Kể từ sau đề nghị điều phi cơ và tàu quân sự tới Biển Đông của ông Ashton Carter, Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục bàn thảo về vấn đề này.
Thông tin từ trang mạng "Chính trị" Mỹ ngày 31/7 cho biết, Lầu Năm Góc nhiều lần tuyên bố bảo lưu quyền đi qua hoặc bay qua đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên Biển Đông.
Máy bay J-31 của Trung Quốc |
Quan chức quân đội và nghị sĩ Quốc hội phe cứng rắn Mỹ hy vọng Mỹ điều tàu chiến đi vào vùng biển 12 hải lý của những hòn đảo này, tuyên bố rõ ràng với Trung Quốc rằng Mỹ phản đối yêu sách lãnh thổ của họ. Nếu làm như vậy, Washington đã xác nhận hành động gây tổn hại sự ổn định tình hình của Trung Quốc.
Một trong những người kiên quyết chủ trương để tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý ở khu vực xung quanh đảo nhân tạo là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris.
Tại Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ vào tháng 12 năm ngoái, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Hải quân Mỹ phải duy trì ảnh hưởng của họ ở Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải và quyền đi bay qua của họ".
Trong khi đó, ông Raul Pedroso, từng đảm nhiệm cố vấn pháp lý của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, hiện nay là trợ lý cố vấn của Bộ Quốc phòng cho rằng: "Đảo nhân tạo được xây dựng từ địa mạo ngầm (dưới mặt nước) không có quyền hưởng lãnh hải 12 hải lý, vì vậy, tàu chiến và máy bay Mỹ triển khai hoạt động ở trong 12 hải lý là hợp pháp".
Giới chức Mỹ đã nhiều lần tuyên bố Washington và các nước đồng minh trong khu vực sẽ chống lại những hành vi phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay hành vi bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép.
Tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã đề nghị điều phi cơ và tàu quân sự đến khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảoTrường Sa mà Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo.
Theo báo Mỹ, trước thềm chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc vào tháng 9/2015, Đảng Cộng hòa đang tìm cách gây sức ép với Tổng thống Barack Obama để ông bày tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các hành động gây tranh cãi của Trung Quốc.
Trung Quốc sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cạnh tranh với Mỹ
Tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 3/8 dẫn nguyệt san Lợi ích quốc gia (Mỹ) cho biết, Trung Quốc đã quyết tâm sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nội địa có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu F-22 và F-35 Mỹ.
J-20 được tiến hành bay thử lần đầu tiên vào năm 2011, hiện đã gần tới thời điểm có năng lực tác chiến, dự tính sẽ có năng lực tác chiến sơ bộ vào năm 2018. Do 2 loại máy bay hiện vẫn đều ở trong giai đoạn máy bay nguyên mẫu, năng lực thực sự của chúng vẫn chưa xác định.
Nhưng, mọi người suy đoán, máy bay J-20 sẽ cung cấp hệ thống tấn công tầm xa có thể vươn tới bất cứ khu vực nào ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời có thiết kế tàng hình. Trong xung đột, có thể sẽ triển khai J-20 tiến hành không chiến, nhiệm vụ là hạn chế phạm vi bao quát radar và phạm vi tấn công của quân địch.
J-31 sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ có hiệu quả cho J-20, tương tự như sự phối hợp giữa F-22 và F-35 theo kế hoạch. Dự tính, J-20 sẽ có năng lực chiến đấu trên không cự ly gần xuất sắc, trong khi đó, J-31 sẽ là "máy bay chiến đấu hoàn hảo thực hiện chiến lược chống can thiệp và ngăn chặn khu vực ở Tây Thái Bình Dương của Quân đội Trung Quốc".
Quan chức Mỹ cho rằng, tính năng của J-31 sẽ nhanh chóng đuổi kịp, thậm chí vượt qua các máy bay chiến đấu Mỹ như F-15 và F/A-18, thậm chí có thể cạnh tranh với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35.
Nhưng, ở mức độ rất lớn, tùy thuộc vào một số nhân tố trong đó có chất lượng của phi công Trung Quốc, số lượng máy bay chiến đấu và độ tin cậy của các thiết bị như radar.
Mặc dù 2 loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc không thể hoàn toàn sánh ngang với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, chúng vẫn có thể làm thay đổi rất lớn trạng thái một khi xảy ra xung đột với Mỹ hoặc xảy ra chiến sự ở eo biển Đài Loan.
|
An Nhiên (Tổng hợp GDVN, ĐVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét