CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Nước cờ được tính toán kỹ

QĐND - Quy tụ các học giả đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam, Hội thảo với chủ đề "Các xu hướng gần đây tại Biển Đông và chính sách của Mỹ" do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức tại thủ đô Oa-sinh-tơn trong hai ngày 10 và 11-7, đã tập trung đi sâu phân tích các diễn biến mới trên Biển Đông, đưa ra nhiều khuyến nghị, về những biện pháp đối phó trước những hành động phi pháp của Trung Quốc, góp phần hạ nhiệt căng thẳng và duy trì ổn định tại khu vực.


Phát biểu tại hội thảo, học giả đến từ Việt Nam là ông Trần Trường Thủy thuộc Quỹ nghiên cứu Biển Đông cho rằng, trong năm 2013 và nửa đầu năm 2014, Trung Quốc đã gia tăng các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông bằng nhiều hình thức khác nhau. Với chiến lược “Chia để trị” (Divide and rule), Trung Quốc đã đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác kinh tế với các nước ASEAN, đặc biệt là các quốc gia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời chủ động thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm ngăn cản các nước ASEAN “đứng chung một chiến tuyến”. Bắc Kinh cũng có các hành động gây hấn với từng quốc gia riêng lẻ, đầu tiên là Phi-líp-pin, sau đó đến Nhật Bản và Việt Nam để tránh phải cùng lúc đối đầu với tất cả các quốc gia này.
Các diễn giả tham gia Hội thảo. Ảnh: Vietnamplus
Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiến lược “tằm ăn rỗi” để từng bước tiến tới kế hoạch độc chiếm Biển Đông. Sau khi đã thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục lập một ADIZ khác tại Biển Đông. Việc Trung Quốc đầu tư rất nhiều để xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma và thay đổi hiện trạng trên Biển Đông chính là để chuẩn bị cho kế hoạch này.
Tuy nhiên, ông Trần Trường Thủy cho rằng, sự kiện đánh dấu bước ngoặt leo thang trong các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông chính là việc nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời điều hơn 100 tàu các loại, trong đó có cả tàu chiến để ra bảo vệ giàn khoan này. Hành động đó chứng tỏ Trung Quốc đã chuyển hướng chiến lược từ “gây hấn do phản ứng sang chủ động gây hấn”.
Nhận định về những hành động gần đây của phía Trung Quốc tại Biển Đông, chuyên gia Cri-xtô-phơ Giôn-xơn (Christopher K. Johnson) thuộc CSIS, giải thích “đây là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước khác”.
Không ngạc nhiên trước các động thái gây căng thẳng của Trung Quốc, Tiến sĩ A-lan Đu-pôn (Alan Dupont) đến từ Đại học New South Wales, Ô-xtrây-li-a chỉ ra rằng Biển Đông, với nguồn tài nguyên dồi dào, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của Trung Quốc trong tương lai và điều này đã được vạch ra trong 2 bản “kế hoạch 5 năm” gần đây của Trung Quốc. “Trung Quốc lo ngại về khả năng xảy ra xung đột với Mỹ trong tương lai, ví dụ như Mỹ có thể phong tỏa nguồn hàng hóa tới Trung Quốc thông qua eo biển Ma-lắc-ca. Vì vậy, Bắc Kinh đang dốc sức phát triển năng lực hàng hải, họ không chỉ làm cho vui. Trung Quốc muốn xây dựng một hạm đội của Quân giải phóng Nhân dân tại Biển Đông để bảo vệ nguồn hàng hóa và năng lượng mà họ cho là của mình”, Tiến sĩ A-lan Đu-pôn phân tích.
Trong tình hình hiện nay, để giải quyết vấn đề Biển Đông, Tiến sĩ Trần Trường Thủy cho rằng, ASEAN và Mỹ cần đóng vai trò tiên phong trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng cách tăng cường các hoạt động hợp tác và xây dựng các khuôn khổ luật pháp, điển hình là Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ủng hộ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, trong đó có việc phân xử qua cơ chế trọng tài quốc tế.
Cho rằng chiến lược ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đến nay không hiệu quả, Hạ nghị sĩ Mai-cơ Râu-giơ (Mike Rogers), Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đề xuất giờ là thời điểm phải tính toán lại. Theo ông, đối đầu tại Biển Đông càng kéo dài, xung đột vũ trang càng dễ xảy ra. Vị Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện nhấn mạnh, Mỹ không chỉ phải củng cố các liên minh và quan hệ hữu nghị hiện có, mà còn cần xây dựng thêm các mối quan hệ mới ở châu Á, cả về thương mại và an ninh. Ông cũng hối thúc chính phủ Mỹ lên tiếng trực tiếp và mạnh mẽ hơn về ngoại giao với Trung Quốc.
Về phần mình, ông Pa-trích Crô-nin (Patrick Cronin) thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng: “Chúng ta phải làm cho Trung Quốc hiểu rằng, việc đơn phương làm thay đổi hiện trạng và dùng vũ lực là không thể chấp nhận được”.
VŨ HÙNG – LÂM TOÀN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét