Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng tài chính Jack Lew đang có chuyến công du 2 ngày tới Trung Quốc. Khác với giọng hiếu chiến với láng giềng, Trung Quốc tỏ ra cực kỳ nhũn nhặn trước Mỹ.
Ông Tập sợ đối đầu?
Vào lúc này, giữa Trung Quốc và Mỹ đang có những bất đồng lớn trên nhiều vấn đề. Nổi cộm nhất là tình hình biển Đông khi Trung Quốc hành xử hung hăng với các láng giềng và chà đạp luật pháp quốc tế. Điều đó khiến Mỹ khó chịu và nhiều quan chức trong chính phủ Mỹ cáo buộc Bắc Kinh là kẻ khiêu khích tạo bất ổn trong khu vực.
Trung Quốc từng nhiều lần nói Mỹ phải đứng xa các tranh chấp ở biển Đông thông qua giọng nói gay gắt của các phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cùng những bài báo hiếu chiến. Thế nhưng khi ông Kerry đến Bắc Kinh, Trung Quốc lại không dám giở giọng của kẻ hay đi bắt nạt.
"Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một thảm họa và cả hai phải tôn trọng chủ quyền của nhau", ông Tập Cận Bình cho biết khi mở màn cuộc đàm phán hằng năm giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.
"Chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau một cách bình đẳng và tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chúng ta cần tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của nước khác".
Cách mà ông Tập nói với Mỹ vô cùng êm ái, chưa bao giờ Trung Quốc nói với các láng giềng của mình như thế.
Mỹ lên lớp Trung Quốc
Trước khi ông Kerry đến Bắc Kinh, một quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra thông tin mang tính dọn đường dư luận. Vị quan chức đi cùng ông Kerry cho biết, cái gọi là đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Đông là quá mơ hồ và gây ra căng thẳng.
Ông này cho biết Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong các tranh chấp của Trung Quốc với các nước láng giềng, mặc dù Washington vẫn tăng cường hợp tác ngoại giao và quân sự với một số nước phản đối yêu sách của Bắc Kinh.
Mỹ cũng nhắc rằng, nhiều nước châu Á buộc tội Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để tích cực thúc đẩy tuyên bố lãnh hải trên biển trong khu vực bất chấp luật pháp quốc tế.
Và trong cuộc gặp gỡ với Bắc Kinh, ông Kerry đã nói những điều như trong thông tin được dọn đường trước đó nhưng theo giọng văn của một nhà ngoại giao lão luyện: "Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng, góp phần vào sự ổn định, phát triển của khu vực và có trách nhiệm trong các vấn đề thế giới".
Ông Kerry còn nói thêm: "Tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn lựa chọn con đường hòa bình và thịnh vượng và hợp tác và thậm chí với cả đối thủ cạnh tranh, nhưng không xung đột".
Cách ông Kerry nói không khác gì giọng một người trường thành và thành đạt nói với một đứa trẻ nhà giàu mới lớn hung hăng với những người xung quanh. Liệu nghe bài lên lớp của ông, các quan chức chóp bu Bắc Kinh có sáng dạ, sáng lòng thêm không?
Anh Tú (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét