CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

“Đồng minh” Mỹ bán giá “cắt cổ”, Ukraine mua than Việt Nam?

(Tin tức 24h) - Theo quan chức ngành năng lượng Ukraine, nước này đã từ chối mua than của Mỹ với giá “cắt cổ” và có thể mua than của Việt Nam và Australia.

Than Mỹ giá quá cao, Ukraine có thể mua than Việt Nam và Australia
Theo các phương tiện truyền thông Ukraine, sau khi Nam Phi ngừng cung cấp than và đòi tăng giá bởi cước vận chuyển quá cao, nước này cũng không có kế hoạch nhận than cung cấp từ Hoa Kỳ bởi giá thành quá đắt. Thay vào đó, Kiev đang xem xét khả năng mua than ở Việt Nam và tăng lượng mua của Australia.

Đó là tin đưa trên các phương tiện truyền thông Ukraine, dẫn nguồn từ tuyên bố của Thứ trưởng thứ nhất Bộ Năng lượng và Công nghiệp than Ukraine Yuriy Zyukov vào ngày 26-11, khi trả lời phỏng vấn về cách giải quyết tình trạng thiếu trầm trọng lượng dự trữ than của nước này.
Theo lời ông Thứ trưởng, Ukraine đã ngay lập tức từ chối việc cung cấp than Mỹ. "Khi người Mỹ mời mua than và chúng tôi xử lý vấn đề này vào thời gian những tháng hè thì mức giá lúc ấy vào khoảng 130 USD, mà đó còn chưa gồm phí vận chuyển, bốc dỡ… Đương nhiên giá thành như vậy là quá cao”.
Để khắc phục tình trạng thiếu than trầm trọng, Ukraine đang tính đến những phương án thay thế là các nhà cung cấp khác Việt Nam và Australia.
"Có thể tính đến phương án Việt Nam hoặc Australia. Vấn đề là mức giá than và thời hạn giao hàng. Đó là yêu cầu với cả hai nhà cung cấp và họ đều có than mác T” - ông Zyukov cho biết.
Ban đầu, Ukraine tính mua than từ Ba Lan nhưng Warszawa cho biết dù than còn đầy cũng sẽ không bán vì Kiev chưa thanh toán xong nợ cũ. Điều đó buộc Kiev phải quay sang mua than của Nam Phi với giá 86 USD mỗi tấn, phí vận chuyển về đến Ukraine là 110-112 USD/tấn. Đã vậy, sau khi chuyển 3 tàu than, Nam Phi đã đòi tăng giá vì chi phí chuyển than quá cao.
Sau đó, Ukraine đã mua lô than ở Nam Phi với giá 86 USD/tấn, nhưng chi phí cuối cùng sau khi chuyển đến là 110-112 USD khiến nước này không chịu nổi “nhiệt”. Đã vậy, sau khi chuyển 3 tàu than, Nam Phi đã ngừng cung cấp và đòi tăng giá vì chi phí chuyển than quá cao.
Là “mỏ than của châu Âu” nhưng Ukraine lại đang thiếu than
Là “mỏ than của châu Âu” nhưng Ukraine lại đang thiếu than
Thương vụ này còn làm dấy lên những nghi ngờ về tình trạng gian lận và tham nhũng khi đảng đối lập đã lên tiếng tố cáo phi vụ mua 1 triệu tấn than của Nam Phi đã làm Ukraine thất thoát gần 1 tỷ hrynia (tương đương 600 triệu USD), khiến văn phòng Công tố trưởng Viện Công tố tối cao Ukraine (UNN) đã ra lệnh khởi tố vụ án biển thủ công quỹ liên quan đến vụ việc này.
Sau đó, Viện Công tố tối cao Ukraine đã ra lệnh bị triệu tập giám đốc công ty điện lực quốc doanh Ukrinterenergo là Vladimir Zinevich cùng với Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Than Ukraine Yuri Prodan đến để thẩm vấn. Tuy nhiên, ông Prodan vẫn được tại vị để lo nốt phần việc đảm bảo nguồn than cho mùa đông.
Nhân dân Ukraine có thể đứng trước mùa đông lạnh giá
Than là nguyên liệu rất quan trọng cung cấp cho ngành sản xuất điện năng và ngành luyện kim của Ukraine. Trong đó, các nhà máy nhiệt điện đóng vai trò quan trọng khi cung cấp tới khoảng 40% sản lượng điện tại quốc gia này. Việc mất nguồn cung than sẽ làm trầm trọng thêm nguy cơ thiếu năng lượng cho mùa Đông lạnh giá sắp tới.
Điều trớ trêu là “thiếu than” đang là chủ đề nóng bỏng tại đất nước vốn được coi là mỏ than của châu Âu, nhưng các mỏ lại nằm ở miền Đông. Trong khi Donbass dù chịu giao tranh và sản xuất đình đốn nhưng than dự trữ vẫn đủ cho mùa đông thì ở miền Tây đất nước, nơi quân chính phủ Kiev kiểm soát thì rơi vào tình trạng thiếu than.
Được biết, nhu cầu than của Ukraine hàng năm lên tới vài chục triệu tấn, chỉ tính riêng trong thời gian vừa qua, công ty tư nhân DTEK đã nhập khoảng 1,3 triệu tấn than từ Nga, còn công ty quốc doanh Centrenergo đã ký hợp đồng mua của Nga 509.000 tấn than với giá 80 USD/tấn (chưa tính cước vận chuyển) cho đến hết năm nay.
Các phương tiện truyền thông Ukraine đã cạch trần sự khốn khó của Kiev khi tiết lộ là nước này không đủ lượng than dự trữ cần thiết. Tính đến đầu tháng 11, lượng dự trữ than phục vụ cho phân nửa các nhà máy nhiệt điện lớn ở Ukraine đã giảm xuống một phần tư, chỉ còn hơn 330.000 tấn, trong khi nhu cầu nhập than của Ukraine vào khoảng triệu 1 tấn mỗi tháng.
Giải quyết xong vụ khí đốt, Ukraine tiếp tục gặp khó về than
Giải quyết xong vụ khí đốt, Ukraine tiếp tục gặp khó về than
Hiện nay, Ukraine đang bị thiếu một số loại than vỉa (gồm than cục an-tra-cít và nửa an-tra-cít), trong khi những mỏ than sản xuất ra các loại than này lại nằm ở Donbas nơi thuộc quyền kiểm soát của quân ly khai, số than dự trữ của nhà nước không đáp ứng đủ lượng dữ trữ cho mùa đông năm nay.
Tình trạng này đã khiến quốc gia Đông Âu vốn được coi là "mỏ than của châu Âu" này phải quay sang mua than của Nga và chính lực lượng ly khai Donbass, bất chấp lệnh cấm vận do chính mình áp đặt với Nga và hậu quả là phe ly khai sẽ sử dụng tiền bán than để mua vũ khí, đạn dược đánh lại quân chính phủ.
Tuy nhiên, cũng chỉ hết tuần đầu của tháng 11, phe ly khai đã ngưng thỏa thuận bán than cho Kiev sau khi hai bên tiếp tục bùng phát giao tranh dữ dội. Còn cuối tuần trước Nga cũng đột ngột cắt nguồn cung than cho 2 công ty DTEK và Centrenergo khiến Ukraine cuống cuồng tìm nguồn cung thay thế.
Được biết, hiện Ukraine đã mua được lô than đầu tiên của Australia. Ngày 21-11, Bộ phận báo chí thuộc Hội đồng thành phố Mariupol, tỉnh Donetsk cho biết, thành phố này đã nhận được 36.000 tấn than cốc từ Australia. Tuy nhiên, số than này sẽ được cung cấp cho các nhà máy luyện kim ở địa phương chứ không phải giành cho phát điện.
Tuy Ukraine không thông báo giá cả cụ thể nhưng trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yury Prodan cho biết giá chào hàng của các công ty than Mỹ và Australia cao hơn giá chào hàng của Nam Phi 15-20% cho loại than cùng chất lượng. Hơn nữa, số lượng cung cấp của Australia cũng không nhiều.
Vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng, trong thời gian tới Ukraine sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu thốn than trầm trọng, dẫn tới sản lượng điện sụt giảm ghê gớm. Hơn nữa, nếu Kiev không ưu tiên cho điện mà vẫn tập trung cho ngành luyện kim thì nhân dân nước này sẽ phải đối mặt với một mùa đông lạnh giá.
Huy Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét