(Quan hệ quốc tế) - Nga bày tỏ sự nghi ngại về việc Kiev được ủy thác thu thập chứng cứ vụ MH17, đồng thời đòi điều tra quốc tế về “tội ác chiến tranh” Ukraine.
Nga hoài nghi tính khách quan của vụ điều tra MH17
Ngày 13-10 vừa qua, kênh truyền hình Hà Lan NOS đã đưa tin rằng, đại diện của Hà Lan và Ukraine đã đạt được thỏa thuận ủy thác cho cơ quan đặc nhiệm Ukraine tìm kiếm hài cốt và đồ dùng cá nhân của các nạn nhân vụ tai nạn MH17 của hãng hàng không Malaysia tại khu vực hiện trường chiếc "Boeing 777” rơi ở khu vực Donetsk.
Kiev và Amsterdam đã quyết định là từ nay về sau, sẽ chỉ có các nhóm tìm kiếm của Ukraine thu thập đồ dùng cá nhân của các hành khách tử vong vì tai nạn "Boeing". Sau đó, các chuyên viên Ukraine sẽ chuyển giao cho Hà Lan những vật chứng xác máy bay mới, mảnh đạn (tên lửa) và đồ dùng cá nhân của các nạn nhân mà họ tìm kiếm được.
Về mặt chính thức, các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn nhưng các chuyên gia Hà Lan đang ở thành phố Kharkov, cách địa điểm tai nạn khoảng 200 km, và họ không có ý định đến hiện trường vì Kiev không đảm bảo an toàn cho họ, do thực tế là khu vực mà chiếc "Boeing 777" bị rơi do lực lượng dân quân Donbass kiểm soát.
Chuyên gia Sergey Melnichenko, thành viên Quỹ quốc tế An toàn bay cho rằng, việc các chuyên gia quốc tế không đến điều tra hiện trường mà ủy thác thu thập chứng cứ cho một bên hiện cũng đang là nghi can của vụ án (Ukraine) là hành động vi phạm tất cả các quy tắc điều tra của bất cứ vụ án nào, không riêng là của cuộc điều tra MH17.
Ông Melnichenko nhấn mạnh: “Như thường lệ, các chuyên gia đến địa điểm tai nạn máy bay và nhiệm vụ chính của họ là thu thập các bằng chứng vật chất. Những mảnh vỡ của máy bay được đưa vào kho chứa, tại đó các mảnh vỡ phải được lắp ghép lại đúng mô hình máy bay để xác định cách nó bị phá hủy trên không như thế nào.
Và thêm nữa là tất cả các bằng chứng khác phải tập trung ở nơi khác và được bảo vệ nghiêm ngặt để tránh tình trạng phá hủy hoặc tráo đổi chứng cứ. Nếu Ukraine nói rằng, cơ quan đặc nhiệm của họ được quyền thực hiện cuộc điều tra ở khu vực này và các chuyên gia quốc tế không được đến hiện trường, thì có hai giả thiết xảy ra.
Cho đến nay, kết quả điều tra vụ MH17 bị bắn rơi vẫn còn rất “tù mù”
|
Giả thiết thứ nhất: Đối với ban lãnh đạo Kiev, sinh mệnh của các chuyên gia Ukraine ít quan trọng hơn so với sinh mệnh của các chuyên gia nước ngoài. Giả thiết thứ hai là, các chuyên gia Ukraine có thể thực hiện “những hành động nào đó” trên địa điểm vụ tai nạn để sau đó các chuyên gia nước ngoài “tìm thấy cái gì đó” có thể ảnh hưởng quyết định đến kết quả điều tra vụ án.
Tuần qua, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine Valentyn Nalyvaychenko tuyên bố “lơ lửng” rằng, các chuyên gia Ukraine, Hà Lan và các chuyên gia khác tham gia cuộc điều tra quốc tế đã phát triển một kế hoạch, theo đó các nhà điều tra Ukraine phải đến hiện trường và tìm thấy những bằng chứng bổ sung để đưa ra kết luận dứt khoát.
Được sự ủy thác tin cậy của phái đoàn Hà Lan, các nhà điều tra Ukraine sẽ đến địa điểm vụ tai nạn. Hóa ra, các chuyên gia quốc tế không cần đến hiện trường bởi vì đã có “những thỏa thuận về việc họ cần những bằng chứng mới và đoàn điều tra của Ukraine chỉ còn nhiệm vụ là phát hiện ra chúng bằng mọi giá!”.
Vào ngày 13-10, các nhóm tìm kiếm của Ukraine bắt đầu làm việc tại địa điểm vụ tai nạn với nhiệm vụ tìm kiếm và thu thập những gì còn sót lại của chieevs máy bay và các nạn nhân, ít nhất là những gì chưa bị phá hủy trong ba tháng mùa hè nóng nực, đến mùa mưa và dưới làn bom đạn của quân đội Ukraine.
Và nếu ai đó nghi ngờ tính khách quan của cuộc điều tra, thì phải chờ đến mùa xuân năm tới. Phía Malaysia đã cảnh báo về điều này: Tại sao Kiev không muốn để các chuyên gia quốc tế tham gia quá trình điều tra tại hiện trường, tại sao phải chờ đợi đến mùa xuân và tại sao Kiev đang là nghi phạm mà lại được ủy thác điều tra? Hay là từ đầu họ đã được mặc định là “phải vô tội bằng mọi giá?
Các nhà điều tra không trả lời câu hỏi này mà chỉ đổ tại bom rơi đạn lạc khiến họ không đến được khu vực hiện trường. Vậy bom đạn đó là do ai gây ra? Giả sử 1 chiếc máy bay Mỹ hoặc EU bị bắn rơi ở 1 nước nào đó, chắc chắn là hàng trăm đoàn điều tra của các nước này sẽ đổ xô đến hiện trường để điều tra và thề sẽ bắt thủ phạm phải đền tội bằng mọi giá!
Chuyên gia Hà Lan chỉ định Ukraine thu thập chứng cứ của vụ án (ảnh minh họa)
|
Ngày 14-10, đại diện của Trung Quốc và Malaysia đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ Liên bang Nga nỗ lực điều tra vụ rơi máy bay Boeing ở Ukraine. Trong phiên họp của Hiệp hội Liên nghị viện, đại diện của 2 quốc gia này tuyên bố công khai ủng hộ đề xuất của Nga tiếp tục cuộc điều tra nguyên nhân vụ máy bay Boeing Malaysia rơi ở miền đông Ukraine.
Ngày 17 tháng 7, chiếc máy bay “Boeing” 777 của hãng hàng không Malaysia đang thực hiện chuyến bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã gặp tai nạn ở phía Đông Ukraine khiến 298 người, trong đó có 192 công dân Hà Lan thiệt mạng. Đến ngày 10 tháng 10, đã nhận dạng được 272 hành khách trên chuyến bay MH17.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Mỹ-EU và Kiev đã “thần tốc” cáo buộc lực lượng vũ trang Donetsk - dưới sự “bảo kê” của Nga đã dùng tên lửa Buk-M1 bắn rơi chiếc máy bay này, ngược lại lực lượng ly khai khẳng định chính Kiev mới là thủ phạm của vụ “thảm án” này.
Nga yêu cầu điều tra tội ác chiến tranh ở Ukraine
Trong tuần qua, do hậu quả của các cuộc bắn phá do lực lượng an ninh Ukraine tiến hành, tại Donbas đã có 55 thường dân Ukraine thiệt mạng. Đây là dữ liệu báo cáo chính thức của Liên Hiệp Quốc chứ không phải do phía Nga hay bất cứ tổ chức điều tra độc lập nào đưa ra.
Trong tài liệu này, lần đầu tiên Liên Hợp Quốc chính thức công nhận quân đội Ukraine đã tiến hành pháo kích các mục tiêu dân sự và gây ra cái chết của hàng chục công dân nước mình. Qua đó, Duma Quốc gia Liên bang Nga (Hạ viện Nga) kêu gọi nghị viện các nước trên thế giới yêu cầu điều tra tội ác chiến tranh của Kiev.
Vào cuối tuần trước, tại Donbas có thêm bốn dân thường bị thiệt mạng, những nạn nhân này chưa được tính vào bản thống kê nói trên của Liên Hợp Quốc. Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cuối cùng phải thừa nhận rằng Ukraine pháo kích vào các khu dân cư ở tỉnh Donetsk và Lugansk. Kết quả là dân thường vô tội bị giết hại.
Đã có hàng trăm dân thường bị giết hại trong cuộc xung đột ở Donbass
|
Theo Liên Hợp Quốc, tuần trước, do hậu quả các cuộc pháo kích, 55 dân thường Donbass bị chết, hơn 100 người khác bị thương. Và đáng buồn hơn, đây là những cái chết xảy ra trong giai đoạn đình chiến, dưới sự bảo lãnh và giám sát ngằng bắn của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu OSCE.
Các đại biểu quốc hội Nga kêu gọi các đồng nghiệp trên thế giới yêu cầu tổ chức cuộc điều tra tội ác chiến tranh mà chính quyền Kiev tiến hành chống thường dân. Những gì đang xảy ra ở Ukraine sau cuộc đảo chính tháng 2 đã mâu thuẫn với tất cả mọi chuẩn mực của nhân loại, chưa kể đến các quy tắc của luật pháp quốc tế.
Phó Chủ tịch Duma Quốc gia, người đứng đầu đảng "Nước Nga thống nhất" Vladimir Vasilyev cho biết: “Họ đã thảm sát ồ ạt dân thường vì họ có niềm tin mù quáng là họ được quyền tự cho phép mình làm bất cứ điều gì. Và chúng tôi không thấy bất kỳ động thái nào được thực hiện để tìm kiếm, điều tra những vụ giết người hàng loạt này”.
Càng ngày càng phát hiện các sự kiện đòi hỏi phải điều tra và trừng phạt thủ phạm gây ra vụ tàn sát hàng loạt dân thường.
Tại những nơi mà các đơn vị lực lượng an ninh Ukraine triển khai chiến đấu ở Donbas đã phát hiện những ngôi mộ tập thể. Đó là nơi chốn những nạn nhân bị trói tay quặt sau lưng, với các thi hài bị hành hạ không còn nguyên vẹn. Một số xác được nhận dạng là những người dân địa phương mà quân nhân Ukraine và Vệ binh Quốc gia bắt giữ trong kế hoạch vì bị tình nghi là có cảm tình với lực lượng dân quân.
Kẻ nào đã tra tấn và bắn giết họ, và quan trọng nhất, kẻ nào đã ra lệnh làm điều đó? - Ủy ban điều tra phải tìm ra thủ phạm. Không phải là ủy ban điều tra của Ukraine như Mỹ đòi hỏi, mà phải là điều tra quốc tế nhiều bên để đảm bảo tính công bằng và khách quan.
Các chuyên gia OSCE chụp ảnh những ngôi mộ tập thể ở khu vực thuộc quyền kiểm soát của quân chính phủ
|
Đại biểu Duma Quốc gia Nga Mikhail Emelyanov cho biết: “Ở Tây Âu, Đông Âu, ở Mỹ người ta rất thích nói về nhân quyền và giá trị đời sống con người. Bây giờ là lúc họ phải nói lên đánh giá của mình về những gì đã xảy ra tại Donbas. Liệu họ đã sẵn sàng để lập ra ủy ban độc lập để tìm ra ai là kẻ có lỗi trong những vụ hành quyết hàng loạt, trừng phạt các thủ phạm và ngăn chặn tội ác diệt chủng đang diễn ra tại Ukraine hay không?”.
Ngày 14-10, Giám đốc Quỹ “Giúp đỡ công bằng” Elizaveta Glinka, nổi tiếng với tên “Doctor Liza” báo cáo tại cuộc họp hôm thứ 3 của Hội đồng phụ trách vấn đề nhân quyền, trực thuộc Tổng thống Nga là trong tháng 9 vừa qua, đã có 16 cụ già không dám ra khỏi nhà do sợ pháo kích nên đã bị chết vì đói và lạnh ngay trung tâm thành phố Donetsk.
Một vài ngày trước, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Liên Hiệp Quốc, OSCE và Hội đồng châu Âu không chỉ theo dõi tình hình Donbas, mà tiến hành cuộc điều tra vô tư và công bằng về cái chết của dân thường do kết quả hoạt động quân sự ở Đông Ukraine.
Về vấn đề này Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố hôm 14-10 tại cuộc họp ở Moscow với các thành viên của Hội đồng Nhân quyền rằng, sự kiện ở Ukraine đã phơi bày rõ sự khủng hoảng toàn diện của luật pháp quốc tế, nhiều nhà hoạt động nhân quyền quốc tế cố tình giữ im lặng một cách giả dối về những tội ác chống lại dân thường ở đất nước này.
Theo ông, phương Tây sử dụng “những tiêu chuẩn kép” trong việc đánh giá các tội ác chống lại dân thường ở phía đông nam Ukraine, trong những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người được sống và quyền bất khả xâm phạm cá nhân.
Người dân ở các khu vực phía đông nam Ukraine đã bị tra tấn, chịu những hình phạt tàn bạo và hạ thấp phẩm giá, bị phân biệt đối xử và những quyết định không công bằng từ phía chính quyền Kiev nhưng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã cố tình nhắm mắt giả ngơ trước tình trạng này.
Tổng thống Nga cũng nghi ngờ về tính dân chủ của chiến dịch tranh cử trong cuộc bầu cử vào quốc hội Ukraine được ấn định vào ngày 26 tháng 10 sắp tới. Ông nhắc lại các vụ hành hung và lăng nhục thường xuyên đối với những đại biểu không cùng chính kiến với “những nhà dân chủ Ukraine”.
- Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét