(04:39 23/04/2013) Mặc dù Trung Quốc không ngừng khẳng định nước này lớn mạnh một cách hòa bình, sự thiếu tin tưởng vào ý đồ của Bắc Kinh đã đẩy các nước láng giềng của nước này tới một con đường chung, bài viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (HongKong) bình luận.
Các nước láng giềng của Trung Quốc đã kín
đáo nhưng cũng rất tích cực hợp tác để giải quyết những thách thức từ
sự vươn lên của “người khổng lồ châu Á” này. Điều đó được thể hiện qua
việc không chỉ một quốc gia láng giềng nào đó của Trung Quốc tiến gần
hơn với nước Mỹ mà còn thể hiện ở chỗ các quốc gia láng giềng lớn nhỏ
quanh Trung Quốc bất chợt nhận ra lợi ích chung mặc dù chính họ vẫn chưa
hết e dè với nhau.
Quân đội Mỹ và Philippines tập trận chung. |
Sự e dè có vẻ đã được xóa bỏ khi có thông tin từ Tokyo rằng vào tháng tới, các quan chức Nhật Bản và Việt Nam sẽ nhóm họp tại Hà Nội để chính thức thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải.
Theo dự đoán của Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, chương trình nghị sự giữa hai bên không chỉ là về vấn đề Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển năng lực canh gác bờ biển và giám sát hàng hải ra sao mà còn về việc chia sẻ kinh nghiệm xử lí với các hành động của một Trung Quốc “hung hăng” trên biển.
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cũng cho biết, Tokyo đã liên lạc với Manila để tiến hành một chương trình làm việc giống như với Hà Nội và bản thân Philippines cũng đang tìm đến với Việt Nam. Indonesia cũng tỏ ra tích cực hợp tác về vấn đề hàng hải vượt ra ngoài khung hành động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trước đây Philippines và Việt Nam không “thân thiết” lắm với nhau nhưng các cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đã đẩy hai nước xích lại gần nhau.
“Chúng tôi ghi chép và đề ra chiến lược đối phó với Trung Quốc. Việt Nam dần cởi mở hơn và mối quan hệ song phương đang ngày càng mạnh mẽ hơn”, một quan chức Philippines cho biết.
Tiếp theo là mối quan hệ Mỹ - Việt, hai quốc gia một thời là kẻ thù của nhau. Có vẻ như lúc này Washington và Hà Nội đã âm thầm khởi động lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ chiến lược trong tương lai mà trước đây bị đình hoãn.
Học giả Carl Thayer cho biết vừa qua Việt Nam đã tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm làm hài lòng Washington. Trong khi đó, Việt Nam không chỉ háo hức chờ đón chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry – một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam - mà cả chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trung Quốc có thể ra sức biện hộ rằng nước này lớn mạnh một cách hòa bình nhưng hành động của các nước láng giềng lại cho thấy Bắc Kinh vẫn không được tin tưởng. Tương lai của khu vực ra sao tùy thuộc vào khoảng cách niềm tin giữa Trung Quốc với các nước láng giềng được thu hẹp như thế nào.
Các tin khác
- 03:56 23/04/2013 Ngăn đụng độ Biển Đông - tâm điểm Cấp cao ASEAN
- 08:54 23/04/2013 "Việt Nam không chấp nhận sự can dự xâm hại chủ quyền"
- 10:24 22/04/2013 Thách thức và cơ hội của quan hệ Trung-Nga
- 03:24 22/04/2013 Indonesia: ASEAN phải trở thành mặt trận thống nhất về Biển Đông
- 08:13 21/04/2013 "Mỹ phản đối sử dụng hay đe doạ bằng vũ lực trên biển Đông"
- 04:19 20/04/2013 VN giải quyết tranh chấp biển Đông bằng hòa bình
- 10:42 18/04/2013 Nhật Bản và mối quan tâm ở Biển Đông
- 09:46 18/04/2013 Philippines: Đã đến lúc phải thông qua COC
- 07:51 18/04/2013 ASEAN-Trung Quốc sẽ họp phiên đặc biệt
- 01:41 18/04/2013 Trung Quốc tiếp tục hung hăng ở Biển Đô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét