Tới dự và chứng kiến lễ ký có Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao…
Việc ký Thông tư liên tịch trên là một sự kiện quan trọng trong thi hành pháp luật và thể hiện mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động tố tụng hình sự của cả nước. Thông tư liên tịch này sẽ góp phần tăng cường cơ sở pháp lý, giúp các cơ quan chức năng áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thông tư liên tịch được ký gồm 17 điều, chia thành 3 chương, cụ thể là: Chương I gồm 6 điều (Quy định chung) quy định phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết, trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Chương II (Quy định cụ thể) gồm 9 điều, quy định nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; chế độ thông tin, báo cáo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; sử dụng biểu mẫu.
Chương III (Điều khoản thi hành) gồm 2 điều quy định về hiệu lực và trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch./.
(MPS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét