VnMedia) - Giới chính khách Ba Lan đang nài nỉ Mỹ triển khai binh lính và vũ khí quân sự đến lãnh thổ nước họ. Ba Lan cũng muốn Mỹ lập các căn cứ quân sự trên đất của họ. Tuy nhiên, quốc gia Đông Âu sẽ phải trả giá đắt cho “tình bạn này”, nhà kinh tế học người Ba Lan – ông Zdzisław Sadowski đã nhận định như vậy.
Ảnh minh họa
|
Ba Lan sẽ phải trả giá về tiền bạc, mạng sống và cả nền độc lập cho mối quan hệ thân thiết với Mỹ - một mục tiêu mà giới chức Ba Lan đang háo hức tiến tới, ông Sadowski cho hay đồng thời nói thêm rằng Warsaw đến lượt mình sẽ chẳng nhận được bất kỳ điều gì từ mối quan hệ đó.
"Chúng ta đều biết, những căn cứ của Mỹ được thiết lập ở Ba Lan đồng nghĩa với việc Ba Lan phải bỏ ra những chi phí lớn chứ không phải Mỹ”, ông Sadowski nhấn mạnh trong bài viết được đăng tải trên website Interia. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất.
Một khi quân Mỹ kéo vào Ba Lan, họ sẽ không bao giờ rời đi, nhà kinh tế học Sadowski khẳng định. Người Mỹ muốn phát động các cuộc chiến tranh, thử nghiệm vũ khí và công nghệ mới vì điều này giúp đem lại tiền bạc cho họ - đất nước đang rơi vào khủng hoảng trong nhiều năm trở lại đây, ông Sadowski phân tích.
Người Mỹ coi đất nước mình là biểu tượng cho nền dân chủ và tự do. "Họ không biết hoặc từ chối thừa nhận thực tế rằng Mỹ đã tham gia vào hơn 70 chiến dịch quân sự không có bất kỳ liên quan gì đến việc bảo vệ chế độ nhân quyền", nhà kinh tế học Ba Lan chỉ ra.
Theo ông Sadowski, Mỹ là nước liên tục ở trong tình trạng có chiến tranh kể từ sau khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc. Ông Sadowski đã nói đến cuộc chiến ở Việt Nam, các chiến dịch quân sự ở Panama, Cuba, các chiến dịch chống người Kurds, ở Yugoslavia, Libya, Iraq và Afghanistan. Đây là những ví dụ được ông Sadowski đưa ra để chứng minh cho luận điểm của mình.
Hơn nữa, Mỹ không quan tâm đến ý kiến dư luận quốc tế cũng như luật pháp quốc tế. Chỉ có hai lần duy nhất Mỹ có được thẩm quyền của Liên Hợp Quốc để phát độn chiến tranh là cuộc chiến Triều Tiên năm 1950-1953 và cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, ông Sadowski cho biết thêm.
Nhà chính trị học Ba Lan kịch liệt lên án việc Mỹ lôi Ba Lan vào các cuộc chiến tranh của Washington. "Chiến dịch ở Iraq đã khiến Ba Lan mất 900 triệu zloty (gần 240 triệu USD). Chúng ta nên nhớ đến tất cả những binh lính trẻ đã hy sinh mạng sống của họ! Đổi lại cái mà chúng ta nhận được từ sự tham gia này là gì? Không gì cả. mặc dù người Mỹ hứa hẹn rất nhiều”, nhà phân tích Sadowski nhấn mạnh thêm.
Cũng theo ông Sadowski, Ba Lan đáng được nhận sự bồi thường cho việc giúp Mỹ trong cuộc chiến ở Iraq và Washington cũng cam kết áp dụng chế độ miễn visa cho Ba Lan. Ngoài ra, nhà kinh tế học Sadowski còn đổ lỗi cho Washington về việc không giúp nước này phát triển ở mức độ nhanh hơn, mạnh hơn.
Chiến dịch quân sự ở Iraq đã biến thành một ác mộng đối với Ba Lan nhưng nó cũng là một thảm hoạ đối với Iraq. Từng là một quốc gia ổn định dưới thời ông Saddam Hussein, Iraq biến thành một quốc gia bất ổn, chia rẽ giữa nhiều sắc tộc tôn giáo. Mỹ cũng góp phần cho sự nổi lên của nhóm khủng bố khét tiếng thế giới tự xưng là Nhà nước Hồi giáo. Nhóm này đang reo rắc sự kinh hãi của chủ nghĩa khủng bố trên khắp toàn cầu.
Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga. Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan cũng thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ Nga, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine.
Mối quan hệ thân thiết giữa Ba Lan với Mỹ và phương Tây đang được tăng cường hơn một bậc kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên.
Trong thời gian qua, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng để lấy cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Sự thổi phòng về mối đe doạ từ Nga cũng khiến nhiều nước láng giềng Đông Âu và Baltic ra sức đòi Mỹ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự ở nước họ.
Với cái cớ về mối đe doạ từ Nga, Ba Lan có rất nhiều hành động khiêu khích, chọc giận nước láng giềng Nga. Ba Lan là nước được Mỹ và NATO chọn làm nơi lắp đặt các bộ phận trong hệ thống phòng thủ tên lửa được cho là nhằm vào Nga. Ba Lan cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận của Mỹ và NATO. Mới đây nhất, hồi tháng 6, Ba Lan còn công khai tuyên bố, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng đưa “kho vũ khí hạng nặng” của Washington đến đặt trên đất Ba Lan.
Thái độ của Ba Lan khiến Nga thực sự tức giận và liên tiếp đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét