(HNMO)-Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc gặp mặt báo chí sau Lễ khánh thành Ngôi nhà chung LHQ tại Hà Nội sáng 23-5. Phát biểu tại họp báo, Tổng thư ký LHQ Ban ki-moon bày tỏ vui mừng lần thứ 2 trở lại thăm chính thức Việt Nam; đồng thời chúc mừng và đánh giá cao những cam kết và đóng góp của Việt Nam đối với hệ thống LHQ cũng như trong gìn giữ hòa bình, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, không chỉ trong khu vực mà trên thế giới.
TTK Ban Ki-moon đặc biệt cám ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh LHQ tại New York (Mỹ) vào tháng 9 tới để thông qua chương trình nghị sự toàn diện về phát triển bền vững trong 15 năm tới. Ưu tiên quan trọng mà Liên Hợp Quốc kêu gọi cả thế giới cùng hành động để đến năm 2030 đạt được các mục tiêu kỳ vọng trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường…
TTK Ban Ki-moon đặc biệt cám ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh LHQ tại New York (Mỹ) vào tháng 9 tới để thông qua chương trình nghị sự toàn diện về phát triển bền vững trong 15 năm tới. Ưu tiên quan trọng mà Liên Hợp Quốc kêu gọi cả thế giới cùng hành động để đến năm 2030 đạt được các mục tiêu kỳ vọng trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường…
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon |
Tại cuộc gặp mặt, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên, báo Hànộimới lược ghi;
-Thời gian qua Trung Quốc ngày càng có những hành động làm thay đổi nguyên trạng, lấn chiếm trên Biển Đông. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? LHQ đóng vai trò như thế nào để góp phần giúp Việt Nam giải quyết những tranh chấp này?
-Tôi thực sự hiểu rõ những quan ngại của Việt Nam về vấn đề này. Trong các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Việt Nam tôi cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tôi bày tỏ với các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng, LHQ luôn theo dõi sát sao những diễn biến diễn ra liên quan đến vấn đề Biển Đông. Chúng tôi cũng hối thúc các bên liên quan cần kiềm chế tối đa sao cho những căng thẳng hiện nay không tiếp tục leo thang và phải giải quyết các vấn đề này thông qua đối thoại hòa bình. Tôi được biết các nước ASEAN cũng đang nỗ lực để triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và tham vấn với các nước trong khu vực về vấn đề này.
-Xin ông cho biết đánh giá về vai trò của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như trong sáng kiến một LHQ?
-Chúng tôi đánh giá rất cao sự cam kết của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc phối hợp với LHQ nhằm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ ở Nam Sundan và CH Trung Phi. Tuy Việt Nam mới tham gia lực lượng này nhưng chúng đánh giá rất cao cam kết của chính phủ Việt Nam. Chúng tôi biết rằng các thành viên trong lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ phải hoạt động trong môi trường hết sức khó khăn. Chúng tôi luôn trân trọng sự tham gia đóng góp của Việt Nam. Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự đóng góp của Việt Nam khi cử các bác sĩ đến các bệnh viện mà LHQ triển khai chương trình hỗ trợ.
Đối với sáng kiến hành động một LHQ, Việt Nam là trong những nước đi đầu thực hiện sáng kiến đó. Việt Nam là 1 trong 8 quốc gia thí điểm sáng kiến một LHQ. Với sự kiện khánh thành của Ngôi nhà chung LHQ đầu tiên trên thế giới tại Hà Nội cho thấy, chính phủ Việt Nam đã nêu gương trong nỗ lực chung này.
-Những ngày qua người di cư trái phép đã trở thành vấn đề nóng của khu vực và thế giới. Vậy LHQ đã có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề này, trong đó có những người di cư đến từ Myanmar?
-Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng mà chúng ta đang phải trải qua, trong đó có cả khu vực ASEAN. Tôi cũng đã thảo luận với các nhà lãnh đạo của khu vực gồm Myanmar, Malaysia, Thái Lan…và trong chuyến thăm này là với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Đây là vấn đề của khu vực Đông Nam Á và chắc chắc chúng ta phải giải quyết được căn bản của vấn đề. Vì sao người ta lại rời bỏ đất nước để ra đi theo cách như vậy?
Điều quan trọng là chúng ta phải bảo vệ được mạng sống của người dân di cư. Cho dù bất kỳ lý do nào người dân phải rời bỏ đất nước ra đi, mạng sống của họ đang bị đe dọa nguy hiểm cũng phải được cứu, được bảo vệ, hỗ trợ nhân đạo. Vì thế, chúng tôi đang khuyến khích các nước không nên gửi trả những người di cư về nước của họ mà thay vào đó là tìm các biện pháp hỗ trợ họ tại đất nước của mình. Ngày 29-5 tới sẽ tham dự hội nghị tại Bangkok (Thái Lan) để lãnh đạo các nước tìm ra kế hoạch hành động hay những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề này.
Đình Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét