CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Chuyện gì đã xảy ra vậy, Ukraine?

(Quan hệ quốc tế) - Lựa chọn giữa Đông và Tây sẽ là tự sát đối với Ukraine trong hoàn cảnh hiện nay.

Chuyện gì đã xảy ra?
Đến nay, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại Ukraine vẫn là chủ đề tranh cãi nóng bỏng.
Có ý kiến cho rằng nó bùng phát trực tiếp từ việc cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych thay đổi hoàn toàn thái độ khi tháng 11/2013, ông đã từ chối ký Hiệp định liên kết mà Ukraine đã đàm phán từ nhiều năm qua với EU.
Cũng có quan điểm cho là do cuộc Cách mạng Cam năm 2004, thậm chí do sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Nhưng nổi bật hơn cả là những nhận định về một cuộc chiến Đông-Tây, giữa một bên là Mỹ, EU và các đồng minh với một bên là Nga mà ở đó Ukraine chỉ là “chiến địa” tranh giành ảnh hưởng.
Dù quan điểm là gì, trước hết cần xem xét một cách khách quan điều gì đã xảy ra ở Kiev vào tháng Hai vừa qua. Liệu đó có phải là một cuộc cách mạng dân chủ, một sự thay đổi quyền lực hợp pháp hay một cuộc đảo chính?
Những kẻ quá khích (cả phát xít mới) trên Maidan
Những kẻ quá khích (cả phát xít mới) trên Maidan
Ngày 12/2, ông Yanukovych đã chấp nhận nguyên tắc thành lập một chính phủ liên minh. Sự nhượng bộ được đưa ra sau các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần nhằm phản đối việc Kiev quyết định quay lưng lại với EU để xích lại gần Nga và đồng thời và cũng để phản đối nạn tham nhũng ở Ukraine.
Sự kiện này tưởng như đã giúp tình hình lắng dịu nhưng hóa ra lại là khởi đầu cho những diễn biến nhanh chóng và bất ngờ hơn.
Ngày 17/2, các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình tiếp diễn và trở nên đẫm máu hơn. Các cuộc đụng độ trước đó cũng gây đổ máu song có thể nói là rất ít.
Tuy nhiên, chỉ trong các ngày từ 18 đến ngày 20/2, khoảng 100 người (trong đó khoảng 20 thành viên thuộc lực lượng an ninh) đã bị bắn chết. Điều quan trọng là họ bị bắn chết trong những tình huống cho tới nay vẫn không được làm sáng tỏ.
Ngày 21/2, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, ông Yanukovych đã ký một thỏa thuận với phe đối lập, trước sự chứng kiến của bộ ba ngoại trưởng EU: ông Laurent Fabius (Pháp), ông Frank-Walter Steinmeier (Đức) và ông Radoslaw Sikorski (Ba Lan).
Thỏa thuận này đã khẳng định sự trở lại với Hiến pháp 2004 – tức Hiến pháp "màu cam" vốn dành một vị trí quan trọng cho Quốc hội và được ông Yanukovych sửa đổi năm 2010 để trao lại quyền quyết định cho tổng thống. Nội dung quan trọng khác của thỏa thuận là sẽ tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn.
Sau cuộc họp với ông Yanukovych và bộ ba ngoại trưởng EU, các thành viên phe đối lập tham gia đàm phán (gồm Arseny Yatsenyuk, Vitali Klitschko và Oleg Tiagnibok) đã thông báo cho lực lượng biểu tình trên Maidan các điều kiện của thỏa thuận này.
Thế nhưng, thỏa thuận lại không nhận được sự hoan nghênh, đặc biệt là của đảng Cánh hữu, một đảng cực hữu thẳng tay đàn áp những người biểu tình và yêu cầu ông Yanukovych nhanh chóng từ chức.
Đảng này đe dọa sẽ gây một cơn bùng phát bạo lực mới. Đến tối hôm đó, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống. Ngay trong đêm, ông Yanukovych đã bỏ trốn và xuất hiện trở lại một vài ngày sau đó ở Nga.
Cho tới nay, câu hỏi đặt ra là tại sao một Quốc hội với Đảng Các khu vực của ông Yanukovych chiếm đa số lại quay lưng lại với ông.
Một số nghị sĩ của đảng này đã phải bỏ họp, một số khác tham dự cuộc họp tối ngày 21/2 và bỏ phiếu dưới sự đe dọa của các phần tử cực đoan.
Theo giới phân tích, các nghị sỹ Ukraine vốn nổi tiếng với khả năng nhanh chóng thay đổi ý kiến vì tiền nhưng lần này không phải vì tiền, mà là vì sợ hãi. Sợ đảng cực hữu Pravy Sektor và các thành viên khác của lực lượng Maidan, đặc biệt các cựu chiến binh ở Afghanistan.
Những yếu tố này đã bị Mỹ và EU cố tình phớt lờ và tất nhiên, họ bỏ qua luôn bản thỏa thuận vốn chưa ráo mực mà họ đã ký vào. Châu Âu vội hoan nghênh chính phủ mới được thành lập ngay sau hôm ông Yanukovych bị luận tội và trốn chạy mà không công nhận thực tế rằng chính phủ đó có những nhân tố phát xít mới.
Dù có nhiều bộ trưởng xuất thân từ giới chính trị gia (7 thành viên của đảng Batkivshina, đảng của bà Yulia Tymoshenko, trong đó có tổng thống tạm quyền Alexander Turchinov và Thủ tướng Arseny Yatsenyuk) nhưng chính phủ mới còn gồm 4 Bộ trưởng đại diện cho đảng cực hữu Svoboda.
Dựa trên những diễn biến kể trên, có thể khẳng định việc lật đổ chính quyền dân bầu của ông Yanukovych là một cuộc đảo chính.
Cuộc đảo chính này lại không phải là mong muốn thực sự của đa số người biểu tình ở Maidan. Họ đã bị những lực lượng khác kích động và lợi dụng. Những người biểu tình tụ tập ở đó bởi họ đã quá mệt mỏi với nạn tham nhũng và đòi hỏi một sự thay đổi sâu sắc. Nhưng ngay sau khi chính phủ mới được thành lập, tình hình đã thay đổi. Sự thay đổi đã diễn ra sau đó, nhưng theo chiều hướng rất tiêu cực.
Cần phải nhớ rằng xuất đầu tiên của Quốc hội Ukraine sau khi ông Yanukovych bị lật đổ là bãi bỏ luật về ngôn ngữ địa phương. Luật này vốn trước đó đưa tiếng Nga trở thành ngôn ngữ chính thức tại các khu vực của Ukraine, nơi người Nga chiếm đa số, cụ thể là miền Đông Nam Ukraine.
Bước đi đầu tiên của chính quyền mới ở Kiev đã trực tiếp nhắm vào cộng đồng người Nga khiến các thành viên của cộng đồng này hoảng loạn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự phản kháng từ người dân ở Đông Nam Ukraine.
Ngoài ra, sự dính líu của Mỹ và EU trong các sự kiện đẫm máu ở Ukraine là không thể chối cãi.
Nhân viên CIA có mặt ở Kiev để làm gì trong những ngày biểu tình và nổ súng? Mỹ cần gì khi rót tới 5 tỷ USD cho các tổ chức phi chính phủ ở Ukraine? Sau cuộc đảo chính, cũng chính Tổng thống Mỹ đã tiếp Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseny Yatsenyuk…
Lịch sử chia rẽ Đông-Tây
Để hiểu rõ hơn về sự chia rẽ Đông-Tây trong nội bộ Ukraine, một Tây Ukraine hướng về Ba Lan và châu Âu, còn một Đông Ukraine hướng về Nga, cần lật lại những yếu tố lịch sử mà dấu vết của nó tới nay vẫn còn đậm nét.
Thực tế thì một nước Ukraine thống nhất và độc lập chưa từng tồn tại trước năm 1991. Nước Ukraine độc lập duy nhất là nước có lịch sử hòa chung với lịch sử nước Nga: nước Nga Kiev (882-1240) hay còn gọi là Đại công quốc Rus – một nhà nước tiền thân của Nga, Belarus và Ukraine.
Người Ukraine và người Nga có chung nguồn gốc và ngôn ngữ. Ngay cả khi nước Nga Kiev tan rã vào giữa thế kỷ 12, Kiev tiếp tục được coi là "mẹ của tất cả các thành phố của Nga" và vẫn được coi như vậy cho đến khi Kiev bị người Tatar-Mông Cổ xâm lược vào giữa thế kỷ 13.
Hàng chục công quốc tạo thành nước Nga Kiev bị đốt phá, cướp bóc và chịu sự cai trị của người Tatar-Mông Cổ (người Tatar ở Crimea chính là hậu duệ trực tiếp của đội quân xâm lược này).
Ách thống trị Tatar cũng là nguồn gốc gây ra sự chia rẽ dân tộc Nga và sự xuất hiện các dân tộc Ukraine và Belarus. Dưới ách thống trị này, các công quốc Slave ở Tây Nam dần sáp nhập vào Đại công quốc Litva (sau đó hợp nhất với Vương quốc Ba Lan để hình thành nước Cộng hòa Ba Lan) trong khi các công quốc ở Đông Bắc đã liên minh với nhau hoặc buộc phải liên minh với công quốc Moskva.
Công quốc Moskva đã trở thành động lực cho sự thống nhất các vùng đất Nga và cuộc kháng chiến chống lại người Tatar-Mông Cổ (mãi đến năm 1480 người Tatar mới vĩnh viễn bị đẩy lùi).
Sau đó, người Slave ở Tây Nam nhập vào Vương quốc Ba Lan, và từ thế kỷ 17 được gọi là "người Ukraine". Theo giới nghiên cứu, chữ "Krai" trong tiếng Ba Lan và tiếng Nga đều có nghĩa là "bên lề", tức là "những người sống ở bên lề Vương quốc".
Người dân ở miền Đông Ukraine đi sơ tán do xung đột
Người dân ở miền Đông Ukraine đi sơ tán do xung đột
Tuy nhiên, người Slave ở Tây Nam vẫn duy trì Chính thống giáo mà Đại công quốc Rus "du nhập" từ Đế quốc Byzantine, trong khi người Ba Lan theo Công giáo. Những tranh chấp tôn giáo và cả những tranh chấp xã hội đã gây ra nhiều cuộc nổi dậy chống lại người Ba Lan.
Năm 1648, những người Cozak Ukraine ở Zaporizhia, dưới sự lãnh đạo của Bogdan Khmelnitsky, đã yêu cầu sự che chở của Nga. Năm 1654, Ukraine thuộc tả ngạn sông Dnepr (ngày nay được gọi chung là Đông Ukraine) đã được sáp nhập vào Nga. Còn Ukraine nằm bên hữu ngạn sông Dnepr (Tây Ukraine) vẫn thuộc Ba Lan.
Tất cả những sự chia cắt liên tiếp trong lịch sử của nước Ukraine hiện nay đều nằm dọc theo sông Dnepr. Sau các cuộc chia cắt Ba Lan vào cuối thế kỷ 18, một phần Tây Ukraine được sáp nhập lại vào Áo và một phần được sáp nhập lại vào Nga (trong đó có Kiev).
Cuối cùng, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong một thời gian ngắn, Ukraine được hưởng độc lập, song một lần nữa đã nhanh chóng bị chia sẻ giữa Liên Xô và Ba Lan, cho tới năm 1939 thì bị Stalin thôn tính hoàn toàn sau Hiệp ước Molotov-Ribbentrop.
Vào thời điểm đó, Liên Xô chiếm giữ những vùng lãnh thổ vốn chưa từng thuộc nước Nga Xôviết lẫn nước Nga Sa Hoàng (chẳng hạn Lviv). Theo đó, Tây Ukraine và Đông Ukraine đã được gộp vào nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xôviết Ukraine và nhà nước Ukraine độc lập ra đời năm 1991 chính là trong khuôn khổ các biên giới đó.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, 15 quốc gia mới đã ra đời. Ngoại trừ các nước vùng Baltic nhanh chóng tách khỏi Nga, các nước còn lại đều ở thế giằng co giữa một bên là Nga và một bên là phương Tây.
Điều này đặc biệt được thể hiện rõ ở Gruzia, Moldova, Kyrgyzstan và Ukraine. Trong tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, Ukraine là nước thân cận với Nga hơn cả. Có hàng triệu gia đình lai tạp cả ở Nga lẫn Ukraine, và theo nhận định của giới nghiên cứu thì thành viên của những gia đình đó không biết họ là người Ukraine hơn hay người Nga hơn!
Năm 2013, GDP theo đầu người của Ukraine là 3.919 USD, bằng 1/2 GDP của Nga và 1/4 GDP của EU. Những nhân vật muốn kéo Ukraine lại với EU đã hứa hẹn rằng mức thu nhập này sẽ ngang bằng với châu Âu khi họ xích lại gần phương Tây.
Những phân tích kinh tế và thực tế đã chứng minh đây là một lời nói dối. Việc cắt đứt những mối quan hệ thương mại với Nga chắc chắn sẽ khiến tình hình kinh tế Ukraine trở nên tồi tệ.
Ở Đông Ukraine, có những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dành riêng cho thị trường Nga. Ví dụ, một nhà máy ở Dnepropetrovsk sản xuất các đường ray và ống tuýp cho ngành đường sắt Nga, với 1.500 lao động. Những lao động này đã mất việc làm và sẽ còn nhiều lao động mất việc làm hơn nữa khi mối quan hệ với Nga hoàn toàn bị cắt đứt.
Ngược lại, Tây Ukraine không phụ thuộc kinh tế vào Nga như vậy. Đây là một khu vực nghèo, với tỷ lệ thất nghiệp rất cao (lên đến 40% số người trong độ tuổi lao động), nơi người dân ồ ạt trốn sang châu Âu tìm kiếm việc làm. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi người dân miền Tây Ukraine quan tâm đến việc mở cửa các biên giới sang EU nhiều hơn là việc duy trì thương mại với Nga!
Đừng lấy Crimea làm cớ!
Một sự kiện khác gây nhiều chú ý trong cuộc khủng hoảng Ukraine là việc Nga sáp nhập Crimea. Đến nay, phương Tây vẫn lấy đây là cái cớ để trừng phạt Nga, hoặc chí ít là đe dọa trừng phạt Nga. Họ coi hành động của Nga là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Thế nhưng, cũng nên nhìn nhận sự kiện này từ góc độ lịch sử.
Crimea vốn thuộc Nga kể từ năm 1783. Cho tới năm 1954, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã tặng cho Ukraine, song đây chỉ là một quyết định hành chính, không có ý nghĩa thực tế. Đó là việc chuyển giao một tỉnh cho một khu vực, trong một nhà nước tập quyền.
Khi Ukraine giành độc lập năm 1991, Crimea cũng như người Nga sinh sống ở đó (họ hiện chiếm khoảng 60% trên tổng số chưa đầy 2 triệu dân Crimea) vẫn thuộc Ukraine. Tuy nhiên, Moskva đã duy trì hạm đội Nga ở Biển Đen (khoảng 14.000 binh sĩ trong năm 2014). Do vậy, Crimea từng là một lãnh thổ riêng biệt ở Ukraine, có quyền tự trị cao hơn so với các khu vực khác.
Việc duy trì vị thế đặc biệt này và sự hiện diện của hạm đội Nga ở Crimea luôn là một vấn đề ưu tiên đối với Điện Kremlin, vì những lý do vừa mang tính chiến lược vừa mang tính biểu trưng. Năm 2010, Nga và Ukraine đã ký kết một thỏa thuận gia hạn quyền hiện diện của hạm đội Nga ở Crimea cho đến năm 2042. Nhưng cuộc đảo chính hồi tháng 2/2014 đã thay đổi tình hình.
Người Nga ý thức được rằng chính phủ mới ở Kiev sẵn sàng chấm dứt thỏa thuận này. Do vậy, Nga đã quyết định hành động nhanh chóng. Ngày 16/3, Nga đã tổ chức tại Crimea một cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga. Mặc dù những kết quả chính thức được cho là đã được phóng đại quá mức – 97% số phiếu đồng ý, song thực tế là đa số người dân Crimea ủng hộ sáp nhập vào Nga.
Người dân Crimea chào mừng việc sáp nhập trở lại vào LB Nga
Người dân Crimea chào mừng việc sáp nhập trở lại vào LB Nga
Chỉ có hai cộng đồng chính ở Crimea là người Ukraine và người Tatar phản đối điều này. Phần lớn người Ukraine (chiếm gần 1/4 dân số Crimea) phản đối việc sáp nhập Crimea vào Nga, nhiều người trong số họ đã không tham gia cuộc trưng cầu này để không hợp pháp hóa nó.
Người Tatar chiếm khoảng 12% dân số Crimea cũng phản đối việc tái thống nhất bán đảo này vào Nga. Lý do mà giới phân tích đưa ra là do người Tatar họ cho rằng Nga là nước thừa kế của Liên Xô, mà Liên Xô là nhà nước đã khiến họ phải chịu đựng một số phận bi thảm. Năm 1944, bị cáo buộc bắt tay với Đức quốc xã, gần 200.000 người Tatar ở Crimea đã bị Stalin đày tới khu vực Trung Á trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Họ chỉ được phép trở về quê hương vào cuối thời kỳ cải tổ nên họ rất dè chừng Moskva.
Dù suy nghĩ của người Tatar là vậy, song thực tế đã thay đổi. Người Ukraine hay người Tatar tại Crimea không những không bị phân biệt đối xử mà còn nhận được những ưu ái.
Moskva hiểu rằng thái độ của họ đối với các cộng đồng này ở Crimea sẽ được công luận theo dõi sát sao. Nga có thể xây dựng Crimea như hình mẫu của Kazan, thủ đô của Cộng hòa Tatarstan, nơi người Tatar, người Nga và các tộc người khác cùng chung sống hòa bình.
Tổng thống đương nhiệm Ukraine Petro Poroshenko công khai khẳng định mong muốn đưa Crimea trở về Ukraine. Thế nhưng, dù không nói ra, giới lãnh đạo Kiev hiện nay trên thực tế đã buông Crimea.
Với những vấn đề lịch sử và thực tiễn hiện nay, Ukraine chỉ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng của mình khi xác định con đường đi đúng đắn.
Đó không phải là sự lựa chọn một trong hai phương án “tự sát”, hoặc là chấp nhận mất Donetsk và Lugansk để đưa phần còn lại vào EU, hoặc là chấp nhận liên bang hóa, một con đường dẫn tới tan rã. Là một vùng đệm giữa Nga và EU (cũng giống như Belarus và Moldova), Ukraine không nên đoạn tuyệt với bất kỳ bên nào mà phải hợp tác với cả hai. 
Đông Triều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét