Trước đó, ngày 22.5, hãng sản xuất tên lửa BUK Almaz Antey đã nộp đơn kháng cáo lên Toà án Công lý Châu Âu chống lại lệnh trừng phạt của EU với công ty.
Theo Almaz Antey, nếu tên lửa BUK bị nghi vấn được sử dụng để bắn chiếc máy bay của Malaysia Airlines, thì loại tên lửa có thể gây thiệt hại như vậy với MH17 chỉ có thể là BUK9M38 và BUK9M38-M1.
Tuy nhiên công ty này cho hay, tên lửa 9M38-M1 có khả năng tấn công các máy bay Boeing, không được sản xuất tại Liên bang Nga từ năm 1999.
Almaz-Antey có bằng chứng cho thấy các hệ thống tên lửa phòng không BUK-M1 và tên lửa đi kèm vẫn được triển khai trong lực lượng vũ trang Ukraina trong năm 2005. Theo bằng chứng của công ty này, Ukraina đã có tổng số 991 tên lửa 9M38M1 vào thời điểm đó.
Nhà sản xuất tên lửa BUK cũng nghi vấn, một máy bay khác có liên quan trong việc bắn hạ MH17.
Bộ Tổng tham mưu Ukraina lên tiếng, Ukraina sở hữu các tên lửa BUK-M1 nhưng vào ngày xảy ra thảm kịch MH17, nước này không kiểm soát khu vực nghi ngờ máy bay bị bắn hạ.
Theo Almaz-Antey, tên lửa không thể được bắn đi từ Snezhnoe vì nếu tên lửa được bắn từ đây "toàn bộ mặt trước của cabin sẽ bị thổi bay". Kết quả tìm kiếm cho thấy, tên lửa bị bắn từ làng Zaroschshenskoe