Các nhà khoa học tiếp tục có một bước đột phá mới trong ngành y học, khi lần đầu tiên trong lịch sử nuôi thành công một chiếc cẳng chân từ mô sống.
Các nhà khoa học tiếp tục có một bước đột phá mới trong ngành y học, khi lần đầu tiên trong lịch sử nuôi thành công một chiếc cẳng chân từ mô sống. Hứa hẹn một tương lai chúng ta có thể tạo ra các bộ phận nhân tạo trong phòng thí nghiệm để thay thế bất kỳ bộ phận nào bị hỏng trong cơ thể.
Nhóm nghiên cứu thuộc bệnh viện Massachusetts, người đứng đầu là giáo sư Harold Ott đã tuyên bố thành công trong việc nuôi một bộ phận phát triển đến mức hoàn thiện, từ các mô sống trong môi trường phòng thí nghiệm.
Cẳng chân của một chú chuột được nuôi bằng phương pháp decel/recel.
Kỹ thuật mà nhóm nghiên cứu sử dụng được gọi là decel/recel (decellularization / recellularization - tạm dịch là phần giải tế bào / tái cấu trúc tế bào). Phương pháp này có thể được sử dụng để nuôi các bộ phận như tay, chân … để có thể cấy ghép vào cơ thể.
Nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã thành công trong việc tạo ra chiếc cẳng chân của một chú chuột. Và hiện tại nhóm đang tiếp tục thử nghiệm để tạo ra cánh tay của một loài linh trưởng. Trong tương lai, mục tiêu của dự án này là có thể tạo ra các bộ phận của con người.
Sau đó có thể cấy ghép vào cơ thể để thay thế các bộ phận đã bị tổn thương. Mở ra hy vọng cho những người bị khuyết tật, phải sử dụng các bộ phận chân tay giả.
Cụ thể, phương pháp này bao gồm hai giai đoạn là phân giải và tái cấu trúc tế báo. Thay vì nuôi từ các tế bào gốc, các nhà khoa học sẽ lấy cẳng chân của một con chuột đã chết. Sau đó loại bỏ tất cả các tế bào trên chiếc chân này và chỉ để lại cấu trúc protein gốc. Các protein này là thành phần giúp định hình các phần xương, mạch máu, dây thần kinh cũng như mô cơ của chiếc chân.
Sau khi đã có khung protein gốc này, các nhà khoa học bắt đầu cấy tế bào gốc của chú chuột mới vào và nuôi chúng để phát triển thành một chiếc chân mới hoàn thiện.
Bằng cách này, chiếc chân mới được nuôi lớn từ tế bào gốc của cơ thể mới nhưng trên khung protein cũ. Nhờ đó mà sau khi cấy ghép vào cơ thể mới, nó sẽ không bị hệ miễn dịch đào thải. Không những vậy, nhờ có bộ khung protein mà chiếc chân mới sẽ hoàn hảo hơn và ít có dị tật hơn các phương pháp nuôi bằng tế bào gốc khác.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục thử nghiệm nuôi cấy các bộ phận của loài linh trưởng, gần giống với con người.
Giống như việc bạn lọc bỏ lớp thịt bị hỏng bên ngoài, để lại phần xương và sau đó đắp vào một lớp thịt mới khỏe mạnh hơn để tạo ra một chiếc chân hoàn toàn mới. Chiếc chân sinh học nhân tạo này sẽ là hy vọng mới. Khi mà những người khuyết tật có thể cấy ghép một chiếc chân hay tay khỏe mạnh và hoạt động như bình thường.
Tương lai xa hơn nữa, các nhà khoa học hoàn toàn có thể nuôi cấy các bộ phận khác bên trong cơ thể như gan, thận. Những bộ phận cấy ghép luôn khan hiếm và còn nhiều rủi ro do hệ miễn dịch của người được ghép không tiếp nhận.
Tham khảo: newscientist
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét