽ không giấu giếm sự nể phục, tác phẩm cho biết: “Nguyễn Huệ đã bốn lần đánh phá Gia Định, lâm trận đi đầu các binh sĩ, hiệu lệnh rất nghiêm minh, quân sĩ đều kính phục”.
Điều đáng chú ý là dù bị coi là “ngụy”, nhưng hình ảnh của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ hiện lên trong Ngụy Tây liệt truyện như một con người phi thường, với khí phách và tài năng của một vị anh hùng lịch sử.
Theo mô tả của Ngụy Tây liệt truyện, ngay từ ngoại hình, Nguyễn Huệ đã một con người phi phàm với “tiếng nói như tiếng chuông to, mắt lập lòe như tia lửa”. Ông là người “đánh giặc rất giỏi, người người đều sợ”.
Bằng những lời lẽ không giấu giếm sự nể phục, tác phẩm cho biết: “Nguyễn Huệ đã bốn lần đánh phá Gia Định, lâm trận đi đầu các binh sĩ, hiệu lệnh rất nghiêm minh, quân sĩ đều kính phục”.
Tài cầm quân của Nguyễn Huệ được miêu tả khá kỹ trong trận đánh Vị hoàng ở vùng Thanh Nghệ trên đường ra Bắc dẹp quân Trịnh:
“Khi Nguyễn Huệ đã tiến tới Vị Hoàng, kinh thành Thăng Long chấn động. Trịnh Khải sai Trịnh Tự Quyền đen bộ binh xuống Sơn Nam, sai Đinh Tích Nhưỡng đem chiến thuyền chặn ngang sông Lỗ Giang lập thế trận hình chữ nhất. Lúc đấy nước lụt vừa yên, đang đêm Nguyễn Huệ cho năm chiếc thuyền chiến Mông xung (thuyền cơ động dùng để đột kích) trước hết tiến bức Lỗ Giang mà đánh.
Binh của Đinh Tích Nhưỡng Tranh nhau bắn, nhưng chiến thuyền của địch lặng lờ không động đậy gì. Đến sáng binh của Đinh Tích Nhưỡng mới biết đó là thuyền không, thì thuốc đạn đã hết. Chiến thuyền của Nguyễn Huệ ụp tới thuận theo gió, súng nổ rền trời, đạn bay đoạn ngang cây cổ thụ…”.
Đến cuộc chiến chống sự xâm lược của quân Thanh, khí phách và tài năng của Nguyễn Huệ càng được tỏ rõ.
Khi Tôn Sĩ Nghị đưa quân vào Thăng Long, tuyên phong Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc Vương (1788) và bày tỏ sự coi thường quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã vô cùng phẫn nộ. Ngụy Tây liệt truyện viết:
“Ngô Văn Sở bỏ các trấn ở Bắc thành. Vua Chiêu Thống sai quan đến nhậm chức các nơi. Các quan văn võ lục tục kéo đến đô thành Thăng Long bái Yết. Họ đều xin Sĩ Nghị ra quân. Sĩ nghị bảo: Năm sắp hết, việc gì mà vội? Không cần đánh gấp. Quân giặc ốm. chúng ta chính đang nuôi chúng mập béo để chúng tự đến nạp thịt vậy.
Sĩ Nghị truyền lệnh cho các đội quân hạ trại nghỉ ngơi, hẹn ra xuân mùng 6 tháng Giêng ra quân.
Nguyễn Huệ được cấp báo mắng to: Chó Ngô là quân gì mà dám tung hoành?”.
Ngay sau đó Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Quang Trung và tiến hành cuộc hành quân huyền thoại ra đất Bắc.
Vị anh hùng của Tây Sơn đã chứng tỏ mình là một người có trí tuệ sáng suốt khi hành xử thấu tình đạt lý với hai bại tướng không chặn được quân Thanh. Theo Ngụy Tây liệt truyện thì:
“Ngày 20 tháng Chạp vua Quang Trung đến núi Tam Điệp. Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân phủ phục bên đường xin nhận tội. Vua Quang Trung nói: Tội của các ngươi đáng muôn lần chết. Nhưng ta lại nhớ Bắc Hà mới dẹp yên, lòng người chưa phụ vào. Bọn ngươi bảo toàn được quân đội để tránh mũi dùi nhọn của giặc, trong thì kích thích chí khí của quân sĩ, ngoài thì làm kiêu căng lòng giặc. Đó cũng là cái kế dụ địch. Ta cho bọn ngươi lập công chuộc tội để xem chiến tích của bọn ngươi sau này”.
Tài năng quân sự của hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ thể hiện ở việc đánh trận mà còn ở nghệ thuật truyền dũng khí cho quân sĩ, được kể lại như sau:
“Vua Quang Trung đãi quân sĩ ăn uống no say rồi nói với toàn quân: Nay chúng ta hãy ăn Tết trước, đợi sang xuân mùng 7 vào thành Thăng Long rồi ta mở yến tiệc một lần nữa. Bọn ngươi hãy nhớ xem ta nói có ngoa hay không”.
Dưới sự dẫn dắt của hoàng đế Quang Trung, đội quân Tây Sơn nhanh chóng nhổ bật các chướng ngại để bước vào trận đánh sinh tử ở đại bản doanh của kẻ thù.
Trận Ngọc Hồi được Ngụy Tây liệt truyện mô tả:
“Hừng sáng ngày mùng 5 quân Nam tiến đánh lũy Ngọc Hồi. Trên lũy đạn bắn xuống như mưa. Vua Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ lấy ván gỗ núp mà xung trận. Vua Quang Trung tự đánh voi đốc quân ở phía sau.
Quân Nam đã phá được cửa lũy, liền bỏ ván gỗ xuống đất, dùng đoản đao đánh giết. Quân Thanh chống không nổi, tan rã bỏ chạy tứ phía mắc vào bẫy ngầm, địa lôi phát nổ, tử thương rất nhiều. Vua Quang Trung giục trống thúc quân truy đuổi, phá luôn mấy đồn Văn Điển, An Quyết…
Ngày ấy vua Quang Trung xua quân vào thành. Chiếu bào của vua biến thành màu sạm đen vì thuốc súng”.
Đọc những đoạn trên, khó có thể hình dung Ngụy Tây liệt truyện đang nói về một kẻ tử thù của triều Nguyễn. Người ta chỉ thấy hình ảnh vua Quang Trung hiện lên như một đấng anh hùng kiệt xuất.
Ngụy Tây liệt truyện cũng ghi nhận sự khiếp sợ của người phương Bắc trước uy thế của vua Quang Trung:
“Vua Quang Trung cho quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn, và lên tiếng sẽ giết sạch không sót mạng nào để tìm tung tích vua Chiêu Thống. Người nhà Thanh kinh khủng, từ cửa ải trở về Bắc, già trẻ dìu nhau trốn chạy. Hàng mấy trăm dặm tuyệt nhiên người và khói bếp lạnh tanh”.
“Khi Nguyễn Huệ đã tiến tới Vị Hoàng, kinh thành Thăng Long chấn động. Trịnh Khải sai Trịnh Tự Quyền đen bộ binh xuống Sơn Nam, sai Đinh Tích Nhưỡng đem chiến thuyền chặn ngang sông Lỗ Giang lập thế trận hình chữ nhất. Lúc đấy nước lụt vừa yên, đang đêm Nguyễn Huệ cho năm chiếc thuyền chiến Mông xung (thuyền cơ động dùng để đột kích) trước hết tiến bức Lỗ Giang mà đánh.
Binh của Đinh Tích Nhưỡng Tranh nhau bắn, nhưng chiến thuyền của địch lặng lờ không động đậy gì. Đến sáng binh của Đinh Tích Nhưỡng mới biết đó là thuyền không, thì thuốc đạn đã hết. Chiến thuyền của Nguyễn Huệ ụp tới thuận theo gió, súng nổ rền trời, đạn bay đoạn ngang cây cổ thụ…”.
Đến cuộc chiến chống sự xâm lược của quân Thanh, khí phách và tài năng của Nguyễn Huệ càng được tỏ rõ.
Khi Tôn Sĩ Nghị đưa quân vào Thăng Long, tuyên phong Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc Vương (1788) và bày tỏ sự coi thường quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã vô cùng phẫn nộ. Ngụy Tây liệt truyện viết:
“Ngô Văn Sở bỏ các trấn ở Bắc thành. Vua Chiêu Thống sai quan đến nhậm chức các nơi. Các quan văn võ lục tục kéo đến đô thành Thăng Long bái Yết. Họ đều xin Sĩ Nghị ra quân. Sĩ nghị bảo: Năm sắp hết, việc gì mà vội? Không cần đánh gấp. Quân giặc ốm. chúng ta chính đang nuôi chúng mập béo để chúng tự đến nạp thịt vậy.
Sĩ Nghị truyền lệnh cho các đội quân hạ trại nghỉ ngơi, hẹn ra xuân mùng 6 tháng Giêng ra quân.
Nguyễn Huệ được cấp báo mắng to: Chó Ngô là quân gì mà dám tung hoành?”.
Ngay sau đó Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Quang Trung và tiến hành cuộc hành quân huyền thoại ra đất Bắc.
Vị anh hùng của Tây Sơn đã chứng tỏ mình là một người có trí tuệ sáng suốt khi hành xử thấu tình đạt lý với hai bại tướng không chặn được quân Thanh. Theo Ngụy Tây liệt truyện thì:
“Ngày 20 tháng Chạp vua Quang Trung đến núi Tam Điệp. Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân phủ phục bên đường xin nhận tội. Vua Quang Trung nói: Tội của các ngươi đáng muôn lần chết. Nhưng ta lại nhớ Bắc Hà mới dẹp yên, lòng người chưa phụ vào. Bọn ngươi bảo toàn được quân đội để tránh mũi dùi nhọn của giặc, trong thì kích thích chí khí của quân sĩ, ngoài thì làm kiêu căng lòng giặc. Đó cũng là cái kế dụ địch. Ta cho bọn ngươi lập công chuộc tội để xem chiến tích của bọn ngươi sau này”.
Tài năng quân sự của hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ thể hiện ở việc đánh trận mà còn ở nghệ thuật truyền dũng khí cho quân sĩ, được kể lại như sau:
“Vua Quang Trung đãi quân sĩ ăn uống no say rồi nói với toàn quân: Nay chúng ta hãy ăn Tết trước, đợi sang xuân mùng 7 vào thành Thăng Long rồi ta mở yến tiệc một lần nữa. Bọn ngươi hãy nhớ xem ta nói có ngoa hay không”.
Dưới sự dẫn dắt của hoàng đế Quang Trung, đội quân Tây Sơn nhanh chóng nhổ bật các chướng ngại để bước vào trận đánh sinh tử ở đại bản doanh của kẻ thù.
Trận Ngọc Hồi được Ngụy Tây liệt truyện mô tả:
“Hừng sáng ngày mùng 5 quân Nam tiến đánh lũy Ngọc Hồi. Trên lũy đạn bắn xuống như mưa. Vua Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ lấy ván gỗ núp mà xung trận. Vua Quang Trung tự đánh voi đốc quân ở phía sau.
Quân Nam đã phá được cửa lũy, liền bỏ ván gỗ xuống đất, dùng đoản đao đánh giết. Quân Thanh chống không nổi, tan rã bỏ chạy tứ phía mắc vào bẫy ngầm, địa lôi phát nổ, tử thương rất nhiều. Vua Quang Trung giục trống thúc quân truy đuổi, phá luôn mấy đồn Văn Điển, An Quyết…
Ngày ấy vua Quang Trung xua quân vào thành. Chiếu bào của vua biến thành màu sạm đen vì thuốc súng”.
Đọc những đoạn trên, khó có thể hình dung Ngụy Tây liệt truyện đang nói về một kẻ tử thù của triều Nguyễn. Người ta chỉ thấy hình ảnh vua Quang Trung hiện lên như một đấng anh hùng kiệt xuất.
Ngụy Tây liệt truyện cũng ghi nhận sự khiếp sợ của người phương Bắc trước uy thế của vua Quang Trung:
“Vua Quang Trung cho quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn, và lên tiếng sẽ giết sạch không sót mạng nào để tìm tung tích vua Chiêu Thống. Người nhà Thanh kinh khủng, từ cửa ải trở về Bắc, già trẻ dìu nhau trốn chạy. Hàng mấy trăm dặm tuyệt nhiên người và khói bếp lạnh tanh”.
Kỳ 2: Chiến lược ngoại giao xuất sắc
Tình tiết bí ẩn về chuyến đi sứ của vua Quang Trung (2)
Chuyến đi Bắc quốc có một không hai của vua Quang Trung đã diễn ra với nhiều tình tiết thú vị và... bí ẩn.
Việc phong vương cho Quang Trung là một thắng lợi ngoại giao vô cùng quan trọng. Với nhà Thanh, đó là sự xác lập quan hệ giao hảo giữa hai nước. Với trong nước, đó là một sự công nhận, xóa bỏ vương triều Lê, Quang Trung chính thức là vua một triều đại mới.
Một thắng lợi ngoại giao quan trọng
Trung tuần tháng Năm, phái bộ nước ta theo Nguyễn Quang Hiển đi sứ. Phái bộ được đón tiếp trọng thể, Tuần phủ Thang Hùng Nghiệp đích thân tháp tùng sứ bộ về Yên Kinh. Đi tới đâu các quan đầu tỉnh đều thết đãi long trọng. Đến cuối tháng Bảy, sứ đoàn ra mắt vua Càn Long khi đó đang ở Nhiệt Hà, cách Yên Kinh 250km. Vua Càn Long mở tiệc thết đãi có mặt đông đủ các hoàng thân quốc thích. Sau đó, trở về Yên Kinh, nhà Thanh tổ chức đại lễ chính thức trao sắc phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Cùng với sắc phong, vua Thanh ban tặng Nguyễn Huệ rất hậu, trong đó có tượng ngọc Quan Âm, cây như ý bằng ngọc, gấm thêu chỉ vàng đính hạt châu... Nguyễn Quang Hiển và các thành viên trong đoàn cũng đều được trọng thưởng.
Đầu tháng Tám năm ấy, nhà Thanh cử Lễ bộ viên ngoại Thành Lâm từ Quảng Châu dẫn một đoàn sứ bộ sang trực tiếp trao sắc phong cho Nguyễn Huệ. Hơn một tháng sau, sứ bộ mới mang sắc chiếu đến Thăng Long, trong khi vua Quang Trung vẫn còn đang ở Nghệ An. Vua ta sai con thứ là Nguyễn Quang Thùy và Đô đốc Ngô Văn Sở đón tiếp sứ giả thay mình. Quang Trung bị cảm ốm chưa ra kịp, sứ Thanh đành phải chờ đợi.
Ngày 14 tháng Mười nhà vua mới ra Thăng Long, ngay hôm sau Thành Lâm đã đến tuyên chiếu chỉ phong cho ông làm An Nam quốc vương. Càn Long vốn là ông vua sính làm thơ đã gửi ngự bút ban khen như sau: "Ai giỏi thắng người chẳng dụng binh/Đánh cho biết sợ, phục tâm thành/Họ Lê đáng xót vì trời ghét/Nhà Nguyễn nên cho hưởng phúc lành/Vốn đã thu này sai cháu đến/Sang năm đã lại tự thân hành/Chân thành đến vậy phiên bang hiếm/Sao nỡ chẳng khen, đặng hiển vinh" (theo Trần Trọng Kim).
Đây là một thắng lợi ngoại giao vô cùng quan trọng. Với nhà Thanh, đó là sự xác lập quan hệ giao hảo giữa hai nước. Với trong nước, đó là một sự công nhận, xóa bỏ vương triều Lê, Quang Trung chính thức là vua một triều đại mới.
Tranh minh họa.
Chuyến đi sứ có một không hai
Tuy nhiên, sang năm Canh Tuất 1790, việc vua ta phải đích thân sang triều kiến nhân dịp "Bát tuần đại thọ" phải ứng phó như thế nào quả là một thách thức không dễ. Trong lịch sử phong kiến, chưa bao giờ vua ta trực tiếp sang sứ, lại là sang nước địch, liệu có mạo hiểm không khi vừa đánh bại họ? Tình hình trong nước cũng chưa bình định xong mà nhà vua vắng mặt thì sao?
Chuyến đi Bắc quốc có một không hai của vua Quang Trung đã diễn ra với nhiều tình tiết thú vị và... bí ẩn.
Phúc Khang An thông báo cho biết, khi sang yết kiến, vua Thanh sẽ phong cho vua ta làm "thân vương", chức vị cao nhất trong triều Thanh, chỉ dưới hoàng đế, "ngang hàng với tông thất ngoại phiên thân vương, xếp hàng cao hơn tông thất ngoại phiên quận vương".
Tháng Hai năm ấy, vua Quang Trung về Phú Xuân thăm mẹ, rồi trở về Nghệ An. Ngày 29 tháng Ba, vua thống lĩnh phái đoàn nước ta từ Nghệ An lên đường. Một phái đoàn lớn chưa từng có trong lịch sử với 150 người, cùng các tướng võ, quan văn cao cấp như Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn... Tất nhiên còn mang theo nhiều cống vật quý hiếm và cả một đôi voi đực.
Nghe tin nhà vua tới Lạng Sơn, Thành Lâm mang dê bò rượu sang úy lạo. Hôm sau (ngày 13 tháng Tư) Phúc Khang An cùng tất cả bá quan văn võ đến cửa Nam Quan đợi sẵn để đón tiếp (vua Quang Trung có đem theo con trai là Nguyễn Quang Thùy cùng đi, nhưng đến đây thì Thùy bị ốm, vua bèn phái Đặng Văn Chân và cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị đưa Thùy trở về - một chi tiết sẽ được nhắc đến sau).
(Còn nữa...)
Tranh minh họa. |
Tình tiết bất ngờ về chuyến đi sứ của vua Quang Trung (3)
(Kienthuc.net.vn) - Theo những tài liệu mới, chính Nguyễn Huệ đã dẫn đầu chuyến đi sứ. Chuyện tung tin giả vương cũng nằm trong kế sách hư hư thực thực của ông.
Sau khi nghỉ ở Nam Quan, ngày 15 tháng Tư, vua ta mới cùng bầu đoàn chính thức lên đường đến Yên Kinh và được Phúc Khang An đi theo hộ tống.
Được đón tiếp như người thân đi xa trở về
Khỏi cần nói đến đoàn sứ đi đến đâu quan quân nơi đó phải đón tiếp, phục dịch như thế nào và tốn kém ra sao, vua Thanh còn có chỉ dụ nhắc nhở phải đón phái đoàn như khách quý của triều đình, làm sao để sứ đoàn được gặp ông ta càng sớm càng tốt. Vì vậy, các quan lại nhà Thanh phải chia sứ đoàn ra làm hai nhóm. Nhóm mang cống vật cồng kềnh được đưa lên Yên Kinh trước. Nhóm do vua Quang Trung đến Nhiệt Hà, nơi vua Thanh đang nghỉ mát.
Ngày 11 tháng Bảy phái đoàn đến ra mắt vua Thanh. Quan ngự quyển của vua Càn Long mời vào triều kiến, làm lễ "bão kiến thỉnh an". Đây là một điển lễ đặc biệt. Vì bất cứ phái đoàn nào đến ra mắt đều phải "tam quy, cửu khấu đầu" (quỳ ba lần, khấu đầu chín lần). Riêng lễ bão kiến là đặc cách dùng cho người thân đi xa trở về gặp mặt, nhà vua bước xuống ngai vàng hay ra khỏi lều ôm lấy người khách để tỏ sự ưu ái và quan tâm, đồng thời có lời thăm hỏi thân tình.
Sau khi trò chuyện, thăm hỏi, vua Thanh tặng vua ta nhiều vật trân quý và có giá trị như mũ miện, cân đai, áo bào và ngựa. Đặc biệt, trong số đó có "kim hoàng mãng bào", là loại áo bào dành cho các hoàng tử, rất hiếm thân vương được ban áo này. Ngô Văn Sở được phong hàng nhị phẩm, ban cho mũ chóp san hô, ngang với hàng tổng binh. Các bồi thần khác được phong tam phẩm, ngang với hàng tham tướng...
Tiếp đến phái đoàn vua ta cùng với các đoàn phiên quốc được tham dự buổi tổ chức đón tiếp theo lối du mục cổ truyền của dân tộc Mông - Mãn tại Vạn Thụ Viên (Vườn vạn cây). Vua Thanh tiếp các phái đoàn trong một chiếc lều cực lớn, xung quanh có nhiều chiếc lều nhỏ. Vua ta đến dự tiệc mặc kim mãng hoàng bào, mang đai vàng, khoác hoàng mã quải (áo ngắn màu vàng) trong tư thế một vị thân vương.
Lễ mừng thọ "bát tuần" kéo dài hằng tháng, yến tiệc linh đình tại Yên Kinh trước ngày lễ chính thức. Vua Quang Trung dự tiệc, được xếp ngồi ngay bên cạnh vua Càn Long. Trong một dịp như thế, vua Càn Long có ứng tác một bài Đường Luật tặng vua ta, có bốn câu mở đầu: "Vào chầu vừa gặp buổi thời xuân/Mới gặp mà như kẻ vẫn thân/Thuở trước có đâu thờ Tượng quốc/Đời xưa đáng bỉ việc kim nhân" (bản dịch của Hoàng Văn Hòe).
Câu thứ tư trong bài thơ rất đáng chú ý. Vua Càn Long coi việc các triều trước đây như nhà Minh bắt nước ta phải cống tượng Liễu Thăng đúc bằng vàng là điều đáng khinh bỉ.
Vua ta sai Phan Huy Ích làm thơ họa lại, được Càn Long rất tán thưởng, gọi lên ban cho chén ngự tửu.
Ngày 13 tháng Tám lễ mừng thọ bát tuần chính thức tổ chức tại Vườn Viên Minh. Đại tiệc tên là Kim long đại yến trác được mở kéo dài tới ngày 20 tháng Tám. Bàn tiệc của vua Càn Long để ngay trước ngai vàng. Bốn món khai vị đựng bằng đĩa vàng. Sau đó lần lượt được bưng ra đủ thứ sơn hào hải vị, tổng cộng là 109 món! Theo sử nước ta, phái đoàn ta cũng mang đến một đoàn nhạc công hát mười từ khúc chúc thọ.
Vì công việc trong nước còn bề bộn, ngay sau khi mãn tiệc, ngày 20 tháng Tám vua ta cáo từ ra về. Vua Càn Long đặc phái Tuần phủ Quảng Tây Thang Hùng Nghiệp và Bố chánh Trần Trung Phu đi theo phái đoàn để lo liệu chuyện xe cộ, thuyền bè. Phải đến tháng 12, phái đoàn mới trở về đến Nghệ An.
Một người trong sứ bộ là Đoàn Nguyên Tuấn đã ghi lại đầy tự hào như sau: "Từ xưa tới giờ, người mình đi sứ Trung Quốc, chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế".
Chân dung vua Quang Trung do họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ năm 1790. |
Có thực vua Quang Trung đi sứ?
Xin trở lại một điều nghi vấn trong chuyến đi sứ này của vua Quang Trung. Theo một số tài liệu và sách sử về sau truyền lại rằng, người đi sang Tàu không phải là Nguyễn Huệ mà do người khác đóng thế. Người đóng thế ấy là Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ là cậu. Nếu quả thế thì chuyện "lừa gạt" đâu có thể che giấu và được Càn Long chấp nhận. Như trên đã nhắc đến, trong đoàn đi sứ có Phạm Công Trị và ông này đã đưa Nguyễn Quang Thùy trở về trước khi vào Nam Quan. Trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí thì lại viết: Ngô Thì Nhậm đã tìm được một viên võ quan ở Nghệ An tên là Nguyễn Quang Thực có dung mạo giống Nguyễn Huệ cho làm "giả vương".
Chuyện này thực hư thế nào vẫn còn là một "nghi án". Tuy nhiên, theo những nguồn tài liệu mới thì chính Nguyễn Huệ đã dẫn đầu chuyến đi sứ mạo hiểm này. Và chuyện tung tin giả vương cũng nằm trong kế sách hư hư thực thực của vị vua nhiều mưu cao kế lạ này. Và "giả vương" có thể lại là người đóng thế ở trong nước bên cạnh Ngô Thì Nhậm để giữ yên trong nước khi nhà vua phải đi xa hơn nửa năm trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét