ới chủ đề "Tranh chấp lãnh thổ và luật pháp quốc tế trong kỷ nguyên mới" các học giả Nga đã phân tích thực tế đáng lo ngại trên Biển Đông. Mỹ gần như chiếm vị trí cao nhất về không lực trên thế giới với gần 14.000 máy bay quân sự, so với chưa đầy 3.000 chiếc ở TQ. TQ có nhiều xe tăng hơn với 9.150...
Giáo sư, Tiến sỹ Dmitry V. Mosyakov - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN) đã nêu bật những hành động sai trái và ý đồ của Trung Quốc trong các sự kiện gần đây.
Trung Quốc xây dựng đường băng trên Đá Chữ Tập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: IHS Jane's |
Ông cho rằng giải pháp duy nhất để giải quyết tất cả những điều tiêu cực trên là Trung Quốc phải thay đổi đường lối, quay lại ý tưởng hợp tác với các nước láng giềng, tính đến lợi ích hợp pháp của họ, tìm kiếm và đạt được một thỏa hiệp trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong tham luận có nhan đề "Học thuyết quân sự Trung Quốc biến đất nước thành cường quốc biển, chiếm các vùng lãnh thổ nước ngoài ở Biển Đông," ông Grigori Lokshin - chuyên viên hàng đầu Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga - nhận định rằng cuối tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng đầu tiên về chiến lược quân sự, trong đó đa phần là ý tưởng biến Trung Quốc thành cường quốc biển có quyền thống trị Biển Đông.
Điều này về cơ bản cho thấy sự gây hấn trực tiếp của Trung Quốc với các nước trong vùng, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, là các thành viên ASEAN, cũng như vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Trung Quốc đã ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, lo ngại tham vọng bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Không chỉ nêu lên những hậu quả nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát xung đột tại Biển Đông do những hàng động sai trái của Trung Quốc, các diễn giả đều cho rằng giải pháp tốt nhất để giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông là thông qua đàm phán, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố vế ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Vấn đề Biển Đông trước đó từng được Thủ tướng Nga Medvedev rất quan tâm khi tới thăm và làm việc tại Việt Nam.
Theo đó Thủ tướng Medvedev khẳng định Liên bang Nga ủng hộ giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Một số nhà quan sát thử so sánh các khả năng quân sự của hai cường quốc.
Nhân khẩu
TQ là quốc gia đông dân nhất thế giới nên không nghi ngờ khi họ có một đội quân chiến đấu đông đảo nhất.
Dân số TQ lớn gấp 4 lần Mỹ. TQ có hơn 1,3 tỉ người trong khi Mỹ là 320 triệu người. Điều đó có nghĩa là bất kể lúc nào, TQ cũng có thể huy động được đội quân chiến đấu lớn gấp nhiều lần Mỹ, khả năng lên tới gần 750 triệu người.
Không lực
Mỹ gần như chiếm vị trí cao nhất trong lực lượng này trên thế giới. Mỹ có gần 14.000 máy bay quân sự đang hoạt động, so với chưa đầy 3.000 chiếc ở TQ. Có thể khẳng định rằng, không quân Mỹ đứng đầu bảng về số lượng cũng như công nghệ hiện đại.
Hệ thống mặt đất
Cả Mỹ và TQ đều hưởng lợi từ những trang bị quân sự cực lớn trên đất liền, và có thể nói rằng, hai nước khá cân bằng nhau trong lĩnh vực này. Theo thống kê mới nhất, TQ có số xe tăng nhiều hơn một chút so với Mỹ khi có 9.150 chiếc đang hoạt động so với Mỹ là 8.800 chiếc.
Hai nước có sự khác nhau khá lớn về xe chiến đấu bọc thép. TQ có chưa đầy 5.000 xe trong khi Mỹ vượt qua 41.000 xe.
TQ và Mỹ khá tương đồng về số lượng pháo tự hành. Nhưng TQ vượt trội về hệ thống pháo xe kéo khi hơn Mỹ khoảng 500%.
Hải quân
Trong lịch sử, Mỹ có truyền thống là một trong những cường quốc hải quân hùng mạnh nhất thế giới nhưng TQ hiện tại cũng đang tăng mạnh đầu tư, nếu tính riêng về con số thậm chí có thể vượt qua Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người lập luận rằng, Mỹ có kinh nghiệm chiến đấu hơn.
TQ hiện tại ước tính có 673 tàu so với hơn 200 tàu ở Mỹ. Sự khác biệt có lẽ là TQ chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất so với 20 tàu của Mỹ. Mỹ cũng nhỉnh hơn về số tàu ngầm với 72 chiếc so với TQ có 67.
Vũ khí hạt nhân
Cả Mỹ và TQ đều nằm trong số 5 quốc gia hạt nhân theo các điều khoản của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận đa phương này đảm bảo cho tính hợp pháp để cả hai giữ lại một số vũ khí hạt nhân nhất định.
Mỹ vẫn là cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới tính theo tổng số đầu đạn với ước tính 5.000 đầu đạn hoạt động. Tuy nhiên có sự biến động đáng kể trong cách ước tính về khả năng hạt nhân của Mỹ. Ngược lại, kho dự trữ hạt nhân của TQ được cho là có khoảng 250 đầu đạn.
Kinh tế
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ quân đội nào là sự hỗ trợ kinh tế, như triết lý của Napoleon: "Một quân đội mạnh cần diễu binh với dạ dày no đủ".
Nợ nước ngoài của Mỹ nhiều hơn hẳn TQ hiện ở mức gần 17 nghìn tỉ. Con số này gấp 3 nợ quốc gia TQ nhưng cần lưu ý rằng, TQ đang gia tăng rất nhanh mức này trong những năm gần đây khi phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng. Cả hai nước chắc chắn đang mắc nợ đáng kể và đó cũng là vấn đề kinh tế lớn với họ.
Trong khi đó, ngân sách quốc phòng Mỹ vẫn hơn hẳn TQ trong tương lai gần. Năm 2015, ngân sách quốc phòng của Mỹ là 637 tỉ USD, gấp 4 lần TQ với 131 tỉ USD.
TQ nắm rất nhiều trái phiếu Mỹ. Điều này khiến hai nước vẫn cần chia sẻ điểm chung và có thể hy vọng mở đường cho một mối quan hệ hòa bình giữa hai siêu cường.
Mai Nguyễn (th- valuewalk)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét